4 .CƠ SỞ PHÁP LÝ QUỐC GIA
3.3.4 Thực trạng của các loại laođộng yếu thế
3.3.4.1 Đối với lao động nữ
Bên cạnh các quy định mang tính không phân biệt giữa nam và nữ trong các quan hệ kinh tế, lao động, xã hội đó, pháp luật hiện hành còn quy định tính chất ƣu
tiên, đặc thù đối với lao động nữ nhƣ các quy định đã nêu ở phần Chƣơng II mục 2.2.2.2.3.1 của luận văn.
Tuy nhiên trong thực tiễn thi hành pháp luật, đã tồn tại, phát sinh những bất cập, khó khăn, làm giảm hiệu lực của pháp luật khi đi vào cuộc sống. Ngay trong vấn đề tuyển đụng, nhiều cơ quan, doanh nghiệp vẫn ƣu tiên tuyển lao động nam hơn nữ bởi họ cho rằng lao động nam có sức khoẻ mạnh mẽ, không vƣớng bận vào việc mang thai, sinh con, có khả năng học tập vƣơn lên và dễ đề bạt vào các chức vụ hơn. Ngòai ra trong các doanh nghiệp còn có sự phân biệt trong phân bổ lao động vào các ngành nghề. Theo thống kê, lao động nữ làm việc trong các ngành giáo dục, y tế, dịch vụ, 1 thƣơng mại có tỷ lệ cao, có nơi còn "tuyệt đối" so với t nam giới. Ví dụ, giáo viên nữ ở trƣởng mẫu giáo, nhà trò dạy tiểu học chiếm tỷ lệ từ 78,33% đến 100%. Nghề thợ mỏ, thợ lắp máy, phi công...tỷ tệ 1 nam giới có từ 73% đến 1 00% (hiện ngành hàng không đang đào tạo 6 học viên nữ đầu tiên làm phi công, bƣớc đầu có những kết quả tốt).
Thực tế tại những ngành nghề đòi hỏi trình độ cao, tỷ lệ lao động nữ so với nam giới còn rất hạn chế. Chẳng hạn nhƣ, trong môi trƣờng giảng dạy 1 đại học chỉ có 40,48% giảng viên là nữ, và số đƣợc phong giáo sƣ chỉ có 3,54% và phó giáo sƣ là 7,24%.
Trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, tỷ lệ nữ làm giám đốc doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Đặc biệt, khi bắt đầu đi làm, hoặc sau tốt nghiệp ra trƣớng,
lao động nữ và nam thƣờng cùng tuổi. Nhƣng để đƣợc bồi dƣỡng, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm vào một ví trí lãnh đạo nào đó, lao động nữ lại giới hạn theo một độ tuổi nhất định, mà thƣờng ít hơn nam vài năm. Đây là một sự bất hợp lý, bất bình đẳng đối với lao động nữ nói chung, nữ cán bộ công chức nói riêng và làm cho khả năng thu nhập thực tế của lao động nữ thƣờng bị giảm hơn so với lao động nam. Cuộc điều tra mức sống dân cƣ năm 1 997- 1 999 cho thấy thu nhập bình quân của lao động nữ chỉ bằng 86% lao động nam (năm 1 992 - 1 993 tỷ lệ đó là 69%).
Các văn bản quy phạm pháp luật về lao động hiện nay chƣa có quy định chế tài xử lý những trƣờng hợp có hành vi phân biệt đối xử giữa lao động nam và lao động nữ. Nói cách khác, ngƣời có trách nhiệm, có thẩm quyền trong việc xem xét, tuyển dụng, sử dụng lao động, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ... không thực hiện quy định của pháp luật bảo đảm không có sự phân biệt đối xử với phụ nữ cũng không bị xem xét xử lý về mặt hành chính.
Nguyên nhân của tình hình trên đây là do định kiến giới còn khá phổ biến trong xã hội, thói quen, tập quán phân biệt nam nữ về mặt xã hội vẫn còn nặng nề, hệ thống pháp luật chƣa đầy đủ, hoàn thiện.
Thực hiện chƣơng trình xây dựng luật và pháp lệnh của Quốc hội năm 2005 và 2006, hiện nay Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đang nghiên cứu, xây dựng Luật Bình đẳng giới nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ngƣời lao động là nữ giới để phát huy hơn nữa vai trò và nâng cao năng lực của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới của đất nƣớc và hội nhập khu vực, quốc tế.
Trải qua các cuộc kháng chiến ngƣời dân Việt nam đã phải gánh chịu nhiều mất mát đau thƣơng và cho đến nay hậu quả của triến tranh vẫn còn tồn tại để lại nhiều thƣơng tật cho những thế hệ ngày nay.Theo ƣớc tính của Tổ chức y tế Thế giới số ngƣời tàn tật ở nƣớc ta khoảng 8 triệu ngƣời, còn theo số liệu điều tra bƣớc đầu của ngành y tế trong quá trình triển khai hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng ở một số tỉnh và thống kê sơ bộ của ngành Lao động – Thƣơng binh và xã hội cả nƣớc ƣớc tính có khoảng 5,2 triệu ngƣời,
Thực tế hiện nay ngƣời tàn tật ở Việt Nam phân bố không đều giữa các khu vực thành thị và nông thôn, theo số liệu điều tra của Bộ Lao động – Thƣơng binh và xã hội ngƣời tàn tật ở Việt Nam phân bố theo tiêu chí vùng lãnh thổ đựợc thể hiện cụ thể nhƣ sau: Địa bàn Số lƣợng/ ngƣời Tỷ lệ % Khu vực Tây Bắc 157.369 2,99% Khu vực Đông Bắc 678.345 12,88% Khu vực Đồng Bằng Sông Hồng 980.118 18,61% Khu vực Bắc Trung Bộ 658.254 12,50% Khu vực Duyên hải miềnTrung 749.489 14,23% Khu vực Tây Nguyên 158.506 3,01% Vùng đông nam Bộ 866.516 16,45%
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long 1.018.341 19,33%
Tổng số 5.266.938 ngƣời
Số ngƣời tàn tật ở Việt Nam nhiều nhƣ trên là do nhiều nguyên nhân và theo số liệu điều tra của Bộ Lao động – Thƣơng binh và xã hội thì nguyên nhân chủ yếu tập trung vào các dạng sau:
- Do bẩm sinh: 35,8%
- Do bệnh tật: 32,34%
- Do hậu quả của chiến tranh: 25,56%
- Do tai nạn lao động: 3,49%
- Do tai nạn giao thông: 1,16%
- Các nguyên nhân khác: 1,57%
Có thể nhận thấy qua số liệu thống kê thì nguyên nhân bẩm sinh, bệnh tật và hậu quả của chiến tranh chiếm tỷ lệ cao nhất. Thực trạng đời sống của ngƣời tàn tật rất khó khăn, đa số thuộc diện hộ gia đình nghèo, việc tham gia hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội rất hạn chế. Vì vậy, muốn giúp đỡ ngƣời tàn tật hoà nhập đƣợc với cộng đồng và có thu nhập ổn định Nhà nƣớc cần có những chính sách ƣu đãi dành cho họ và phảI có sự quan tâm trợ giúp của toàn xã hội.
Về chính sách: Trong những năm qua bên cạnh các chính sách phát triển kinh tế, Nhà nƣớc luôn có các chính sách giảI quyết các vấn để xã hội. Các
chính sách trợ giúp ngƣời tàn tật đƣợc thể chế hoá trong Hiến pháp năm 1992 và ở rất nhiều các văn bản luật và dƣới luật khác nhƣ Pháp lệnh về ngƣời tàn tật, Bộ luật lao động, Nghị định số 55/1999/NĐ-CP của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh ngƣời tàn tật…Hiện nay các chính sách trợ giúp đối với ngƣời tàn tật vẫn đang đƣợc tiếp tục thực hiện, Bộ Lao động thƣơng binh & xã hội đang thực hiện xây dựng đề án tổng thể trợ giúp ngƣời tàn tật trong giai đoạn 2006-2010 để trình Chính phủ phê duyệt và dự kiến sẽ tiến hành xây dựng luật về ngƣời tàn tật trong năm 2007, 2008. Đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc trợ giúp ngƣời tàn tật ở nƣớc ta trong thời gian tới
Để trợ giúp ngƣời lao động tham gia vào quan hệ lao động có việc làm và thu nhập ổn định cho bản thân và gia đình thì việc hỗ trợ học nghề và tạo việc làm là một chính sách cần thiết của nhà nƣớc.Thực tiễn, trong giai đoạn 2000- 2004 có khoảng 58.000 ngƣời tàn tật đƣợc học nghề. Hiện cả nƣớc có 404 trung tâm dạy nghề, 212 trƣờng Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học có dạy nghề và 150 trung tâm dịch vụ việc làm có dạy nghề với 7.056 giáo viên chuyên dạy nghề cho ngƣời tàn tật hoặc vừa dạy nghề cho ngƣời lao động bình thƣờng vừa dạy nghề cho ngƣời khuyết tật. Hầu hết các cơ sở trên đều dạy nghề cho ngƣời tàn tật, tuy nhiên quy mô dạy nghề cho ngƣời tàn tật còn nhỏ. Theo điều tra có khoảng 58,5% tổng số ngƣời tàn tật có nhu cầu, nguyện vọng đƣợc học nghề. Trong số đã đƣợc học nghề có 34% học tại các cơ sở dạy nghề dành riêng; 38,66% tại các cơ sở dạy nghề và 27,34% tại các cơ sở khác. Theo số liệu điều tra tai 33/66 tỉnh, thành phố, đến năm 2000 có 334 cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho ngƣời tàn tật, thu hút 13.389 lao động trong đó 10.394 ngƣời tàn tật (chiếm 77,63%). Cũng tại 33 tỉnh, thành trên có 16.408 ngƣời tàn tật (chiếm 3,01%) trong tổng số 545.194 lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp.Tại nhiều tỉnh, thành phố có tỷ lệ lao động là ngƣời tàn tật cao trong các
doanh nghiệp nhƣ : Nam Định (12,44%), Thái Bình (6,96%), Quảng Ngãi (4,26%), Quảng Ninh (4,15%).
Trong công tác trợ giúp ngƣời tàn tật mặc dù đã có những kết quả nhất định, tuy nhiên nhận thức chung của xã hội, của các cấp các ngành hữu quan về ý nghĩa, trách nhiệm trong công tác xây dựng chính sách, thực hiện chính sách đối với ngƣời tàn tật còn nhiều hạn chế. Thực tế, việc trợ giúp ngƣời tàn tật chƣa đƣợc coi là trách nhiệm xã hội, là mục tiêu phát triển, tiến bộ xã hội, mà hầu hết nhận thức cho rằng đây chỉ là việc làm từ thiện, khi nào cần và dƣ thừa vật chất mới làm, dẫn tới công tác này chƣa thật sự khoa học và hiệu quả.
Ngoài ra, do nhận thức chƣa đầy đủ, các cấp chính quyền ở một số địa phƣơng chƣa thật sự coi trọng sự chỉ đạo công tác trợ giúp ngƣời tàn tật nên kinh phí đầu tƣ cho công việc này còn ít, chƣa thực sự giảI quyết đƣợc các nhu cầu cơ bản cho ngƣời tàn tật phù hợp với sự phát triển kinh tế của địa phƣơng. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật liên quan đến nguời tàn tật tuy đƣợc đánh giá là tƣơng đối đầy đủ nhƣng có một số quy định chƣa đƣợc sửa đổi, bổ sung dẫn tới giảm hiệu lực khi triển khai thực hiện. Số cán bộ, tổ chức làm công tác trợ giúp ngƣời tàn tật còn mỏng về lực lƣợng , chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn, hầu hết hiện nay các cán bộ ở cấp cơ sở là kiêm nhiệm, trình độ cán bộ xã hội ở công đồng chƣa có kinh nghiệm và kỹ năng công tác xã hội đối với ngƣời tàn tật.
Các hoạt động trợ giúp thƣờng xuyên cho ngƣời tàn tật mặc dù đã đƣợc thực hiện nhƣng chƣa thực sự rộng khắp, còn nhiều đối tƣợng ngƣời tàn tật khó khăn nhƣng chƣa đƣợc hƣởng các chính sách trợ giúp, thậm chí nhiều hoạt động trợ giúp chỉ dừng lại ở hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ, chƣa có chiến lƣợc lâu dài cho
sự phát triển của ngƣời tàn tật. Và đây chính là những tồn tại, hạn chế trong công tác trợ giúp ngƣời tàn tật ở nƣớc ta.
Để tạo môi trƣờng thuận lợi cho ngƣời tàn tật có thể hoà nhập vào cộng đồng xã hội đƣợc hƣởng sự ƣu đãi, tạo sự bình đẳng cho họ tham gia vào quan hệ lao động giúp họ có đƣợc việc làm ổn định và có thu nhập lâu dài bảo đảm điều kiện sống tối thiểu cho họ thì việc xây dựng một hệ thống các chính sách trợ giúp ngƣời tàn tật đồng bộ và đầy đủ để đƣa vào cuộc sống là việc làm cần thiết, cấp bách nhằm thúc đẩy hơn nữa công tác trợ giúp ngƣời tàn tật, hƣớng tới một xã hội tiến bộ và phát triển bền vững.