Một số nội dung của chế độ bảo hộ laođộng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền lao động trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Luật văn ThS. Luật 60 38 60 (Trang 55 - 70)

4 .CƠ SỞ PHÁP LÝ QUỐC GIA

2.2 Chế định Bảo hộ laođộng

2.2.2 Một số nội dung của chế độ bảo hộ laođộng

2.2.2.1 Những qui định chung về An toàn lao động – Vệ sinh lao động

Nhà nƣớc thống nhất quản lý và qui định cụ thể về các tiêu chuẩn ATLĐ,VSLĐ. Có hai loại tiêu chuẩn: tiêu chuẩn cấp nhà nƣớc và tiêu chuẩn cấp ngành

Tiêu chuẩn cấp nhà nƣớc là những tiêu chuẩn bắt buộc thực hiện đối với các ngành các nghề trong phạm vi cả nƣớc. Các tiêu chuẩn ngày do Chính phủ hoặc cơ quan đƣợc Chính phủ ủy quyền ban hành. Mọi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nƣớc hoặc nƣớc ngoài, cơ quan nhà nƣớc, tổ chức xã hội .. khi sử dụng lao động trên lãnh thổ Việt Nam đều phải thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn cấp nhà nƣớc về bảo đảm ATLĐ,VSLĐ.

Tiêu chuẩn cấp ngành là tiêu chuẩn do cơ quan quản lý cấp ngành đó ban hành phù hợp với các tiêu chuẩn của nhà nƣớc và có giá trị bắt buộc thi hành trong phạm vi đối tƣợng mà tiêu chuẩn quy định áp dụng. Ví dụ: trong lĩnh vực xây dựng phải bảo đảm các tiêu chuẩn mà Bộ ngành đó quy định.

Ngoài ra, ngƣời sử dụng lao động nào cũng phải bảo đảm tuân thủ đúng các tiêu chuẩn của nhà nƣớc về bảo đảm ATLĐ,VSLĐ cho ngƣời lao động trong quá trình lao động nhƣ “các tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường nóng, ẩm, ồn, rung, và các yếu tố có hại khác. Các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra đo lường”(Điều 97 BLLĐ)

Về phía ngƣời lao động phải có nghĩa vụ chấp hành đầy đủ các quy định về ATLĐ,VSLĐ của đơn vị. Tuy nhiên, trong những trƣờng hợp cần thiết ngƣời lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc đƣợc phép rời bỏ nơi làm việc

nếu thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe của mình và báo ngay cho ngƣời sử dụng lao động biết.

2.2.2.2 Các chế độ bảo hộ lao động cơ bản

Trong quá trình lao động ngƣời lao động có quyền đƣợc bảo đảm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, các quyền và lợi ích hợp pháp khác và ngƣời sử dụng lao động phải có nghĩa vụ thực hiện các quy định về bảo hộ lao động để cho các quyền cơ bản trên đƣợc thực thi. Các chế độ bảo hội lao động cơ bản gồm có:

2.2.2.2.1 Chế độ trang bị phƣơng tiện cá nhân:

phải đƣợc thực hiện áp dụng với ngƣời lao động làm việc ở những môi trƣờng có yếu tố nguy hiểm, độc hại. Đây là những trang bị cho cá nhân ngƣời lao động nhằm ngăn ngừa, hạn chế sự tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại có thể dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho ngƣời lao động. Ngƣời sử dụng lao động có nghĩa vụ trang bị đầy đủ các phƣơng tiện này theo đúng tiêu chuẩn về chất lƣợng và quy cách cho ngƣời lao động. Ngƣời lao động khi đƣợc phát các trang bị phƣơng tiện cá nhân phải thực hiện đầy đủ các quy định về việc sử dụng, bảo quản tốt các phƣơng tiện này.

2.2.2.2.2 Chế độ bảo vệ sức khỏe cho ngƣời lao động:

Thứ nhất, ngƣời sử dụng lao động phải bảo đảm thực hiện chế độ khám sức khỏe cho ngƣời lao động. Tại điều 102 BLLĐ qui định rõ: “Người lao động phải được khám sức khỏe khi tuyển dụng và khám sức khỏe định kỳ theo chế độ quy định. Chi phí khám sức khỏe cho người lao động do người sử dụng lao động chịu”. Ngay từ quá trình tuyển dụng lao động ngƣời sử dụng lao động phải tiến

hành kiểm tra sức khỏe để có thể bố trí công việc phù hợp với năng lực và sức khoẻ của ngƣời lao động.

Trong quá trình sử dụng lao động ngƣời sử dụng lao động phải tiến hành kiểm tra định kỳ sức khỏe cho ngƣời lao động theo qui định của pháp luật. Phải khám sức khỏe cho ngƣời lao động, kể cả ngƣời học nghề, tập nghề, ít nhất một lần trong một năm, đối với ngƣời làm công việc nặng nhọc, độc hại thì ít nhất 6 tháng 1 lần. Việc khám sức khỏe phải do các đơn vị y tế Nhà nƣớc thực hiện. Ngòai ra, doanh nghiệp còn có trách nhiệm tổ chức chăm lo sức khỏe cho ngƣời lao động và phải kịp thời sơ cứ, cấp cứu cho ngƣời lao động khi họ gặp rủi ro.

Thứ hai, ngƣời sử dụng lao động phải thực hiện chế độ bồi dƣỡng bằng hiện vật áp dụng cho mọi ngƣời lao động trong quá trình làm việc ở môi trƣờng có yếu tố nguy hại vƣợt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép thì đƣợc hƣởng chế độ này.Chế độ bồi dƣỡng bằng hiện vật phải bảo đảm công bằng đối với công việc, môi trƣờng có mức độ độc hại nhƣ nhau thì mức bồi dƣỡng nhƣ nhau. Bồi dƣỡng tại chỗ, trực tiếp theo ca làm việc, hiện vật dùng để bồi dƣỡng phải là những loại thực phẩm, nƣớc giải khát.. để ngƣời lao động phục hồi sức lao động, giảm bớt sự xâm nhập của chất độc hại, cấm hình thức trả tiền thay bồi dƣỡng bằng hiện vật cho ngƣời lao động.

Thứ ba, là chế độ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Đây là một nội dung cơ bản trong luật lao động. Việc qui định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cho ngƣời lao động sẽ bảo đảm cho hiệu quả, năng suất lao động cao và ngƣời laođộng có thể tái sản xuất sức lao động trong thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh hiện tƣợng bóc lột sức lao động và sử dụng lao động cƣỡng bức. Hiến chƣơng của tổ chức ILO đã qui định “Một tiêu chuẩn phải đạt là chấp nhận mỗi ngày làm viẹc 8 giờ hoặc mỗi tuần làm việc là 48 giờ” và các nƣớc là thành viên

của ILO cụ thể hóa thời giờ làm việc phù hợp với quy định trên, đối với một số nƣớc có nền công nghiệp phát triển đã thực hiện rút ngắn thời giờ làm việc cho ngƣời lao động nhƣ ở các nƣớc Tây âu, thời giờ làm việc là 32-39 giờ/ tuần; ở Mỹ, Canada là 36 -39 giờ/ tuần hoặc 5 ngày làm việc/tuần; Brunây không quá 8 giờ/ngày; Xingapo là 8 giờ/ngày hoặc 44 giờ/ tuần; và ở Thái Lan là 8 giờ/ ngày hoặc 48 giờ/ tuần.

Còn ở Việt Nam quyền làm việc và quyền nghỉ ngơi đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp 1992 và đƣợc thể chế hóa thành qui định cụ thể tại BLLĐ điều 68: “Thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hợc 48 giờ trong một tuần.

Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn từ một đến 2 giờ đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ lao động thương binh và xã hội ban hành.” Qui định này hòan tòan phù hợp với tiêu chuẩn về thời giờ làm việc của tổ chức ILO đã qui định.

Để bảo đảm thực hiện nội dung về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi theo đúng nội dung của bảo hộ lao động yêu cầu thì các đơn vị khi sử dụng lao động phải bảo đảm mối quan hệ hợp lý giữa thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với ngƣời lao động, thực hiện áp dụng ngày làm việc rút ngắn đối với một số công việc có mức độ độc hại, nguy hiểm cao ví dụ nhƣ: ngƣời làm việc trong hầm mỏ, khai thác than… Đồng thời, hạn chế hoặch không áp dụng chế độ làm việc ca đêm hoặc làm thêm giờ đối với một số loại công việc và đối tƣợng lao động theo quy định của pháp luật.

2.2.2.2.3 Một số những quy định riêng về bảo hộ lao động dành cho lao động yếu thế

Trong quan hệ lao động có một số đối tƣợng do có những đặc điểm xuất phát từ các yếu tố nhƣ tâm sinh lý, thể trạng sức khỏe nên không có những khả năng điều kiện lao động nhƣ những lao động bình thƣờng khác nên đƣợc xếp vào loại lao động yếu thế. Đối với loại lao động này, pháp luật luôn dành cho họ những hỗ trợ, ƣu đãi nhất định nhằm trợ giúp họ có thể tham gia, hòa nhập cộng đồng, tham gia vào quan hệ lao động và các quan hệ xã hội khác. Đây cũng là việc thực hiện chính sách xã hội của Nhà nƣớc ta. Nhóm lao động yếu thế là những lao động có những đặc điểm riêng về thể chất, tinh thần, tâm sinh lý nên khi tham gia vào quan hệ lao động họ phải đƣợc hƣởng những chế độ riêng nhằm bảo đảm cho quyền lao động đƣợc thực hiện, những loại lao động yếu thế gồm có : Lao động nữ, lao động chƣa thành niên, lao động tàn tật và lao động là ngƣời cao tuổi.

2.2.2.2.3.1 Những qui định riêng đối với lao động nữ

Chủ tịch Hồ Chí Minh thƣờng căn dặn mỗi cán bộ, Đảng viên và nhân dân ta phải quan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Ngƣời chỉ rõ: "Chúng ta làm cách mạng để tranh lấy bình quyền, bình đẳng, gái trai đều ngang quyền nhƣ nhau...Phụ n.ữ thì phải tự mình phấn đấu, giữ gìn quyền bình đẳng đối với đàn ông. Đàn ông phải kính trọng phụ nữ.

Hiến pháp Việt Nam 1992 đã quy định' quyền bình đẳng giữ nam và nữ.”

"Cùng việc làm như nhau, phụ nữ được hưởng lương ngang với nam giới. Nhà nước bạc đảm cho phụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương. Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và của trẻ em”

Theo quy định của pháp luật, mọi công dân không phân biệt nam nữ đều có quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm nhƣ nhau về sở hữu tài sản, tự chủ, tự quyết

định tham gia hoạt động kinh tế và hƣởng các lợi ích, thu nhập từ hoạt động kinh tế theo quy định; mọi ngƣời đều có quyền tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình dộ; có quyền làm bất kỳ việc gì mà pháp luật không cấm, ngƣời sử dụng lao động phải thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam nữ về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lƣơng và trả công lao động...

Đối với lao động nữ pháp luật không những chỉ bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong quan hệ lao động mà còn có những qui định pháp luật cụ thể nhằm hạn chế, ngăn chặn những ảnh hƣởng của điều kiện môi trƣờng làm việc có hại đến sức khỏe và chức năng sinh đẻ và nuôi con của ngƣời phụ nữ. (Chƣơng X từ điều 109 đến điều 118 BLLĐ).Ngƣời sử dụng lao động phải có nghĩa vụ thực hiện các quy định này, cụ thể:

+ Không đƣợc sử dụng lao động nữ làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hƣởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con.

+ Không đƣợc sử dụng ngƣời lao động nữ bất kỳ độ tuổi nào làm việc thƣờng xuyên dƣới mặt đất, trong hầm mỏ hoặc ngâm mình dƣới nƣớc.

+ Không đƣợc sử dụng lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 hoặc đang nuoi con dƣới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa.

+ Đối với những ngƣời đang nuôi con nhỏ dƣới 12 tháng tuổi phải áp dụng rút ngắn thời gian làm việc đƣợc nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc mà vẫn hƣởng đủ lƣơng.

Những quy định trên phù hợp với nội dung quy định trong công ƣớc 45 của tổ chức ILO qui định về việc sử dụng phụ nữ vào những công việc dƣới mặt đất, trong hầm mỏ.

Ngoài ra, nhà nƣớc phải bảo đảm quyền làm việc của phụ nữ bình đẳng về mọi mặt với nam giới, kết hợp hài hòa lao động và cuộc sống gia đình (Điều 109 BLLĐ); Nhà nƣớc có trách nhiệm mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ để họ có thể có thêm nghề dự phòng phù hợp với đặc điểm cơ thể, sinh lý của đối tƣợng này và vẫn bảo đảm thực hiện tốt thiên chức làm mẹ và chăm sóc gia đình của họ.

Đối tƣợng lao động nữ là lao động đặc thù vì bên cạnh việc tham gia vào quan hệ lao động nhƣ những đối tƣợng lao động bình thƣờng khác họ còn phải thực hiện thiên chức sinh đẻ, chăm sóc gia đình và nuôi dạy con cái nên khi tham gia vào quan hệ lao động họ thƣờng không bảo đảm đƣợc quá trình lao động liên tục hoặc bảo đảm thời gian làm việc bình thƣờng nhƣ các đối tƣợng lao động khác. Vì vậy, pháp luật đã có những qui định riêng dành cho đối tƣợng này, tại điều 18 Nghị định 114/2002/NĐ-CP qui định nhƣng ƣu đãi dành riêng cho đối tƣợng lao động nữ cụ thể là: Ngƣời sử dụng lao động phải ƣu tiên nhận phụ nữ vào làm việc khi ngƣời đó đủ tiêu chuẩn tuyển chọn làm công việc phù hợp với cả nam và nữ mà doanh nghiệp đang cần; và ngƣời sử dụng lao động không đƣợc ra quyết định kỷ luật sa thải hoặc đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động đối với ngƣời lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ chế độ thai sản, hoặc đang nuôi con dƣới 12 tháng tuổi trừ trƣờng hợp mà doanh nghiệp đó chấm dứt hoạt động. Trong trƣờng hợp ngƣời lao động nữ có thai thì có quyền đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải bồi thƣờng theo quy định của pháp luật nếu có chứng nhận của thầy thuốc chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hƣởng xấu tới thai nhi (Điều 112 BLLĐ).

Pháp luật lao động nghiêm cấm ngƣời sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm danh dự và nhân phẩm phụ nữ. Những quy định này phù hợp với nội dung của công ƣớc quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức

phân biệt đối xử với phụ nữ (Đã nêu ở mục 3.4 Chƣơng I) mà Việt Nam là thành viên tham gia công ƣớc.

2.2.2.2.3.1 Những qui định riêng đối với lao động chƣa thành niên

Đối với lao động chƣa thành niên do chƣa phát triển đầy đủ về mặt thể lực, trí lực nhƣng vẫn tham gia vào quá trình lao động do nhu cầu việc làm. Vì vậy, để bảo hộ cho lao động thành niên đƣợc tham gia quan hệ lao động mà vẫn bảo đảm đƣợc các điều kiện phát triển bình thƣờng về trí lực và thể lực, Nhà nƣớc thừa nhận quyền lao động của vị thành niên và có các quy định riêng dành cho đối tƣợng lao động này qui định tại chƣơng XI, Mục I từ điều119 đến điều 122 Bộ luật lao động.

Theo qui định tại điều 119 BLLĐ:” Lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi. Nơi có sử dụng lao động chưa thành niên phải lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi thanh tra viên lao động yêu cầu.Nghiêm cấm lạm dụng sức lao động của người chưa thành niên”

Ngƣời sử dụng lao động khi tuyển dụng nhận ngƣời lao động chƣa thành niên vào làm việc phải sắp xếp họ vào các công việc phù hợp với sức khỏe mà vẫn bảo đảm sự phát triển vể thể lực, trí lực, nhân cách của ngƣời lao động chƣa thành niên và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc về các mặt sức khỏe, lao động, tiền lƣơng, học tập, trong quá trình lao động. Đồng thời, ngƣời sử dụng lao động phải bảo đảm thực hiện các qui định của pháp luật khi sử dụng lao động chƣa thành niên:

+ Không đƣợc sử dụng lao động chƣa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hƣởng xấu đến sự phát triển thể lực, trí lực hoặc nhân cách của họ (Điều 121 BLLĐ)

+ Không nhận trẻ em chƣa đủ 15 tuổi vào làm việc, trừ một số công việc mà Bộ lao động thƣơng binh và xã hội quy định. Khi nhận trẻ em dƣới 15 tuổi vào làm việc,học nghề, tập nghề phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc ngƣời đỡ đầu.

+ Ngƣời sử dụng lao động phải áp dụng ngày làm việc rút ngắn đối với lao động chƣa thành niên và chỉ sử dụng họ làm việc ban đêm, làm thêm giờ trong một số nghề và công việc theo quy định của pháp luật.”Thời giờ làm việc của ngƣời lao động chƣa thành niên không đƣợc qúa 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần”.

+ Lao động chƣa thành niên nếu cùng làm công việc nhƣ lao động thành niên thì đƣợc trả lƣơng nhƣ nhau

Việc nghiêm cấm lạm dụng sức lao động của ngƣời chƣa thành niên và bảo vệ cho lao động thành niên đƣợc tham gia vào quan hệ lao động mà vẫn bảo đảm đƣợc các điều kiện phát triển trí lực, thể lực và nhân cách là mục tiêu xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền lao động trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Luật văn ThS. Luật 60 38 60 (Trang 55 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)