Những điểm khác biệt trong các quy định pháp luật về bảo hộ quyền tác giả của Hoa Kỳ và Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật hoa kỳ (Trang 80 - 83)

hộ quyền tác giả của Hoa Kỳ và Việt Nam

Một là, về truyền thống pháp luật thì pháp luật Hoa Kỳ thuộc hệ thống

thông luật (Common Law), còn Việt Nam chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa và hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa nên đã dẫn đến quan niệm khác nhau về cơ chế thực thi luật pháp. Việc thực thi pháp luật Hoa Kỳ dựa trên nguyên tắc "case by case", theo án lệ, quá trình tranh tụng của các luật sư và phán quyết của thẩm pháp nên luật chỉ mang tính chất tham khảo. Về hình thức, pháp luật Hoa Kỳ cũng có những nguồn cơ bản như trong thơng luật như luật tục và truyền thống, luật thực định với nghĩa rộng; luật của các tiền lệ (tiền lệ pháp). Còn pháp luật Việt Nam quan niệm việc giải quyết vụ việc dựa trên các quy định pháp luật sẵn có nên các nhà lập pháp, lập quy cố gắng ban hành thật nhiều văn bản hướng dẫn thi hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Hai là, khác biệt về tư duy pháp lý và cơ chế áp dụng pháp luật.

Tư duy pháp lý và cơ chế áp dụng pháp luật linh hoạt là nét đặc trưng trong thực thi pháp luật Hoa Kỳ. Một ví dụ để minh chứng cho nội dung này như sau: có một ca sĩ hát một bài hát của một nhạc sĩ ở một khách sạn lớn mà khơng xin phép, vậy người nhạc sĩ đó nên kiện ai:

- Với tư duy pháp lý của người Việt Nam chắc chắn câu trả lời sẽ là kiện cơ ca sĩ vì cơ vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền tác giả của nhạc sĩ có bài hát;

- Với tư duy và cách lập luận của người Mỹ họ sẽ kiện chủ của tòa nhà, vì họ đã khơng ngăn chặn hành vi vi phạm của cơ ca sĩ mặc dù họ có đủ các điều kiện, bởi ơng chủ tịa nhà là người có nhiều tiền hơn cơ ca sĩ.

Một ví dụ khác là các cách hiểu về sử dụng hợp lý. Sử dụng hợp lý là biện hộ trước lời buộc tội vi phạm bản quyền. Đối với bản quyền, tòa án Hoa Kỳ xem xét bốn yếu tố trong việc xác định xem biện hộ về sử dụng hợp lý có tồn tại hay khơng: mục đích và tính chất của việc sử dụng đang gây tranh cãi; nội dung của tác phẩm có bản quyền; tầm quan trọng của phần được sử dụng với toàn bộ tác phẩm; tác động của việc sử dụng đối với giá trị của tác phẩm có bản quyền trên thị trường. Tuy vậy, trong những trường hợp nào thì sử dụng hợp lý được coi là có cơ sở thì tùy từng vụ việc khác nhau tịa án Hoa Kỳ cũng như các thẩm phán, luật sư tranh tụng lại có cách giải thích, tranh luận khác nhau.

Về cơ chế áp dụng pháp luật: Hệ thống pháp luật về bản quyền tác giả của Hoa Kỳ là đầy đủ và đồng bộ, từ hệ thống pháp luật liên bang đến hệ thống pháp luật riêng của mỗi bang. Tuy nhiên, cơ chế áp dụng pháp luật của Hoa Kỳ dựa trên cơ sở case by case và án lệ. Với mỗi vụ việc cụ thể, thẩm phán sẽ tiến hành phán quyết trên cơ sở sự tranh luận của luật sư, chứng cứ của các bên trong quá trình xét xử, hệ thống pháp luật thành văn chỉ mang tính chất tham khảo.

Đối với Việt Nam, việc giải quyết vụ việc nhất thiết phải căn cứ vào các qui định của pháp luật, các điều luật cụ thể, do vậy trong nhiều trường hợp trên thực tiễn thiếu các qui định để điều chỉnh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân giải thích việc luôn luôn sửa đổi và ban hành các qui phạm pháp luật mới để điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh cho phù hợp với thực tiễn khách quan.

Như vậy, khác biệt về tư duy pháp lý và cơ chế áp dụng pháp luật sẽ làm phát sinh nhiều vấn đề trong việc tìm kiếm một hệ thống các cơ chế nhằm thực thi pháp luật của Hoa Kỳ và của Việt Nam.

Ba là, Hoa Kỳ là nhà nước Liên bang, nên một điểm khác biệt nữa

trong việc bảo hộ và thực thi pháp luật về bảo hộ quyền tác giả là làm rõ mối quan hệ giữa pháp luật Liên bang và của từng bang.

Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ có nhiều cấp, có thể là nhiều hơn hầu hết các nước khác. Nguyên nhân một phần là do có sự phân chia giữa luật liên bang và bang. Để hiểu được điều đó, cần nhắc lại rằng lịch sử Hoa Kỳ khơng phải hình thành từ một quốc gia, mà là một liên minh 13 khu vực thuộc địa, mỗi khu vực đều độc lập tách khỏi Anh quốc.

Hiến pháp đã xác định nhiều ranh giới giữa luật liên bang và bang. Nó cũng phân chia quyền lực liên bang thành các ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp (tạo ra cái gọi là "tam quyền phân lập" và gìn giữ một cách thiêng liêng hệ thống "kiềm chế và đối trọng", nhằm ngăn chặn không cho một ngành nào đó có thể lạm dụng quyền lực của các ngành khác); và mỗi ngành có đóng góp riêng biệt vào hệ thống pháp lý. Trong hệ thống đó, Hiến pháp quy định những loại luật mà Quốc hội có thể thơng qua.

Nhưng ngồi ra cịn nhiều vấn đề phức tạp khác: luật Mỹ không chỉ là các đạo luật do Quốc hội thông qua. Trong một số lĩnh vực, Quốc hội có thể cho phép các cơ quan hành pháp được ban hành các quy tắc chi tiết hóa luật định. Và tồn bộ hệ thống được dựa trên các quy tắc pháp lý truyền thống của Thông luật Anh. Mặc dù Hiến pháp và các đạo luật đều có giá trị cao hơn thơng luật, tịa án vẫn tiếp tục áp dụng các nguyên tắc thông luật bất thành văn để lấp các chỗ trống chưa được Hiến pháp đề cập, cũng như khơng được Quốc hội luật hóa.

Hiến pháp có quy định cụ thể về việc cấm các bang thông qua một số loại luật nhất định (tham gia ký hiệp ước với nước ngoài, phát hành tiền). Điều VI (Điều khoản tối cao) cũng không cho phép luật của bang trái với Hiến pháp và luật liên bang. Tuy vậy, một phần lớn hệ thống pháp luật vẫn thuộc quyền kiểm soát của bang. Hiến pháp đã cẩn thận quy định những lĩnh vực Quốc hội được quyền làm luật. Tu chính án Hiến pháp thứ mười (năm 1791) quy định rõ ràng luật của bang cần kiểm sốt những lĩnh vực khác: "Những quyền lực khơng được Hiến pháp ủy quyền cho Hợp chủng quốc, đồng thời

các bang cũng không bị Hiến pháp cấm nắm giữ quyền lực đó, thì thuộc về các bang, hoặc thuộc về nhân dân, theo thứ tự lần lượt".

Bắt đầu từ thế kỷ XX, đã xuất hiện một số xu hướng định hình vấn đề nêu trên - đó là sự xuất hiện vấn đề bang hành chính, một cách lý giải tư pháp mở rộng hơn và mạnh mẽ hơn đối với khái niệm "trình tự pháp lý" và "bảo vệ công bằng", cũng như sự mở rộng quyền lực của Quốc hội trong việc điều chỉnh thương mại. Hai xu hướng này kết hợp với nhau, đã làm tăng vai trò của liên bang trong hệ thống pháp lý. Nhưng dù sao còn nhiều lĩnh vực trong hệ thống pháp luật vẫn thuộc thẩm quyền của bang. Mặc dù không bang nào được quyền từ chối trao cho công dân các quyền được Hiến pháp bảo vệ, nhiều bang vẫn giải thích Hiến pháp riêng của mình theo hướng trao nhiều quyền và đặc quyền rộng rãi hơn. Đây là những lưu ý khi đăng ký và bảo hộ quyền tác giả tại Hoa Kỳ cũng như giải quyết các tranh chấp liên quan đền quyền tác giả tại quốc gia này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật hoa kỳ (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)