SO SÁNH PHÁP LUẬT BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ CỦA HOA KỲ VÀ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật hoa kỳ (Trang 73)

VÀ VIỆT NAM

VÀ VIỆT NAM

Thứ nhất, cũng như Việt Nam, Hoa Kỳ dành một luật riêng quy định về

quyền tác giả năm 1976, có hiệu lực từ 1 tháng 1 năm 1978 và được sửa đổi bổ sung năm 1998. Đạo luật này đã xóa bỏ đi tiền lệ trước đây chỉ dành sự bảo hộ bởi Luật bản quyền liên bang dành cho các tác phẩm đã công bố; các tác phẩm chưa cơng bố, nếu có sẽ được bảo hộ bởi các quy định của thông luật. Từ ngày 01 tháng 3 năm 1989, Hoa Kỳ chính thức gia nhập Cơng ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Từ đó tới nay, các thủ tục đăng kí, cơng bố tác phẩm đã được đơn giản hóa hơn rất nhiều so với trước đây. Luật bản quyền đã được sửa đổi nhiều lần, đặc biệt sau khi Hoa Kỳ đã tham gia ký kết Hiệp định GATT năm 1994. Nội dung pháp luật quyền tác giả Hoa Kỳ quy định chi tiết cụ thể không chỉ các quy định về quyền tác giả mà còn bao gồm cả các quyền liên quan với những điều khoản tương đối chi tiết về các vấn đề khác nhau.

Pháp luật về quyền tác giả của Việt Nam còn tương đối mới so với pháp luật Hoa Kỳ. Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam ban hành năm 2005 (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội thơng qua tại kỳ họp thứ 6, tháng 6/2009). Ngồi Luật Sở hữu trí tuệ, Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng dành 8 điều từ Điều 736 đến Điều 743 quy định về quyền tác giả. Do vậy, các quy định về quyền tác giả của Việt Nam chung chung hơn, cả về ngôn từ và biện pháp thực thi. Điều này có nghĩa là phạm vi của Luật cần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật hoa kỳ (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)