Vai trò của các bên trong quan hệ về việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền lao động trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Luật văn ThS. Luật 60 38 60 (Trang 43 - 52)

4 .CƠ SỞ PHÁP LÝ QUỐC GIA

2.1. Chế định Việc làm

2.1.3 Vai trò của các bên trong quan hệ về việc làm

2.1.3.1 Vai trò của Nhà nước trong quan hệ về việc làm

Đối với mỗi quốc gia đảm bảo việc làm cho công dân là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia hay tính ƣu việt của một chế độ xã hội, còn đối với toàn xã hội giải quyết tốt vấn đề việc làm, hạn chế thất nghiệp giúp cho xã hộiphát triển ổn định, bền vững, bảo đảm sự hài hoà giữa tăng trƣởng kinh tế và phát triển xã hội, ngăn ngừa, hạn chế các tệ nạn tiêu cực xã hội. Vì vậy, Nhà nƣớc có vai trò rất lớn trong việc hoạch định,

xây dựng các chính sách nhằm tạo việc làm cho ngƣời lao động, tại điều 14 BLLĐ qui định: “Nhà nước định chỉ tiêu tạo việc làm mới trong kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm, tạo điều kiện cần thiết, hỗ trợ tài chính, cho vay vốn hoặc giảm, miễn thuế và áp dụng các biện pháp khuyến khích khác để người có khả năng lao động tự giải quyết việc làm…; Nhà nước có chính sách ưu đãi về giải quyết việc làm để thu hút và sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số; Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài bao gồm cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, để giải quyết việc làm cho người lao động”

Để thực hiện tốt vai trò tạo việc làm cho ngƣời lao động nhà nƣớc yêu cầu các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị sử và cá nhân có sử dụng lao động phải báo cáo về việc thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm mới để các cơ quan Nhà nƣớc tổng hợp nắm đƣợc kết qủa việc thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm mới hàng năm và có những biện pháp tác động phù hợp tạo việc làm nhiều hơn cho ngƣời lao động.

Những chính sách hỗ trợ việc làm của các cơ quan nhà nƣớc đƣợc thực hiện bằng nhiều cách nhƣ: thực hiện miễn giảm thuế cho ngƣời sử dụng lao động tạo nhiều việc làm cho ngƣời lao động; khuyến khích phát triển công nghệ mới thu hút nhiều lao động; thực hiện đào tạo lại, đào tạo nghề cho ngƣời lao động…Các Bộ, ngành có nghĩa vụ phải thực hiện những chính sách này, cụ thể tại Điều 1 Nghị định 39/2003/NĐ-CP quy định rõ:

a. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với và các Bộ, ngành có0ên quan trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chính sách hỗ trợ tài chính, miễn giảm thuế và áp dụng các biện pháp khuyến khích để các doanh nghiệp, tổ chức,

đơn vị, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tạo việc làm cho nhiều ngƣời lao động

b. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động –TBXH nghiên cứu trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chính sách vay vốn để lao động đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài, tự tạo việc làm và khuyến khích thu hút nhiều lao động.

c.Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động –TBXH nghiên cứu trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chính sách khuyến khích phát triển công nghệ mới, kỹ thuật mới thu hút nhiều lao động. d.Ủy ban Dân tộc chủ trì phối hợp với Bộ Lao động –TBXH nghiên cứu trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chính sách ƣu đãi về giải quyết việc làm để thu hút và sử dụng lao động là ngƣời dân tộc thiểu số.

đ.Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bô Lao động – TBXH và các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu và ban hành chính sách khuyến khích tạo việc làm mới ở khu vực nông thôn.

e. Bộ Lao động –TBXH nghiên cứu trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền:

- Chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho các đối tƣợng là lao động nữ và lao động là ngƣời tàn tật

- Chính sách đào tạo và đào tạo lại nghề cho ngƣời lao động

g. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Lao động –TBXH nghiên cứu trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và các Bộ, ngành

có liên quan nghiên cứu trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền:

- Chính sách khuyến khích ngƣời lao động học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ đáp ứng phát triển sản xuất và công nghệ mới;

- Chính sách giải quyết việc làm cho sinh viên, học sinh đã tốt nghiệp các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.

h. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động –TBXH và các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chính sách giải quyết việc làm cho quân nhân, chiến sỹ công an nhân dân sau khi hoàn thành nghĩa vụ.

Các chính sách hỗ trợ việc làm của những cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền theo quy định trên sẽ tạo đƣợc nhiều việc làm cho ngƣời lao động. Tuy nhiên để cho các cơ quan này thực hiện chính sách hỗ trợ việc làm thực sự có hiệu quả thì cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong việc ban hành các văn bản pháp luật theo thẩm quyền nhằm tạo cơ hội tốt nhất để mọi ngƣời lao động có việc làm.

Việc lập chƣơng trình quốc gia về việc làm là trách nhiệm của chính phủ, theo Điều 15 – BLLĐ qui định: “Chính phủ lập chương trình quốc gia về việc làm, dự án đầu tư phát triển kinh tế- xã hội, di dân phát triển vùng kinh tế mới gắn với chương trình giải quyết việc làm, lập quỹ quốc gia về việc làm từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác, phát triển hệ thống tổ chức giới thiệu việc làm . Hàng năm Chính phủ trình Quốc hội quyết định chương trình và quỹ quốc gia về việc làm”.

Để chƣơng trình quốc gia về việc làm thực hiện đƣợc tốt cần có sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền và chƣơng trình quốc gia về việc làm phải đầy đủ các nội dung nhƣ mục tiêu, chỉ tiêu, các nội dung hoạt động, thời gian, các giải pháp, nguồn tài chính, tổ chức thực hiện và quản lý chƣơng trình. Một trong những tác động rất quan trọng đến việc phát triển các chƣơng trình của quốc gia về việc làm đó là tài chính. Qũy quốc gia về việc làm đƣợc hình thành từ các nguồn:

- Ngân sách nhà nƣớc

- Các ngồn hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân ở trong và ngoài nƣớc. - Các nguồn hỗ trợ khác.

Quỹ quốc gia về việc làm đƣợc sử dụng vào các mục đích cụ thể sau: - Cho vay vốn theo dự án nhỏ để giải quyết việc làm cho một số đối tƣợng

- Cho các doanh nghiệp vayđể hạn chế lao động mất việc làm và nhận ngƣời thất nghiệp

- Hỗ trợ để củng cố và phát triển hệ thống tổ chức giới thiệu việc làm và các hoạt động phát triển thị trƣờng lao động.

Việc quản lý và sử dụng quỹ quốc gia về việc làm phải tuân theo các quy chế do Thủ tƣớng Chính phủ ban hành. Tại Điều 6 Nghị định 39/2003/NĐ-CP qui định:

Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Lao động TB & XH, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ xây dựng và ban hành Quy chế quản lý tài chính của Qũy quốc gia về việc làm và Qũy giải quyết việc làm ở địa phƣơng.

Các cơ quan Nhà nƣớc, các tổ chức kinh tế, các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tham gia thực hiện các chƣơng trình và quỹ giải quyết việc làm.

Vai trò của Nhà nƣớc trong lĩnh vực giải quyết việc làm có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nƣớc, bên cạnh việc đề ra đƣờng lối, chủ trƣơng định hƣớng để tạo việc làm cho ngƣời lao động, Nhà nƣớc còn thực hiện các chƣơng trình quốc gia về việc làm nhằm mục đích giải quyết việc làm cho mọi ngƣời lao động, ổn định xã hội và bảo đảm cuộc sống cho ngƣời lao động.

2.1.3..2 Vai trò của người sử dụng lao động

Trong quan hệ lao động ngƣời sử dụng lao động có vai trò quan trọng trong việc tuyển dụng và quản lý, sử dụng ngƣời lao động. Theo điều 16 BLLĐ: “người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức giới thiệu việc làm để tuyển chọn lao động, có quyền tăng giảm lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật”.

Để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, ngƣời sử dụng lao động có quyền tuyển chọn ngƣời lao động vào làm việc và việc tuyển dụng này phải bảo đảm đúng quy định pháp luật lao động. Ngƣời sử dụng lao động không có quyền thay đổi công việc trái với nguyện vọng và khả năng của ngƣời lao động (trừ một số trƣờng hợp đặc biệt pháp luật cho phép); phải duy trì việc làm và gắn việc làm với thu nhập; thực hiện đúng các quy định của pháp luật lao động dành cho những đối tƣợng lao động đặc biệt qui định tại Chƣơng X và Chƣơng XI BLLĐ); bảo đảm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo đúng quy định; áp dụng các hình thức kỷ luật lao động phù hợp, tƣơng xứng với vi phạm lao động…

Nếu trong quá trình sử dụng ngƣời lao động do thay đổi công nghệ, cơ cấu trong doanh nghiệp dẫn đến hậu quả lao động dƣ thừa thì ngƣời sử dụng lao động phải có trách nhiệm giải quyết tạo việc làm mới cho ngƣời lao động. Tại điều 17 BLLĐ qui định:

„Trong trường hợp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ mà người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại họ để tiếp tục sử dụng vào những chỗ làm việc mới;nếu không thể giải quyết được việc làm mới, phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương

Khi cần cho nhiều người thôi việc, người sử dụng lao động phải công bố danh sách, căn cứ vào nhu cầu của doanh nghiệp và thâm niên làm việc tại doanh nghiệp, tay nghề, hòan cảnh gia đình và những yếu tố khác của từng người để lần lượt cho thôi việc, sau khi đã trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đòan cơ sở trong doanh nghiệp. Việc cho thôi việc chỉ được tiến hành sau khi đã báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết”

Hiện nay do khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, xu hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang đƣợc các nƣớc thực hiện. Vì vậy, khi các doanh nghiệp thay đổi công nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại sẽ dẫn đến hậu quả ngƣời lao động dƣ thừa và vấn đề giải quyết việc làm cho ngƣời lao động trở thành yêu cầu cấp bách đối với ngƣời sử dụng lao động. Trong các doanh nghiệp có quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm để kịp thời trợ cấp cho ngƣời lao động khi họ lâm vào tình trạng bị mất việc.

Việc làm của ngƣời lao động có đƣợc bảo đảm ổn định hay không phụ thuộc rất lớn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của từng đơn vị. Ngƣời sử dụng

lao động ngòai việc phải bảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời lao động trong quá trình làm việc còn phải bảo đảm tạo việc làm lâu dài cho ngừơi lao động để họ có thu nhập ổn định, yên tâm lao động sản xuất, cống hiến sức lao động cho doanh nghiệp.

2.1.3.3 Vai trò của người lao động

Mặc dù vấn đề việc làm không phải là vấn đề của mỗi cá nhân ngƣời lao động mà nó đòi hỏi phải có sự quan tâm giải quyết của Nhà nƣớc và toàn xã hội. Nhƣng thực tế xuất phát từ vai trò quan trọng của việc làm trong đời sống ngƣời lao động nó không chỉ là nhu cầu bảo đảm cuộc sống cho bản thân và gia đình mà nó còn là lẽ sống, là quá trình để ngƣời lao động phát triển nhân cách và trí tuệ của mình. Vì vậy, việc làm đối với ngƣời lao động rất quan trọng và để tìm đƣợc việc làm ngƣời lao động phải chủ động, tích cực trong việc nắm bắt thời cơ công việc, tự học tập, tiếp thu kiến thức mới để đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc. Pháp luật lao động bảo vệ quyền tự do làm việc cho ngƣời lao động. Tại điều 16 BLLĐ qui định “Người lao động có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm. Người cần tìm việc làm có quyền trực tiếp liên hệ để tìm việc hoặc đăng ký tại các tổ chức giới thiệu việc làm để tìm việc tùy theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình”

Một trong những nguyên tắc cơ bản của luật lao động điều chỉnh các quan hệ lao động là nguyên tắc bình đẳng, thỏa thuận. Nếu ngƣời lao động không đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc thì ngƣời sử dụng lao động có quyền không ký tiếp hợp đồng lao động với ngƣời lao động vì quan hệ lao động trong cơ chế thị trƣờng hiện nay các bên chủ yếu quan tâm đến chất lƣợng, hiệu quả công việc. Vì vậy, để tìm đƣợc việc làm phù hợp với điều kiện sức khỏe, trình độ và khả

năng của mình nguời lao động cần nỗ lực phấn đấu, rèn luyện kỹ năng, học tập nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng kịp thời đƣợc yêu cầu của công việc trong thời kỳ đổi mới.

2.1.3..4. Vai trò của các trung tâm giới thiệu việc làm

Để thực hiện tốt chƣơng trình quốc gia về việc làm, Chính phủ cho phép các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp đƣợc phép thành lập tổ chức giới thiệu việc làm nhằm mục tiêu giải quyết việc làm cho ngƣời lao động

Tại điều 18 BLLĐ qui định về chức năng nhiệm vụ của tổ chức giới thiệu việc làm nhƣ sau ” Tổ chức giới thiệu việc làm có nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu việc làm cho nguời lao động, cung ứng và giúp tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, thu thập, cung ứng thông tịn về thị trường lao động và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật

Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm ”

Tổ chức giới thiệu việc làm gồm có:

- Trung tâm giới thiệu việc làm do cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị –xã hội thành lập, là đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thƣuờng xuyên theo Nghị định số10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002của Chính phủ,thuộc lĩnh vực hoạt động xã hội, đƣợc nhà nƣớc, các tổ chức chính trị –xã hội giao chỉ tiêu biên chế cán bộ, đƣợc hỗ trợ đầu tƣ từ nguồn ngân sách nhà nƣớcvề trang thiết bị, cơ sở vật chất, tài chính và đƣợc miễn thuế theo quy định của pháp luật.

- Doanh nghiệp chuyên hoạt động về giới thiệu việc làm phải đảm bảo đủ các điều kiện do Thủ tƣớng Chính phủ qui định trong quy chế về tổ chức và hoạt động giới thiệu việc làm và đƣợc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng cấp giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm.

Theo quy định của pháp luật, quan hệ giữa trung tâm giới thiệu việc làm và ngƣời lao động là quan hệ bình đẳng, đƣợc xác lập, thực hiện trên cơ sở thỏa thuận, theo nhu cầu và chức năng đã đƣợc pháp luật công nhận. Bên cạnh đó, các trung tâm giới thiệu việc làm còn phải thực hiện các hoạt động trên cơ sở trách nhiệm mà Nhà nƣớc giao cho và mặc dù quan hệ là bình đẳng nhƣng nếu có yêu cầu tƣ vấn, giúp đỡ từ phía ngƣời lao động thì các trung tâm giới thiệu việc làm không có quyền từ chối trách nhiệm mà phải thực hiện trên tinh thần trách nhiệm cao.

Khi thành lập các Tổ chức giới thiệu việc làm phải theo những quy định,thủ tục pháp lý nhất định, Bộ Lao động TB & XH thực hiện quản lý Nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền lao động trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Luật văn ThS. Luật 60 38 60 (Trang 43 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)