Một số giải pháp chính nhằm giải quyết việc làm và thực hiện bảo hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền lao động trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Luật văn ThS. Luật 60 38 60 (Trang 100 - 105)

4 .CƠ SỞ PHÁP LÝ QUỐC GIA

3.3. PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ VIỆC LÀM VÀ

3.3.2 Một số giải pháp chính nhằm giải quyết việc làm và thực hiện bảo hộ

3.3.3.1 Xây dựng thực hiện có hiệu quả chương trình quốc gia về việc làm và bảo hộ lao động.

Trong lĩnh vực việc làm

Việc xây dựng thực hiện có hiệu quả chƣơng trình quốc gia về việc làm sẽ tạo cơ hội giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực vào phát triển kinh tế đất nƣớc. Sau 13 năm thực hiện Chƣơng trình quốc gia về việc làm đã đạt đƣợc những thành quả nhất định, nhƣng trong giai đoạn 2006-2010 chƣơng trình quốc gia về việc làm phải đạt đƣợc những mục tiêu đề ra đó là bảo đảm việc làm cho khoảng 49,5 triệu ngƣời lao động, trong đó tạo thêm việc làm cho 8 triệu lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống dƣới 5% vào năm 2010; giảm tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn xuống dƣới 6% vào năm 2010. Để đạt đƣợc mục tiêu này thì việc xây dựng chƣơng trình quốc gia về việc làm giai đoạn 2006-2010 phải có những giải pháp mang tính đột phá để bảo đảm thực hiện đƣợc nhiệm vụ của mình, cụ thể phải xây dựng thực hiện các hoạt động sau:

Thứ nhất, phải dành các món vay ƣu đãi với lãi suất thấp đối với ngƣời thất nghiệp, ngƣời thiếu việc làm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có khả

năng thu hút nhiều chỗ làm việc mới, qua đó tạo việc làm cho 1,7 – 1,8 triệu lao động thông qua hoạt động vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm.

Thứ hai, hỗ trợ về đào tạo nghề, đào tạo định hƣớng gắn với việc làm nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn lao động và chuyên gia đáp ứng yêu cầu của ngƣời sử dụng lao động ngoài nƣớc, mở rộng và tìm kiếm thị trƣờng để cung cấp thêm cho thị trƣờng để cung cấp thêm cho thị trƣờng ngoài nƣớc 40-50 vạn lao động đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài.

Thứ ba, thực hiện củng cố, mở rộng và phát triển thị trƣờng lao động trong nƣớc, bao gồm việc tổ chức, sắp xếp lại các Trung tâm giới thiệu việc làm; xây dựng 3 Trung tâm trọng điểm cấp vùng; hỗ trợ đầu tƣ trang thiết bị, phát triển hoàn thiện thị trƣờng lao động; tổ chức nhiều Hội trợ việc làm; và thực hiện lồng ghép kế hoạch lao động, việc làm trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng.

Thứ tƣ, phải hỗ trợ công tác dạy nghề gắn với tạo việc làm mới thông qua việc hỗ trợ với kỹ năng đƣợc sử dụng trong doanh nghiệp để 250.000 lao động có thể tiếp cận đƣợc với công việc mới ngay sạu khi đƣợc đào tạo.

Thứ năm, thực hiện triển khai công tác đào tạo nhằm nâng cao bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ quản lý nhà nƣớc về lao động – việc làm và quản lý sự nghiệp, cán bộ Trung tâm giới thiệu việc làm và ngƣời sử dụng lao động ở các cấp quản lý nhà nƣớc và trong các doanh nghiệp có sử dụng ngƣời lao động.

Trong lĩnh vực bảo hộ lao động

Quán triệt đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng, thực hiện Bộ luật lao động và các cam kết quốc tế. Chƣơng trình quốc gia về Bảo hộ lao động giai đoạn 2006-

2010 đƣợc xây dựng. Mục tiêu chung của chung của chƣơng trình là chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trƣờng lao động, phòng ngừa và giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ ngƣời lao động, nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn tính mạng và hạnh phúc cho ngƣời lao động góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia.

Chủ yếu mục tiêu của chƣơng trình Quốc gia về bảo hộ lao động thể hiện ở các hoạt động sau:

Thứ nhất là các hoạt động nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về bảo hộ lao động bao gồm việc hoàn thiện mô hình quản lý nhà nƣớc về bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động, hoàn thiện hành lang pháp lý về bảo hộ lao động, xây dựng mô hình quản lý an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp và xây dựng quỹ bồi thƣờng tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đồng thời xây dựng chƣơng trình hợp tác quốc tế lĩnh vực trợ giúp kỹ thuật, đào tạo huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

Thứ hai là các hoạt động cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn lao động, tập trung vào một số lĩnh vực có nguy cơ cao nhƣ khai thác khoáng sản, sử dụng điện, xây dựng, khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ; khu vực sản xuất nông nghiệp và nông thôn.

Thứ ba là các hoạt động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp quản lý, các tổ chức, cá nhân thông qua việc tăng cƣờng năng lực thông tin – tuyên truyền, huấn luyện, tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền, huấn luyện, xây dựng Website, tổ chức Tuần lễ quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ… và đẩy mạnh các hoạt động phong trào quần chúng làm công tác bảo hộ lao động nhằm thực hiện xã hội hoá công tác bảo hộ lao động.

Thứ tƣ là các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ về bảo hộ lao động nhằm cải thiện điều kiện làm việc, xử lý ô nhiễm môi trƣờng lao động, ứng dụng các giải pháp an toàn nhằm hạn chế cho những ngƣời lao động làm việc trên môi trƣờng lao động có nguy cơ rủi ro cao nhƣ công trƣờng xây dựng .

Thứ năm là các hoạt động của các Bộ, ngành, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc xây dựng chƣơng trình, kế hoạch về bảo hộ lao động phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đơn vị với nội dung về cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động tiến tới cam kết thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động và xây dựng văn hoá an toàn trong lao động.

Chƣơng trình hành động của quốc gia về bảo hộ lao động giai đoạn 2006- 2010 đƣợc đặt ra nhằm thực hiện tốt các mục tiêu đã đặt ra bảo đảm tạo ra môi trƣờng làm việc trong đó điều kiện làm việc cho ngƣời lao động đƣợc bảo đảm, ngăn chặn mức thấp nhất tai nạn lao động cho ngƣời lao động.

3.3.3.2 Tăng cường đào tạo nghề cho người lao động có chất lượng đáp ứng được yêu cầu thực tiễn thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Để có đƣợc nguồn nhân lực có trình độ tri thức và khả năng cạnh tranh tốt trong thị trƣờng lao động trong nƣớc và quốc tế cần thiết phải có những chính sách đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu thực tiễn, đáp ứng đƣợc yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn thì mới góp phần giải quyết việc làm cho ngƣời lao động có hiệu qủa.

Hiện nay, việc tập trung phát triển đào tạo nghề đƣợc thực hiện với 3 cấp trình độ sơ cấp nghề (dƣới 1 năm), trung cấp nghề (2 năm), và cao đẳng nghề (3

năm). Thực hiện đẩy mạnh công tác đào tạo nghề nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng lao động trong nƣớc và thị trƣờng lao động quốc tế. Việc phát triển đào tạo nghề phải có các biện pháp cụ thể nhƣ:

Thực hiện quy hoạch lại mạng lƣới các trƣờng, các cơ sở dạy nghề trong cả nƣớc theo hƣớng đào tạo các cấp trình độ. Đối với các trƣờng đào tạo nghề có quy mô lớn, quan trọng thì các Bộ phải quản lý trực tiếp còn các cơ sở đào tạo nghề nhỏ giao cho các địa phƣơng, các doanh nghiệp quản lý, thực hiện xã hội hoá dạy nghề.

Ngoài ra, phải đổi mới và chuẩn hoá nội dung, chƣơng trình đào tạo của các cơ sở dạy nghề để đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn, tiếp thu ứng dụng theo kịp đƣợc tiến bộ khoa học kỹ thuật của thế giới. Trong quá trình đào tạo phải thực hiện kiểm định chất lƣợng đào tạo tại các trƣờng coi đây là công cụ quản lý và nâng cao chất lƣợng đào tạo. Đồng thời nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trong các trƣờng đào tạo nghề có đủ năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tâm huyết với nghề để có thể đào tạo ra đội ngũ tri thức mà đất nƣớc đang cần.

Phải thực hiện xã hội hoá việc dạy nghề nhằm tăng quy mô, chất lƣợng đào tạo nghề, thực hiện liên kết giữa các trƣờng với các cá nhân, tổ chức trong nƣớc và ngoài nƣớc để phát triển dạy nghề đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo nghề nhằm tranh thủ khả năng viện trợ hoặc hỗ trợ về thiết bị, trang bị giảng dạy, kinh nghiệm giảng dạy… trong đào tạo nghề.

Thực trạng hiện nay việc đào tạo nghề chủ yếu dựa trên cơ sở các văn bản dƣới luật do các Bộ ngành hƣớng dẫn thực hiện mà chƣa có một văn bản luật thống nhất điều chỉnh. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn chất lƣợng đào tạo nghề

hiện nay rất kém chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng lao động, vì vậy muốn việc đào tạo nghề đạt đƣợc hiệu quả chất lƣợng đào tạo và thực hiện việc xã hội hoá học nghề, định hƣớng đào tạo nghề phù hợp với yêu cầu thực tiễn cần thiết phải có Luật dạy nghề ban hành. Trong dự thảo ban hành pháp luật năm 2006 cũng đã có định hƣớng thông qua Luật dạy nghề, phải nhanh chóng thực hiện công tác soạn thảo ban hành luật dạy nghề cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và xu hƣớng hội nhập hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền lao động trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Luật văn ThS. Luật 60 38 60 (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)