Các nguyên tắc pháp lý việc làm theo pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền lao động trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Luật văn ThS. Luật 60 38 60 (Trang 41 - 43)

4 .CƠ SỞ PHÁP LÝ QUỐC GIA

2.1. Chế định Việc làm

2.1.1 Các nguyên tắc pháp lý việc làm theo pháp luật Việt Nam

Trƣớc hết, nguyên tắc pháp lý về lao động việc làm là những nguyên lý tƣ tƣởng chỉ đạo quán triệt và xuyên suốt toàn bộ các quy phạm pháp luật về lao động việc làm. Nội dung các nguyên tắc này thể hiện quan điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta trong thời kỳ đổi mới.

Nguyên tắc thứ nhất là bảo đảm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. Tại Khoản 5 điều 5 BLLĐ qui định “Mọi ngƣời đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngƣỡng, tôn giáo”. Quyền làm việc và tự do lựa chọn việc làm của ngƣời lao động đƣợc thể hiện rõ trong nguyên tắc cơ bản trên, đây cũng chính là sự cụ thể hóa nội dung của Hiến pháp 1992 quy định về quyền lao động”Lao động là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Việc thừa nhận và bảo đảm cho ngƣời lao động đƣợc hƣởng quyền cơ bản trên là quan điểm tiến bộ của hệ thống pháp luật Việt Nam, điều này cũng phù hợp với nguyên tắc về tự do việc làm của bản Tuyên ngôn Thế giới về nhân quyền 1948 ”Mỗi ngƣời đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn nghề”

Nguyên tắc thứ 2 là nguyên tắc cấm cƣỡng bức, ngƣợc đãi ngƣời lao động. Trên thực tế trong quan hệ lao động ngƣời sử dụng lao động thƣờng có vị thế cao hơn so với ngƣời lao động, họ là ngƣời quản lý sử dụng lao động còn ngƣời

lao động chỉ là ngƣời làm công ăn lƣơng và có sự phụ thuộc pháp lý vào ngƣời sử dụng lao động nên ngƣời lao động dễ bị lợi dụng hoặc ngƣợc đãi. Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho ngƣời lao động BLLD quy định rõ: “Cấm ngƣợc đãi ngƣời lao động, cấm cƣỡng bức ngƣời lao động dƣới bất kỳ hình thức nào” (Khoản 2-điều 5). Thực hiễn hiện nay vấn đề chống lao động cƣỡng bức và tiến tới dần xóa bỏ lao động cƣỡng bức đang đƣợc các quốc gia quan tâm và giải quyết. Việc không sử dụng lao động cƣỡng bức bắt buộc là một trong những nguyên tắc cơ bản của ngƣời lao động tại nơi là việc đã đƣợc khẳng định trong Công ƣớc số 29 về lao động cƣỡng bức và công ƣớc 105 về xóa bỏ lao động cƣỡng bức của ILO. Vì vậy, nguyên tắc cấm cƣỡng bức, ngƣợc đãi ngƣời lao động mà pháp luật lao động Việt Nam quy định phù hợp với quan điểm của Công ƣớc ILO. Tuy nhiên, muốn thực hiện đƣợc việc xóa bỏ hoàn toàn lao động cƣỡng bức mỗi quốc gia phải xây dựng hệ thống văn bản pháp lý cụ thể về vấn đề lao động cƣỡng bức và có kế hoạch lâu dài nhằm tiến tới xóa bỏ lao động cƣỡng bức. Việt Nam đang cố gắng nỗ lực sửa đổi và hoàn thiện pháp luật cũng nhƣ thực hiện cải cách quản lý của cơ quan nhà nƣớc trong việc kiểm tra giám sát các quan hệ lao động nhằm mục đích tiến tới xóa bỏ dần lao động cƣỡng bức, tham gia phê chuẩn công ƣớc 29 và công ƣớc 105 của ILO.

Nguyên tắc thứ 3 là bảo đảm bình đẳng trong lĩnh vực việc làm. Đây là nguyên tắc ghi nhận quyền bình đẳng về cơ hội có việc làm, đƣợc đối xử bình đẳng đối với mọi việc làm và đƣợc trả công ngang nhau khi làm những công việc nhƣ nhau, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tôn giáo. (Qui định tại điều 5, điều 7 BLLĐ).

Nguyên tắc thứ 4 là áp dụng chính sách ƣu đãi đối với một số đối tƣợng đặc thù. Xuất phát từ thực tế không phải ai cũng có khả năng, điều kiện là việc giống nhau và có đƣợc cơ hội việc làm nhƣ nhau do có sự khác nhau về giới

tính, thể trạng, sức khỏe… Vì vậy, để bảo đảm cho quyền lao động của những đối tƣợng này, chính sách lao động, việc làm đã dành riêng cho những đối tƣợng này những ƣu đãi nhất định nhằm hỗ trợ họ có đƣợc những cơ hội việc làm, hòa nhập với cộng đồng, hoặc có thể tham gia thực hiện quyền lao động của mình, ví dụ nhƣ các qui định tại Chƣơng X là những chính sách ƣu đãi dành riêng cho đối tƣợng lao động nữ (Từ điều 109- điều118 BLLĐ); qui định tại Chƣơng XI là những ƣu đãi dành riêng cho đối tƣợng là lao động chƣa thành niên, lao động là ngƣời cao tuổi, lao động là ngƣời tàn tật (Từ điều 119-128 BLLĐ). Có thể coi đây là một nội dung trong chính sách xã hội của Nhà nƣớc trong việc đảm bảo quyền lao động một số đối tƣợng đặc biệt trong xã hội.

Nguyên tắc thứ 5 là khuyến khích mọi hoạt động tạo ra việc làm và hỗ trợ tạo việc làm Tại khoản 3 điều 5 BLLD quy định “Mọi hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thu hút nhiều lao động đều đƣợc Nhà nƣớc khuyến khích,tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ”. Để giải quyết việc làm cho ngƣời lao động không chỉ là trách nhiệm của Doanh nghiệp, Nhà nƣớc mà cần có sự quan tâm của toàn xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền lao động trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Luật văn ThS. Luật 60 38 60 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)