Kiến nghị một số biện pháp tổ chức thực hiện pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 74 - 83)

1.2.1.1 .Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý bảohiểm xã hội

3.2. Một số kiến nghị cụ thể

3.2.3. Kiến nghị một số biện pháp tổ chức thực hiện pháp luật

BHXH tự nguyện từ thực tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Thứ nhất, xác định cụ thể biện pháp tổ chức thực hiện

Nhìn chung, BHXH tự nguyện là một loại hình mới được triển khai thực hiện trên cả nước từ năm 2008, và ở Thái Nguyên là từ năm 2009, do vậy việc thiếu kinh nghiệm trong công tác triển khai thực hiện là không thể tránh khỏi nên trước mắt cần có những biện pháp tối ưu, phù hợp với đặc điểm của Tỉnh cũng như các điều kiện của người lao động. Trước tiên, BHXH tỉnh Thái Nguyên cần mở rộng điều tra về nhu cầu thực sự và khả năng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn toàn tỉnh, nhất là tập trung vào các địa phương có số lượng lao động có nhu cầu tham gia cao và người tham gia cũng đã giải quyết được vấn đề thu nhập của mình. Sau đó tiến hành nhân rộng quy mô rộng rãi trên toàn bộ địa phương.

Đồng thời, phát huy hết khả năng, vai trò, nhiệm vụ mà ngành BHXH nói chung, BHXH tỉnh Thái Nguyên nói riêng đã đặt ra. Toàn cơ quan phải nêu cao tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân được tốt hơn. Đối với những cấn bộ có năng lực, phẩm chất yếu kém, có hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu gây khó khăn cho người nông dân thì phải có hình thức kỷ luật phù hợp. Không ngừng đổi mới và cải thiện công tác dịch vụ nhằm phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cán bộ thực hiện. Bên cạnh đó, cũng

cần phải chú trọng công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ, viên chức, giúp họ giỏi về chuyên môn lại đảm bảo phẩm chất đạo đức.

Thứ hai, bồi dưỡng – nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác BHXH tự nguyện, đổi mới công tác dịch vụ.

Để mọi thành viên trong xã hội, đặc biệt là người thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện nhận thức được đầy đủ mục đích, ý nghĩa, quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện, trước hết phải nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm của cán bộ làm công tác BHXH tự nguyện, coi công việc của mình là một hoạt động dịch vụ nhằm phục vụ nhân dân. Chất lượng và hiệu quả dịch vụ của cơ quan BHXH là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng, tổ chức triển khai chính sách BHXH tự nguyện cho người dân. Khi được hỏi những người đã tham gia, phần lớn đều cho rằng cơ quan BHXH tại địa phương phục vụ tốt, tận tình, chiếm 59,26% tương ứng 16 người, điều này có được là do người dân tham gia, khi tiếp xúc với cơ quan BHXH đều có cảm nhận công tác phục vụ tốt, giúp cho họ có thể hiểu nhiều hơn về chính sách, qua đó dễ dàng thực hiện các thủ tục khi tham gia, đồng thời đảm bảo các điều kiện khác nên họ sẵn sàng tham gia, đặt trọn niềm tin vào BHXH tự nguyện. Với 3,7% số người đã tham gia cảm thấy thái độ làm việc, phục vụ nhân dân của một số cán bộ, viên chức còn có biểu hiện quan liêu, gây phiền hà, trở ngại thì việc tham gia của họ sẽ có thái độ dè chừng, thiếu nhiệt tình, chưa có sự tự nguyện cao. Điều này cũng là một yếu tố tác động đến tâm lý người tham gia, bởi vì thái độ phục vụ của cán bộ sẽ tạo niềm tin to lớn đối với chính sách và sự yên tâm gửi gắm phần thu nhập cho những còn người luôn luôn hết lòng tận tụy phục vụ mình. Việc này còn có thể lý giải rằng quyết định tham gia BHXH tự nguyện hay không còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác như: sự hiểu biết chính sách, mức độ quan tâm, thu nhập... Những người cho rằng công tác phục vụ tốt, nhiệt tình, hết lòng vì nhân dân

(chiếm 23,59%) bằng một nửa số người cho rằng cơ quan BHXH chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm (chiếm 49,87%) cho thấy khả năng tham gia còn rất nhiều.

Ngoài việc cải thiện thái độ phục vụ sao cho phù hợp, nhằm tạo niềm tin cho người lao động thì việc tối ưu hóa và áp dụng linh hoạt sáng tạo những thủ tục thu đóng quỹ BHXH tự nguyện cũng là một yêu cầu quan trọng đối với đội ngũ thực hiện. Do đó, để làm tốt hơn nữa việc triển khai chính sách BHXH tự nguyện một cách sâu rộng, đạt kết quả cao, cần đổi mới công tác phục vụ, đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, đem lại niềm tin trong nhân dân.Qua khảo sát những năm vừa qua cho thấy, một thực tế đáng buồn là hiện mới chỉ có gần 30 cộng tác viên bảo hiểm ở các xã, phường (phần lớn là cán bộ văn hóa xã) phụ trách đại lý Bảo hiểm y tế tự nguyện với mức hỗ trợ 100 nghìn đồng/người/tháng. Thêm vào đó, các xã chưa có đại lý BHXH tự nguyện nên nếu muốn tham gia, người dân phải trực tiếp xuống đăng ký và nộp tại BHXH thành phố. Với đặc thù là một tỉnh trung du miền núi thì điều này phần nào đã khiến người dân có tâm lý e ngại tham gia. Thực trạng này có thể nhận thấy ở bất cứ địa phương nào trên địa bàn tỉnh. Đứng trước thực trạng này, trước mắt có thể giao cho đội ngũ cán bộ BHXH bắt buộc thực hiện, sau đó cần phải xây dựng những kế hoạch cụ thể để đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nhằm tiến tới chuyên môn hóa đội ngũ BHXH tự nguyện riêng, có trình độ về chuyên môn nghiệp vụ cao về BHXH tự nguyện. BHXH tỉnh Thái Nguyên cũng cần mở đại lý BHXH tự nguyện cấp xã, phường và có những chế độ khuyến khích nhiều hơn nữa cho cộng tác viên, cán bộ chuyên trách tạo sự thúc đẩy họ thu hút đông đảo người dân tham gia. Hơn thế nữa, do đối tượng áp dụng BHXH tự nguyện rộng rãi, mang tính chất tự do nên cần chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ BHXH ở cấp cơ sở, liên hệ mật thiết với các tổ chức, đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ,... nhằm quản lý, tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện có hiệu quả hơn.

Thứ ba, về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người lao động về sự cần thiết tham gia BHXH tự nguyện

Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh hầu hết cũng là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động và không thuộc diện áp dụng của pháp luật về BHXH bắt buộc như: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng; cán bộ không chuyên trách cấp xã; người lao động tự do, nông dân… Tuy vậy, tìm hiểu ở một số xã, phường trên địa bàn tỉnh cho thấy mặc dù BHXH các cấp đã tuyên truyền các chính sách, chế độ của các loại bảo hiểm đến người dân, nhưng mức độ tuyên truyền chưa sâu rộng nên đa số người dân vẫn chưa hiểu và mặn mà với loại hình bảo hiểm này. Nhiều người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa như Thái Nguyên đều cho rằng mức đóng BHXHTN vẫn còn là cao. Thu nhập thấp, lại chi phí cho sinh hoạt gia đình nên việc họ dành ra một khoản tiền đóng BHXH tự nguyện hàng tháng là điều bất khả thi. Do đó, cần đẩy mạnh tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người lao động về BHXH tự nguyện để họ hiểu rõ chính sách, chế độ, lợi ích của việc tham gia BHXH tự nguyện để họ hiểu, tin tưởng và tự nguyện tham gia.

Phối hợp chương trình BHXH tự nguyện với các chương trình mục tiêu khác như chương trình về hội chợ việc làm, chương trình xóa đói giảm nghèo...Để nhằm tận dụng lợi thế của các chương trình này trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm cho người nghèo, tạo cho họ có khả năng tìm kiếm được thu nhập để từ đó họ có điều kiện tham gia BHXH tự nguyện. Do đó, trong số các biện pháp mở rộng độ bao phủ của BHXH tự nguyện nên gắn liền với các chiến lược về phát triển kinh tế, chiến lược việc làm và chiến lược xóa đói giảm nghèo.

Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện BHXH tự nguyện trên địa bàn Tỉnh.

Vai trò của việc kiểm tra giám sát trong thực hiện Pháp luật về BHXH tự nguyện là vô cùng quan trọng, có thể thấy được rằng qua giám sát cơ quan BHXH sẽ nhanh chóng nắm bắt và có các giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những tồn tại và hạn chế trong việc triển khai các chế độ của cán bộ thực hiện và có thêm cơ sở thực tiễn để tham gia góp ý sửa đổi, bổ sung Luật BHXH, bảo vệ tốt hơn quyền được tham gia và hưởng BHXH của người lao động.

Qua giám sát phát hiện những vấn đề bất cập, chưa hợp lý trong chính sách và cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện chính sách BHXH tự nguyện, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi Luật BHXH và các quy định pháp luật khác có liên quan cho phù hợp với thực tiễn.Tập trung giám sát việc quản lý, sử dụng lao động, số lao động được tham gia đóng BHXH tự nguyện, mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện, việc đóng BHXH, việc thực hiện các chế độ BHXH cho người lao động tại doanh nghiệp; chỉ đạo triển khai tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về BHXH ở địa phương; công tác phối hợp giữa Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Liên đoàn Lao động và BHXH tỉnh, thành phố, BHXH các địa phương trong việc quản lý, tổ chức thực hiện, giám sát, thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHXH tự nguyện trên địa bàn. Đồng thời thông qua các biện pháp kiểm tra giám sát tiến hành tổng hợp được những ý kiến, kiến nghị của người lao động về nội dung chế độ và cách thức tổ chức sử dụng Quỹ BHXH nhất là BHXH tự nguyện. Tiến đến thực hiện tốt việc rà soát, kiểm tra chặt chẽ hồ sơ, thực hiện tốt việc đối chiếu với dữ liệu quản lý tập trung trước khi giải quyết các chế độ, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi trục lợi nguồn quỹ; nhiều địa phương trong Tỉnh cũng phải tích cực

cải tiến quy trình, rút ngắn thời gian giải quyết, tạo thuận lợi cho người thụ hưởng chế độ. Căn cứ vào mục tiêu và kết quả giám sát, báo cáo kết quả giám sát gửi Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan để tham gia sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện.

KẾT LUẬN

Bảo hiểm xã hội là một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Triển khai thực hiện pháp luật về BHXH là để đảm bảo về mặt vật chất, tinh thần cho mọi người tham gia và hưởng các chế độ BHXH ở mọi thành phần, khu vực kinh tế. BHXH tự nguyện đóng vai trò quan trọng trong hệ thống ASXH của một quốc gia trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, nhất là những quốc gia đang phát triển. Một quốc gia đang phát triển trong điều kiện hiện nay, muốn tồn tại và phát triển nhanh, vượt ra khỏi tình trạng kém phát triển, không thể không quan tâm giải quyết vấn đề ASXH, trong đó BHXH tự nguyện được xem là một trong những vấn đề trọng tâm.

Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống BHXH và ASXH tiến tới áp dụng chế độ BHXH cho mọi người lao động là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta trong thời kỳ mới. Chính vì vậy, việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành BHXH nhằm mục tiêu cụ thể hóa chủ trương đó. Luật BHXH quy định về BHXH tự nguyện cũng đã được ban hành và thực hiện, tuy nhiên kết quả tham gia BHXH tự nguyện của người lao động còn quá ít.

Với thực trạng đó, luận văn đã đi sâu phân tích, chứng minh làm rõ thêm cơ sở lý luận về pháp luật BHXH tự nguyện; đánh giá được thực trạng của lao động khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đánh giá nhu cầu, điều kiện khả năng và phân tích, đánh giá được các nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH; đưa ra một số giải pháp để thực thi pháp luật về BHXH tự nguyện trên địa bàn Tỉnh trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảo hiểm xã hội Thái Nguyên (2007), Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban, Trang thông tin điện tử UBND Tỉnh Thái Nguyên Thainguyen.gov.vn, Thái Nguyên.

2. Bảo hiểm xã hội Thái Nguyên (2013), Báo cáo thống kê thực hiện BHXH tỉnh Thái nguyên 2012, Thái Nguyên.

3. Bảo hiểm xã hội Thái Nguyên (2013), Tổng kết thực tế thu quỹ BHXH trên địa bàn Tỉnh Thái nguyên giai đoạn 2007 -2012, Thái Nguyên

4. Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên (2010), Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ 5 năm 2005-2009 và 6 tháng đầu năm 2010, Thái Nguyên. 5. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2012), Thống kê số đối tượng tham gia

BHXH năm 2007 - 2011, (Baohiemxahoi.gov.vn), Hà nội.

6. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2012), Thống kê số đối tượng tham gia BHXH năm 2007 - 2011, (Baohiemxahoi.gov.vn), Hà nội.

7. Báo Lao động (2013); Mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện: Người lao động được gì?, số đăng ngày 6/11/2013, Hà Nội.

8. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2013), Báo cáo thuyết minh chi tiết dự thảo Luật bảo hiểm xã hội, Hà Nội.

9. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2007), Báo cáo tổng kết chính sách bảo hiểm xã hội năm 2006, Hà Nội.

10. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2007), Nghị định số 190/2007/NĐ-CP Hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện, Hà Nội

11. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2013), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2012, Thái Nguyên.

12. Đặng Thị Vân Khánh (2013), Bảo hiểm xã hội tự nguyện – 5 năm thực hiện và một số kiến nghị hoàn thiện, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

13. Đinh Văn Sơn (2012), Tổ chức thực hiện Bảo hiểm xã hội trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐHTN, Thái Nguyên. 14. Hoàng Quốc Đạt (2012); Bảo hiểm xã hội tự nguyện – thực trạng và một

số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

15. Hội thảo về BHXH cho khu vực phi chính thức (2012), Vấn đề và triển vọng, Viện Khoa học Lao động và Xã hội – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với viện Hanns Seidel (CHLB Đức), Hà Nội.

16. Hội thảo tham vấn về Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) (2014), Ủy ban các vấn đề xã hội – Quốc Hội, Hà Nội.

17. ILO (1952), Công ước số 102 Công ước về Quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội, Geneva.

18. Nguyễn Phương Khánh (2014), Phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn Huyện Võ Nhai Tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐHTN, Thái Nguyên.

19. Lê Thị Thu Hương (2007), Bảo hiểm xã hội tự nguyện - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa Luật – ĐHQGHN, Hà Nội.

20. Quốc Hội (2006), Luật bảo hiểm xã hội (Luật số 71/2006/QH11), Hà Nội. 21. Quốc Hội (2013), Hiến pháp CHXHCN Việt Nam sửa đổi, Hà Nội.

22. Quốc Hội, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (Luật số 58/2014/QH13), Hà Nội. 23. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Thái Nguyên (2008), Khái quát các đặc thù về

http://congbaothainguyen.gov.vn, Thái Nguyên.

24. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2013), Báo cáo đánh giá chính sách an sinh xã hội và thực hiện chính sách an sinh xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1991 - 2013, Thái Nguyên.

25. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2013), Tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1991 - 2013, Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 74 - 83)