Đối tƣợng đƣợc bảo hộ quyền tác giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật hoa kỳ (Trang 35 - 39)

Phù hợp với quan điểm về đối tượng và nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả của pháp luật quốc tế, pháp luật Hoa Kỳ quy định đối tượng là các sáng tác văn học, nghệ thuật được thể hiện một cách hữu hình. Điều 102, điểm (a) Luật Quyền tác giả Hoa Kỳ quy định:

Luật Quyền tác giả bảo hộ tác phẩm nguyên thủy độc đáo hoàn chỉnh của tác giả đã được định hình dưới bất kỳ một dạng vật chất thể hiện hữu hình nào hiện đã được biết hoặc sẽ được phát triển trong tương lai, mà từ các dạng vật chất thể hiện hữu hình này tác phẩm có thể được cảm nhận, tái bản, hoặc phổ biến khác hoặc là trực tiếp hoặc là với sự trợ giúp của các máy móc thiết bị [6].

Đối tượng được pháp luật Hoa Kỳ bảo hộ quyền tác giả là các tác phẩm thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật có đặc tính được định hình dưới dạng vật chất. Thể hiện tính định hình được giải thích tại Điều 101 như sau:

Tác phẩm được định hình trên một vật chất thể hiện hữu hình khi mà sự thể hiện tác phẩm trên bản sao hoặc bản ghi thông qua hoặc trên cơ sở sự cho phép của tác giả, phải hoàn toàn ổn định hoặc chắc chắn là cho phép tác phẩm được cảm nhận, tái bản hoặc phổ biến khác tới công chúng một khoảng thời gian dài hơn là một khoảng thời gian chuyển tiếp [6].

Như vậy thể hiện cơ bản của tính định hình là có thể được cảm nhận, tái bản hoặc phổ biến.

Pháp luật Hoa Kỳ không bảo hộ các ý tưởng, nguyên lý, biện pháp. Điều đó được khẳng định ngay ở điểm (b) Điều 102 Luật Quyền tác giả:

Trong bất kỳ trường hợp nào sự bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm nguyên thủy độc đáo hoàn chỉnh của tác giả không mở rộng đến các ý tưởng, các biện pháp, phương pháp, nguyên lý hoạt động, khái niệm, quy luật, phát minh, khơng phân biệt hình thức mà chúng được miêu tả, giải thích, minh họa hoặc diễn đạt trong tác phẩm đó [6].

Trên nguyên tắc chung đó, Luật Quyền tác giả Hoa Kỳ quy định cụ thể các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả:

Về thể loại, tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm (theo Điều 102

và các giải thích ở Điều 101): (1) Tác phẩm văn học.

Tác phẩm văn học là các tác phẩm khơng phải là tác phẩm nghe nhìn được diễn đạt bằng từ ngữ, số hoặc các hình thức chữ viết khác hoặc các biểu tượng số hoặc ký hiệu không phân biệt bản chất của vật liệu sử dụng như là sách, tạp chí, sổ tay, bản ghi âm, phim, băng, đĩa, thẻ ghi mà trong đó các tác phẩm được biểu hiện.

(2) Tác phẩm âm nhạc bao hàm tác phẩm kèm theo bất kỳ một từ nào. (3) Tác phẩm sân khấu bao hàm các tác phẩm kèm theo bất kỳ âm thanh nào.

(4) Tác phẩm kịch câm và vũ ba lê.

(5) Tác phẩm về nghệ thuật, mỹ thuật, điêu khắc.

Tác phẩm về nghệ thuật, mỹ thuật, điêu khắc bao hàm các tác phẩm hai và ba chiều về mỹ nghệ, mỹ thuật và mỹ thuật ứng dụng, ảnh, bản in, bản phục chế nghệ thuật, bản đồ, địa đồ, biểu đồ, đồ thị, mẫu và bản vẽ kỹ thuật, bao gồm cả sơ đồ kiến trúc. Các tác phẩm đó chỉ bao gồm các tác phẩm thủ

cơng mỹ nghệ trong phạm vi hình thức của nó nhưng khơng đề cập đến khía cạnh sản xuất máy móc hoặc khn mẫu; kiểu dáng của các sản phẩm hữu dụng như được định nghĩa trong điều này được coi như là một tác phẩm về nghệ thuật, mỹ thuật, điêu khắc chỉ khi nếu và chỉ trong phạm vi là những kiểu dáng đó mang đường nét về nghệ thuật, mỹ thuật, điêu khắc mà có thể phân biệt rõ ràng với, và có khả năng tồn tại một cách độc lập với khía cạnh hữu dụng của sản phẩm đó.

(6) Tác phẩm điện ảnh và các tác phẩm nghe nhìn khác.

Tác phẩm điện ảnh là các tác phẩm nghe nhìn bao gồm một loạt các hình ảnh liên quan, khi được chiếu một cách liên tục, chúng gây ấn tượng về sự chuyển động, cùng với các âm thanh, nếu có.

Tác phẩm nghe nhìn là tác phẩm bao gồm một loạt các hình ảnh liên tiếp có mục đích chủ yếu là đưa ra trình chiếu thơng qua việc sử dụng các máy móc, thiết bị như là máy quay phim, máy chiếu phim hoặc các thiết bị điện tử khác, đồng thời với các âm thanh, nếu có, khơng phân biệt bản chất của vật liệu sử dụng như là phim hoặc băng mà trên đó tác phẩm được thể hiện.

(7) Bản ghi âm.

Bản ghi âm là các tác phẩm có được nhờ việc ghi âm một loạt các âm thanh âm nhạc, lời hát, và các âm thanh khác nhưng không bao gồm các âm thanh được ghi kèm theo các tác phẩm điện ảnh hoặc tác phẩm nghe nhìn khác khơng phân biệt bản chất của vật liệu như là đĩa, băng hoặc các dạng bản ghi khác mà trên đó chúng được thể hiện.

(8) Tác phẩm kiến trúc.

Tác phẩm kiến trúc là thiết kế của một cơng trình xây dựng được thể hiện dưới bất kỳ một hình thái thể hiện vật chất nào bao gồm nhà, cơng trình xây dựng, sơ đồ, bản vẽ thiết kế. Tác phẩm loại này bao hàm cả hình dạng tổng thể cũng như việc bố trí và sắp đặt các khơng gian, yếu tố trong thiết kế nhưng không bao hàm các đặc điểm cá biệt đã tiêu chuẩn hóa.

Về nguồn gốc, tác phẩm được bảo hộ theo luật Hoa Kỳ khơng chỉ có

các tác phẩm ngun thủy mà cịn bao gồm các tác phẩm phái sinh, tác phẩm biên soạn.

Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được hình thành trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã có như là các tác phẩm dịch, các tác phẩm được phổ nhạc, được chuyển thể thành kịch, được tiểu thuyết hóa, được điện ảnh hóa, âm nhạc hóa, mỹ nghệ hóa, tóm tắt, tóm lược, hoặc bất kỳ hình thức nào khác mà trong đó tác phẩm có thể được cải biên, chuyển thể hoặc bổ sung.

Tác phẩm biên soạn là tác phẩm được hình thành thơng qua việc tập hợp và sắp xếp các tài liệu và dữ liệu đã có được lựa chọn, kết hợp hoặc biên soạn theo cách thức mà kết quả của cơng việc đó về tổng thể tạo nên một tác phẩm nguyên thủy độc đáo hoàn chỉnh của tác giả. Thuật ngữ biên soạn bao hàm cả các tác phẩm tuyển tập (định nghĩa theo Điều 101).

Tác phẩm phái sinh và tác phẩm biên soạn chỉ được bảo hộ khi nó được hình thành trên cơ sở khai thác các tư liệu sẵn có (từ tác phẩm nguyên thủy) một cách hợp pháp. Nguyên tắc này được khẳng định tại điểm (a) Điều 103 Luật Quyền tác giả: "Việc bảo hộ đối với một tác phẩm dựa trên sự khai thác các tư liệu đã có mà đối với chúng quyền tác giả đang tồn tại sẽ không được mở rộng đến bất kỳ phần nào của tác phẩm đó nếu trong tác phẩm này các tư liệu đã được sử dụng bất hợp pháp" [6].

Việc bảo hộ đối với tác phẩm phái sinh, tác phẩm biên soạn độc lập với tác phẩm nguyên thủy. Điểm (b) Điều 103 xác định về tính độc lập đó như sau:

Quyền tác giả đối với các tác phẩm biên soạn hoặc tác phẩm phái sinh chỉ mở rộng đến các phần đóng góp của tác giả của tác phẩm đó như là một phần độc lập với các tư liệu đã được khai thác trong tác phẩm đó, và không ảnh hưởng tới bất kỳ một quyền độc quyền nào đối với các tư liệu đã có. Quyền tác giả đối với các tác phẩm này là độc lập, không bị ảnh hưởng hoặc chi phối về phạm vi,

thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu, hoặc sự tồn tại của nó với bất kỳ sự bảo hộ quyền tác giả nào đối với các tư liệu đã có [6].

Như vậy có nghĩa nội dung, phạm vi, thời hạn, chủ thể được bảo hộ của tác phẩm biên soạn, tác phẩm phái sinh hoàn toàn độc lập với sự bảo hộ tác phẩm gốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật hoa kỳ (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)