Đặc điểm về điều kiện tự nhiên thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thi hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở tại thành phố Đà Nẵng 07 (Trang 40 - 43)

Hình 2.1: Vị trí địa lý của thành phố Đà Nẵng

Nguồn: www//http:sontra.danang.gov.vn

Thành phố Đà Nẵng thuộc Vùng duyên hải trung Trung bộ, nằm ở vị trí trung độ của cả nƣớc;

Có toạ độ địa lý: 150

55' 19''đến 160

31' 20'' Vĩ độ Bắc và 1070 49' 11'' đến 1080

20' 20'' Kinh độ Đông. Phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế và tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.285,43km2; trong đó, các quận nội thành chiếm diện tích 213,05km2. Về tổ chức hành chính, thành phố Đà Nẵng có 6 quận, 2 huyện (có 1 huyện đảo Hoàng Sa) với tổng số 56 xã, phƣờng. Huyện Hoàng Sa đƣợc xác định có diện tích 305 km², với địa giới bao gồm một quần đảo có tên gọi là quần đảo Hoàng Sa nằm cách đất liền khoảng 170 hải lý (315 km) [36, tr.5].

Địa hình, địa mạo

Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.

Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700-1.500m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trƣờng sinh thái của thành phố.

Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hƣởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố [36, tr.6].

Khí hậu

Thành phố Đà Nẵng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam. Theo số liệu của Đài Khí tƣợng Đà Nẵng, tại toạ độ 108012' kinh độ Đông và 1603' vĩ độ Bắc, thời gian quan trắc liên tục trên 50 năm. Khí hậu thành phố Đà Nẵng có các yếu tố đặc trƣng sau:

Nhiệt độ bình quân năm khoảng 25,60C, nhiệt độ cao nhất vào các tháng 6, 7 trung bình từ 380

C - 300C, nhiệt độ thấp nhất vào các tháng 12, 1, trung bình khoảng 22,70

C

Lƣợng mƣa bình quân năm là 2066 mm, lƣợng mƣa năm cao nhất là 3307 mm, lƣợng mƣa năm thấp nhất là 1400 mm, lƣợng mƣa ngày lớn nhất là 332 mm, số ngày mƣa trung bình 147 ngày. Tháng có số ngày mƣa trung bình nhiều nhất là tháng 10,11 (22 ngày) chiếm 70% tổng lƣợng mƣa cả năm.

Số giờ nắng trung bình: 2.158 giờ, số giờ chiếu nắng trung bình tháng nhiều nhất: 248 giờ (tháng 5,6,7), số giờ chiếu nắng trung bình tháng thấp nhất: 120 giờ (tháng 10,11) [36, tr.6-7].

trong đó đất nông nghiệp là 74.203,10 ha chiếm tỷ lệ 57,73%, đất phi nông nghiệp là 52.428,78 ha chiếm tỷ lệ 40,79%, đất chƣa sử dụng là 1.911,22 ha chiếm tỷ lệ 1,49%.

Thành phố Đà Nẵng có các loại đất sau: đất cồn cát và đất cát ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất xám, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng... Trong đó, quan trọng là nhóm đất phù sa ở vùng đồng bằng ven biển thích hợp với thâm canh lúa, trồng rau và hoa quả ven đô; đất đỏ vàng ở vùng đồi núi thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dƣợc liệu, chăn nuôi gia súc và có kết cấu vững chắc thuận lợi cho việc bố trí các cơ sở công trình hạ tầng kỹ thuật [36, tr.9-10].

Khoáng sản

Khoáng sản thành phố Đà Nẵng ít đa dạng về chủng loại và có quy mô nhỏ, qua thực tế và một số tài liệu tham khảo thì Đà Nẵng có các tài nguyên khoáng sản gồm: Đá xây dựng ở Hoà Nhơn, Hoà Phát, Hoà Sơn, đá hoa cƣơng ở Non Nƣớc, vàng ở Hoà Bắc, cát trắng, than bùn ở Hoà Khánh quận Liên Chiểu, đất làm gạch ngói ở huyện Hoà Vang, quận Liên Chiểu... phần lớn trữ lƣợng không đáng kể. Ngoài ra, vùng thềm lục địa ở Đà Nẵng cũng có triển vọng về dầu khí.

Tài nguyên biển

Thành phố Đà Nẵng với chiều dài bờ biển trên 80 km, có vịnh nƣớc sâu và vùng lãnh hải thềm lục địa độ sâu 200m từ bờ trải ra 125 km, là điều kiện thích hợp cho phát triển kinh tế tổng hợp biển. Khả năng phát triển kinh tế thuỷ hải sản của thành phố Đà Nẵng khá lớn, theo các tài liệu điều tra, vùng biển Đà Nẵng có trữ lƣợng hải sản lớn, khả năng khai thác hàng năm khoảng 60 - 70 ngàn tấn, càng ra vùng nƣớc sâu tỷ lệ cá nổi càng tăng, cá đáy giảm, sản lƣợng khai thác trung bình hàng năm khoảng 25 nghìn tấn, chủ yếu là cá nổi ven bờ.

Văn Đồng, Thanh Khê, Xuân Thiều, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch và nghỉ dƣỡng [36, tr.13-14].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thi hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở tại thành phố Đà Nẵng 07 (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)