1.2.1.1 .Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý bảohiểm xã hội
2.3. Các chế độ
2.3.2. Chế độ tử tuất
Ngoài quyền lợi hưu trí nêu trên, người lao động còn được nhận thêm quyền lợi bảo hiểm rủi ro trong thời hạn đóng phí bảo hiểm, thậm chí có thể được bảo vệ trong thời gian nhận quyền lợi hưu trí. Tùy theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người lao động, quyền lợi bảo hiểm rủi ro tối thiểu bao gồm quyền lợi trợ cấp mai táng và quyền lợi bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn.
Con người chúng ta không ai tránh khỏi được cái chết, đó là quy luật chung của tự nhiên. Ngoài mất do tuổi già, con người cũng phải đối mặt với bệnh tật, tai nạn, rủi ro... Đối với người lao động, khi bị mất, gia đình họ sẽ bị mất đi khoản thu nhập, kèm theo đó là sự gia tăng đáng kể về chi phí lo mai táng, trợ giúp tài chính cho cuộc sống người thân... Do đó, sự mất đi của họ
dẫn đến đe dọa “an toàn kinh tế” cho người lao động và cho gia đình họ, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của thân nhân người lao động trong gia đình. Bởi vậy, khi người lao động bị mất rất cần những khoản trợ cấp nhằm bảo đảm và ổn định cuộc sống cho người thân. BHXH với bản chất là bảo hiểm thu nhập cho người lao động bị giảm hoặc bị mất khả năng lao động nên có trách nhiệm trợ giúp cho thân nhân người lao động là những đối tượng được hưởng thu nhập từ người lao động. Với ý nghĩa to lớn đó, chế độ tử tuất được đông đảo người lao động trong xã hội quan tâm, không chỉ người lao động trong BHXH bắt buộc mà cả những người tham gia BHXH tự nguyện đa số ủng hộ. Theo quy định của Pháp luật hiện nay, chế độ tử tuất trong BHXH tự nguyện gồm hai chế độ: chế độ trợ cấp mai táng và chế độ trợ cấp tuất một lần. BHXH tự nguyện không có chế độ trợ cấp tuất hàng tháng (nếu không thực hiện việc liên thông với BHXH bắt buộc) mà chỉ có chế độ trợ cấp tuất một lần. BHXH tự nguyện không có trợ cấp tuất hàng tháng (nếu không thực hiện việc liên thông với BHXH bắt buộc) mà chỉ có chế độ trợ cấp tuất một lần.
Chế độ tử tuất trong BHXH tự nguyện thực hiện với mục đích hỗ trợ tài chính cho gia đình người lao động khi người lao động tham gia BHXH tự nguyện chết. Đối tượng tham gia chế độ tử tuất và đối tượng hưởng trợ cấp tử tuất là hai chủ thể khác nhau. Đối tượng tham gia chế độ này là tất cả người lao động tham gia BHXH tự nguyện, còn đối tượng hưởng trợ cấp là gia đình họ. Vì thế Người tham gia BHXH tự nguyện khi chết thì thân nhân được hưởng chế độ tử tuất với hai loại trợ cấp như sau:
a. Trợ cấp mai táng:
+ Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng:
lên;
- Người đang hưởng lương hưu.
+ Trợ cấp mai táng bằng được tính bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 5 năm trở lên và người lao động đang hưởng lương hưu chết.
+ Trường hợp người lao động đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 5 năm trở lên và người lao động đang hưởng lương bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động chết [20].
a. Về trợ cấp tuất
Trường hợp có toàn bộ thời gian đóng BHXH tự nguyện và thời gian đã đóng từ đủ 1 năm trở lên: Mức trợ cấp tuất một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (nếu có tháng lẻ thì làm tròn theo quy định).
Trường hợp có toàn bộ thời gian đóng BHXH tự nguyện nhưng thời gian đã đóng chưa đủ 1 năm: Mức trợ cấp tuất một lần được tính bằng số tiền đã đóng, nhưng mức tối đa chỉ bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH [20].
Trường hợp vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện mà thời gian đóng BHXH bắt buộc dưới 15 năm hoặc từ đủ 15 năm trở lên mà không có thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng: Mức trợ cấp tuất một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH (nếu có tháng lẻ thì làm tròn theo quy định). Mức trợ cấp tuất một lần thấp nhất bằng 3 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH (trường hợp có thời gian đóng BHXH dưới 3 tháng thì chưa thuộc diện được tính mức hưởng trợ cấp tiền tuất một lần).
Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu có toàn bộ thời gian đóng BHXH tự nguyện chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong hai tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm một tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu [20].
Trường hợp người đang hưởng lương hưu có thời gian đóng BHXH bắt buộc dưới 15 năm hoặc có từ đủ 15 năm trở lên nhưng không có thân nhân thuộc diện hưởng tiền tuất hàng tháng thì khi chết, thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần với cách tính hưởng như nêu trên, nhưng mức thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng trước khi chết [20].
1.2.4. Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện
Quỹ bảo hiểm xã hội là tập hợp những phương tiện nhằm thoả mãn những nhu cầu phát sinh về bảo hiểm xã hội. Cụ thể là các khoản dự trữ về tài chính và các phương tiện cơ sở vật chất phục vụ cho quỹ bảo hiểm xã hội. Quỹ bảo hiểm xã hội là tập hợp những đóng góp bằng tiền của những người tham gia bảo hiểm xã hội hình thành nên một quỹ tiền tệ tập trung để chi trả cho những người được bảo hiểm xã hội và gia đình họ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm, mất khả năng lao động hoặc bị mất việc làm.
Quỹ bảo hiểm xã hội là một quỹ tiêu dùng, đồng thời là một quỹ dự phòng; nó vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội rất cao và là điều kiện hay cơ sở vật chất quan trọng nhất bảo đảm cho toàn bộ hệ thống bảo hiểm xã hội tồn tại và phát triển.
1.2.4.1. Nguồn hình thành
Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện được hình thành từ các nguồn như:
* Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng theo quy định
tháng một lần. Việc thực hiện thu tiền đóng bảo hiểm xã hội được thực hiện vào nửa đầu của thời gian ứng với phương thức mà người tham gia bảo hiểm xã hội lựa chọn một trong ba hình thức trên [12]. Mặt khác, người đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nếu có nhu cầu về việc chuyển đổi phương thức đóng, hay trong quá trình làm việc họ được tăng lương, có thêm thu nhập; hoặc thậm chí bị giảm lương, chuyển công việc khác có mức thu nhập thấp hơn mức đang đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì họ được đăng ký lại phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện với tổ chức bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, việc đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng được thực hiện ít nhất là sau 6 tháng kể từ lần đăng ký trước.
* Tiền từ quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc chuyển sang chi trả cho đối tượng là người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện được hạch toán độc lập để chi trả chế độ hưu trí cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và chế độ tử tuất cho thân nhân của các đối tượng này dựa trên mức đóng và thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Đồng thời, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn sử dụng việc chi trả chế độ hưu trí và tử tuất từ Quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc và Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với đối tượng vừa có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
* Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện;
Các khoản đầu tư trước đây của Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện trong thời kỳ trước đây còn chưa được định hình một cách rõ ràng do số tổng thu của Quỹ còn ít, lại phải chi trả nhiều nên số tiền nhàn rỗi dùng để đầu tư mới
chỉ tập trung được ở một số kênh manh mún. Do vậy, Luật BHXH 2014 đã chỉ ra các kênh đầu tư cụ thể định hướng cho đơn vị quản lý quỹ như mua trái phiếu Chính phủ; gửi tiền, mua trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nhằm hướng tới mục tiêu là làm cho các hoạt động đầu tư quỹ sao cho có hiệu quả nhất.
* Hỗ trợ của Nhà nước
Nhà nước cũng khuyến khích các tổ chức và cá nhân hỗ trợ phần đóng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc hỗ trợ vào nguồn quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, kinh bạch, được hạch toán tương ứng với từng nhóm chế độ; quản lý và sử dụng theo nguyên tắc cân đối thu-chi, bảo toàn và phát triển; được Nhà nước bảo hộ. Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách an sinh xã hội đã đề ra, việc đảm bảo nguồn thu cho quỹ Bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ bằng nhiều phương thức khác nhau như huy động các nguồn đóng góp từ xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Hoặc có thể đồng thời đưa ra các chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp giúp lao động của mình tiếp cận với hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện, vừa là để doanh nghiệp có sự gắn kết với người lao động, vừa là để tăng nguồn thu hỗ trợ cho quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện.
1.2.4.2. Mức đóng và Phương thức đóng
a. Đối với mức đóng
Người tham gia BHXH tự nguyện được lựa chọn mức thu nhập để làm căn cứ đóng BHXH, thấp nhất bằng lương tối thiểu chung và cao nhất là bằng 20 lần lương tối thiểu chung và được phân ra thành nhiều mức khác nhau để người lao động lựa chọn phù hợp với thu nhập của mình. Khi cần, người lao
động có thể xin thay đổi mức thu nhập làm căn cứ nộp BHXH. + Mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng (cho mỗi tháng):
Mức đóng hằng tháng bằng 16% mức thu nhập người lao động lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%. Mức thu nhập làm cơ sở để tính đóng bảo hiểm xã hội được thay đổi tuỳ theo khả năng của người lao động ở từng thời kỳ, nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung.
Tỷ lệ phần trăm đóng BHXH tự nguyện: Từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2009 bằng 16%; từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2011 bằng 18%; từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2013 bằng 20% và từ tháng 01/2014 trở đi bằng 22%.
Bên cạnh đó thì Nhà nước sẽ căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
b. Đối với phương thức đóng
Theo Luật BHXH 2006 người tham gia BHXH tự nguyện được đăng ký với tổ chức BHXH theo một trong 3 phương thức là: Đóng hàng tháng; đóng hàng quý; đóng 6 tháng một lần. Trường hợp đóng hàng tháng thì đóng trong thời hạn của 15 ngày đầu; đóng hàng quý thì đóng trong thời hạn của 45 ngày đầu và đóng 6 tháng một lần thì đóng trong thời hạn của 3 tháng đầu [20].
Tuy nhiên, để phù hợp với khả năng tham gia của người dân, 6 năm năm triển khai thực hiện, với nhiều sự tham khảo, nghiên cứu kỹ lưỡng của các Chuyên gia đã được thể hiện qua các nét mới về phương thức đóng được quy định trong Luật BHXH 2014 như sau:
- Hằng tháng; - 03 tháng một lần; - 06 tháng một lần; - 12 tháng một lần;
- Người lao động tham gia BHXH tự nguyện cũng có thể lựa chọn phương thức đóng một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng theo như Luật đã quy định [22].
Có thể thấy rằng, người tham gia có thể lựa chọn phương thức đóng BHXH tự nguyện một cách linh hoạt ngoài các phương thức đã quy định lần này cho phép có thể đóng một lần cho nhiều năm về sau hoặc một lần cho những năm còn thiếu để hưởng chế độ BHXH tự nguyện. Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ hoặc khả năng đóng góp của người lao động để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người lao động tham gia BHXH tự nguyện. Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động như sau: “Mức đóng hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Mức thu nhập làm cơ sở để đóng bảo hiểm xã hội được xác định với mức thấp nhất là bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất là bằng 20 lần mức lương cơ sở” [22]. Đồng thời, bỏ quy định mức sàn thu nhập đóng BHXH tự nguyện thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung (nay là mức lương cơ sở) để phù hợp với khả năng tham gia của người dân; đồng thời quy định Nhà nước hỗ trợ người tham gia BHXH tự nguyện bằng khả năng ngân sách của Nhà nước trong từng thời kỳ.
1.2.4.3. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện
Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện được sử dụng để trả các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người tham gia bảo hiểm chỉ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện; đóng bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm đang hưởng lương hưu; chi phí quản lý bảo hiểm xã hội tự nguyện (Chí phí quản lý bảo hiểm xã hội tự nguyện hàng năm được tính từ tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư từ quỹ và bằng mức chi phí quản lý của cơ quan hành chính Nhà nước).
Mặt khác, Quỹ BHXH tự nguyện là một quỹ tài chính tập trung được huy động từ khoản đóng góp của người tham gia BHXH tự nguyện, nên BHXH tự nguyện cũng là kênh huy động vốn lớn của nền kinh tế, đồng thời do đặc thù hoạt động của BHXH nên thường tạo ra một khoảng thời gian tạm thời nhàn rỗi của một phần quỹ BHXH tự nguyện. Vì vậy phần quỹ BHXH tự nguyện tạm thời nhàn rỗi cần được đầu tư sinh lời để tránh lãng phí nguồn lực, vừa làm tăng thu bảo toàn và phát triển quỹ.
Chương 2
THỰC TIỄN THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1. Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội ở Tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu