1.2.1.1 .Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý bảohiểm xã hội
1.2.3. Các chế độ bảohiểm xã hội tự nguyện
Các chế độ BHXH tự nguyện là các quyền lợi mà người tham gia tự nguyện được hưởng khi có đủ các điều kiện bảo hiểm phát sinh.
Việc xác định đối tượng tham gia, xác định các chế độ BHXH tự nguyện thuộc nhu cầu tham gia và trình độ quản lý rủi ro của từng nước. Tuy nhiên, việc xây dựng và thực hiện các chế độ BHXH tự nguyện ở các quốc gia đều dựa vào các quy định của Công ước số 102 về các chế độ của BHXH đã được tổ chức lao động quốc tế (ILO) thông qua ngày 28/6/1952 và điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia.
Theo quy định của ILO trong Công ước 102, để đảm bảo mức tối thiểu, thì trong BHXH các nước thành viên cần lựa chọn ít nhất là ba trong chính
chế độ sau: Chăm sóc y tế; trợ cấp ốm đau, trợ cấp thất nghiệp; trợ cấp hưu trí; trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ cấp gia đình; trợ cấp thai sản; trợ cấp tàn tật; trợ cấp tiền tuất. Trong đó, phải có ít nhất một trong các chế độ: bảo hiểm thất nghiệp, hưu trí, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tàn tật và tiền tuất. Như vậy, ILO không quy định rõ là BHXH tự nguyện phải áp dụng chế độ nào. Bởi vậy, các chế độ BHXH tự nguyện được áp dụng linh hoạt tùy theo điều kiện của từng nước. Tuy nhiên đa số các nước trên thế giới đều lựa chọn chế độ hưu trí và chế độ tử tuất cho BHXH tự nguyện. Bởi đây là hai chế độ BHXH mang tính dài hạn và tu hút được nhiều người tham gia.
Có rất nhiều nước trên thế giới thực hiện bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, tuy nhiên mỗi nước có cách thức tổ chức thực hiện và chế độ riêng, phù hợp với đặc điểm của từng nước, do đó mô hình tổ chức thực hiện chế độ BHXH tự nguyện của các nước cũng có sự khác biệt nhất định như:
Tại Pháp, BHXH tự nguyện ra đời trước cả bảo hiểm thương mại, dưới dạng các quỹ tương tế, từ cuối thế kỷ XIX. Những đối tượng là người nông dân, thợ thủ công, người làm nghề đánh cá trên biển…BHXH tự nguyện ở Pháp áp dụng các chế độ sau: Bảo hiểm hưu trí; Bảo hiểm ốm đau, sinh đẻ, thương tật; Bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp; Bảo hiểm thất nghiệp đối với những người làm công trong nông nghiệp; Trợ cấp gia đình. Người tham gia bảo hiểm hoàn toàn tự nguyện.Về hình thức đóng góp, để phù hợp với đặc điểm thu nhập đa dạng của các đối tượng tham gia bảo hiểm, BHXH tự nguyện của Pháp đã tính toán mức đóng và quy ra điểm, tương ứng với một giá trị nhất định.Tại mỗi thời điểm có thể có giá trị khác nhau, tùy theo giá trị đồng tiền tại thời điểm tính và tổng lượng tiền dự tính cơ quan BHXH có thể thu được trong năm. Việc trả lương hưu và các trợ cấp bảo hiểm được thực hiện thông qua hệ thống bưu chính Pháp theo hai hình thức chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng tại các bưu cục hoặc vào bất kỳ ngân hàng nào mà người thụ hưởng có tài khoản, làm tăng số tiền họ có trong tài khoản.
Những người không có tài khoản được nhận trợ cấp bằng tiền mặt trực tiếp tại các bưu điện. Một số đối tượng đặc biệt (cao tuổi, tàn tật…) được bưu điện mang trợ cấpđến tận nhà.
Ở Ba Lan , Hệ thống BHXH tự nguyện ở Ba Lan bắt đầu được thực hiện chính thức từ năm 1990. Chính phủ Ba Lan cũng cho phép các hiệp hội tương trợ bảo hiểm – là những tổ chức phi chính phủ, được tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện cho nông dân và các thành viên trong gia đình họ. Như vậy, ở Ba Lan, hệ thống BHXH tự nguyện độc lập với hệ thống BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, trong thiết kế các chế độ luôn luôn có hai loại hình là tự nguyện và bắt buộc để mọi người, tùy từng đối tượng cụ thể có thể bắt buộc phải tham gia hoặc tự nguyện tham gia. Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện bao gồm những người không đáp ứng được các điều kiện đối với BHXH bắt buộc, đó là những người làm việc trong các trang trại nhỏ, những nông dân cá thể, các thành viên trong gia đình họ. Các chế độ BHXH tự nguyện bao gồm: Tai nạn, ốm đau và thai sản. Các chế độ bảo hiểm dài hạn, gồm bảo hiểm tuổi già, bảo hiểm tàn tật, chế độ tử tuất; Trợ cấp gia đình. Ngoài các chế độ trên (bằng tiền),người tham gia bảo hiểm cũng được trợ cấp bằng hiện vật, như thuốc men, các phương tiện trợ giúp, đồ mặc và hiện vật cho trẻ sơ sinh; nhà dưỡng lão đối với người già…
Phần Lan là một nước phát triển và nông dân chỉ chiếm 7% trong tổng số dân. Thu nhập của người nông dân khá đa dạng và thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 50% trong tổng thu nhập. Đây là điều kiện rất lý tưởng để người nông dân có thể tham gia BHXH. Hệ thống BHXH đối với nông dân ở Phần Lan bao gồm bảo hiểm dài hạn (hưu trí, tàn tật) và bảo hiểm ngắn hạn (ốm đau,tai nạn, thất nghiệp). Các chế độ bảo hiểm dài hạn do tổ chức bảo hiểm xã hội quốc gia (KELA) quản lý và thực hiện cho mọi người dân và người nông dân được hưởng trợ cấp cơ bản từ hệ thống này (thấp hơn rất nhiều so với những người làm công ăn lương). Hệ thống BHXH dài hạn cho
mông dân do tổ chức BHXH nông dân(MELA) quản lý. Hai loại trợ cấp này đảm bảo cho người nông dân có được trợ cấp hưu thỏa đáng. Người nông dân đủ 65 tuổi (cả nam và nữ) được hưởng trợ cấp hưu. Mức hưởng phụ thuộc vào tỷ lệ đóng góp và thời gian đóng góp, nhưng tối đa bằng 60% mức thu nhập theo tính toán. Nếu nghỉ hưu sớm hơn (ở độ tuổi từ 64 trở xuống) thì mức trợ cấp bị giảm đi tương ứng. Ngoài trợ cấp hưu, người nông dân Phần Lan cũng được hưởng trợ cấp ốm đau, tai nạn hay thất nghiệp. Mọi nông dân từ 18 tuổi trở lên bắt buộc phải tham gia vào hệ thống bảo hiểm tai nạn cho nông dân, từ 14 – 17 tuổi có thể tham gia tự nguyện.Ngoài ra, những người trên 65 tuổi cũng được tham gia tự nguyện cho chế độ bảohiểm tai nạn. Mức trợ cấp được thực hiện như đối với khu vực làm công ăn lương do nhà nước quy định.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Thổ Nhĩ Kỳ được chia thành hai tiểu hệ thống là bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với lao động tự do và bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với nông dân tự do. Đối tượng của bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với lao động tự do bao gồm: người lao động độc lập không có quan hệ lao động; vợ hoặc chồng thất nghiệp của lao động trong khu vực nông nghiệp; những người nội trợ; những người gốc Thổ có quốc tịch nước ngoài; vợ hoặc chồng trong khu vực nông nghiệp, thân nhân của những người Thổ định cư ở nước ngoài do điều điện phải sống phụ thuộc và không có công việc ổn định. Đối tượng của bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với nông dân tự do gồm những người lao động tự do không thuộc đối tượng của bảo hiểm xã hội bắt buộc. Các chế độ bảo hiểm được áp dụng gồm:chế độ mất sức lao động, chế độ bảo hiểm tuổi già và chế độ tử tuất (chế độ tuất chỉ áp dụng đối với lao động tự do, không áp dụng đối với nông dân). Đối với bảo hiểm tuổi già, tuổi nghỉ hưu đối với nam là 55 vànữ là 50 và phải có thời gian đóng góp bảo hiểm xã hội tự nguyện tối thiểu là 25 năm. Những người có thời gian đóng góp từ 15 năm đến dưới 25 năm hưởng bảo hiểm tuổi già một phần (gọi là hưu sớm, được hưởng mức trợ cấp hàng tháng thấp hơn so với những người đủ điều
kiện). Đối với những người có dưới 15 năm đóngbảo hiểm thì được hưởng trợ cấp hưu một lần.
Như vậy, qua đánh giá quy định pháp luật của một số nước cho thấy việc lựa chọn cách thức thực hiện BHXH tự nguyện ở một số quốc gia cho thấy có những nước đưa ra các chế độ gần giống với BHXH bắt buộc, việc thực hiện cũng nhanh chóng, linh hoạt như bắt buộc. Đồng thời, họ lựa chọn các chế độ dễ thực hiện, do quản lý được mức thu nhập tốt hơn. Bên cạnh đó, Nếu như chính sách BHXH bắt buộc theo quy định thực hiện 6/9 chế độ theo khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế thì BHXH tự nguyện do điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước vẫn còn phát triển chậm, năng suất lao động chưa cao, thu nhập thực tế của người lao động thấp, do đó bước đầu loại hình BHXH tự nguyện không thể thực hiện ngay tất cả các chế độ BHXH mà chỉ mới có hai chế độ đó là chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.