Nguồn hình thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 40)

1.2.1.1 .Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý bảohiểm xã hội

1.2.4.1. Nguồn hình thành

Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện được hình thành từ các nguồn như:

* Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng theo quy định

tháng một lần. Việc thực hiện thu tiền đóng bảo hiểm xã hội được thực hiện vào nửa đầu của thời gian ứng với phương thức mà người tham gia bảo hiểm xã hội lựa chọn một trong ba hình thức trên [12]. Mặt khác, người đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nếu có nhu cầu về việc chuyển đổi phương thức đóng, hay trong quá trình làm việc họ được tăng lương, có thêm thu nhập; hoặc thậm chí bị giảm lương, chuyển công việc khác có mức thu nhập thấp hơn mức đang đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì họ được đăng ký lại phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện với tổ chức bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, việc đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng được thực hiện ít nhất là sau 6 tháng kể từ lần đăng ký trước.

* Tiền từ quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc chuyển sang chi trả cho đối tượng là người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện được hạch toán độc lập để chi trả chế độ hưu trí cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và chế độ tử tuất cho thân nhân của các đối tượng này dựa trên mức đóng và thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Đồng thời, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn sử dụng việc chi trả chế độ hưu trí và tử tuất từ Quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc và Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với đối tượng vừa có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

* Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện;

Các khoản đầu tư trước đây của Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện trong thời kỳ trước đây còn chưa được định hình một cách rõ ràng do số tổng thu của Quỹ còn ít, lại phải chi trả nhiều nên số tiền nhàn rỗi dùng để đầu tư mới

chỉ tập trung được ở một số kênh manh mún. Do vậy, Luật BHXH 2014 đã chỉ ra các kênh đầu tư cụ thể định hướng cho đơn vị quản lý quỹ như mua trái phiếu Chính phủ; gửi tiền, mua trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nhằm hướng tới mục tiêu là làm cho các hoạt động đầu tư quỹ sao cho có hiệu quả nhất.

* Hỗ trợ của Nhà nước

Nhà nước cũng khuyến khích các tổ chức và cá nhân hỗ trợ phần đóng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc hỗ trợ vào nguồn quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, kinh bạch, được hạch toán tương ứng với từng nhóm chế độ; quản lý và sử dụng theo nguyên tắc cân đối thu-chi, bảo toàn và phát triển; được Nhà nước bảo hộ. Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách an sinh xã hội đã đề ra, việc đảm bảo nguồn thu cho quỹ Bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ bằng nhiều phương thức khác nhau như huy động các nguồn đóng góp từ xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Hoặc có thể đồng thời đưa ra các chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp giúp lao động của mình tiếp cận với hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện, vừa là để doanh nghiệp có sự gắn kết với người lao động, vừa là để tăng nguồn thu hỗ trợ cho quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện.

1.2.4.2. Mức đóng và Phương thức đóng

a. Đối với mức đóng

Người tham gia BHXH tự nguyện được lựa chọn mức thu nhập để làm căn cứ đóng BHXH, thấp nhất bằng lương tối thiểu chung và cao nhất là bằng 20 lần lương tối thiểu chung và được phân ra thành nhiều mức khác nhau để người lao động lựa chọn phù hợp với thu nhập của mình. Khi cần, người lao

động có thể xin thay đổi mức thu nhập làm căn cứ nộp BHXH. + Mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng (cho mỗi tháng):

Mức đóng hằng tháng bằng 16% mức thu nhập người lao động lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%. Mức thu nhập làm cơ sở để tính đóng bảo hiểm xã hội được thay đổi tuỳ theo khả năng của người lao động ở từng thời kỳ, nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung.

Tỷ lệ phần trăm đóng BHXH tự nguyện: Từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2009 bằng 16%; từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2011 bằng 18%; từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2013 bằng 20% và từ tháng 01/2014 trở đi bằng 22%.

Bên cạnh đó thì Nhà nước sẽ căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

b. Đối với phương thức đóng

Theo Luật BHXH 2006 người tham gia BHXH tự nguyện được đăng ký với tổ chức BHXH theo một trong 3 phương thức là: Đóng hàng tháng; đóng hàng quý; đóng 6 tháng một lần. Trường hợp đóng hàng tháng thì đóng trong thời hạn của 15 ngày đầu; đóng hàng quý thì đóng trong thời hạn của 45 ngày đầu và đóng 6 tháng một lần thì đóng trong thời hạn của 3 tháng đầu [20].

Tuy nhiên, để phù hợp với khả năng tham gia của người dân, 6 năm năm triển khai thực hiện, với nhiều sự tham khảo, nghiên cứu kỹ lưỡng của các Chuyên gia đã được thể hiện qua các nét mới về phương thức đóng được quy định trong Luật BHXH 2014 như sau:

- Hằng tháng; - 03 tháng một lần; - 06 tháng một lần; - 12 tháng một lần;

- Người lao động tham gia BHXH tự nguyện cũng có thể lựa chọn phương thức đóng một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng theo như Luật đã quy định [22].

Có thể thấy rằng, người tham gia có thể lựa chọn phương thức đóng BHXH tự nguyện một cách linh hoạt ngoài các phương thức đã quy định lần này cho phép có thể đóng một lần cho nhiều năm về sau hoặc một lần cho những năm còn thiếu để hưởng chế độ BHXH tự nguyện. Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ hoặc khả năng đóng góp của người lao động để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người lao động tham gia BHXH tự nguyện. Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động như sau: “Mức đóng hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Mức thu nhập làm cơ sở để đóng bảo hiểm xã hội được xác định với mức thấp nhất là bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất là bằng 20 lần mức lương cơ sở” [22]. Đồng thời, bỏ quy định mức sàn thu nhập đóng BHXH tự nguyện thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung (nay là mức lương cơ sở) để phù hợp với khả năng tham gia của người dân; đồng thời quy định Nhà nước hỗ trợ người tham gia BHXH tự nguyện bằng khả năng ngân sách của Nhà nước trong từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 40)