Một số kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về trợ giúp xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở việt nam (Trang 81 - 92)

luật về trợ giúp xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam

Việt Nam là đất nước có dân số đông, tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam được đánh giá còn rất chậm và khả năng tụt hậu là rất cao, điều kiện kinh tế xã hội đang còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người thấp,hạ tầng cơ sở ở vùng nông thôn, vùng miền núi còn thiếu thốn, sự chênh lệch mức sống, điều kiện, văn hóa, dân trí…giữa các vùng miền trong nước còn cao và sự tác động của nền kinh tế hội nhập đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống gia đình, làm số lượng TECHCĐB ngày càng tăng, bên cạnh đó sự phân bổ trẻ em không tập trung, rải rác và có tình trạng trẻ em di dân di cư nhiều, thường xuyên ứng chịu thiên tai bão lũ nhiều dẫn đến công tác quản lý đối tượng TECHCĐB là rất khó khăn. Để nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện TGXH đối với TECHCĐB ở Việt Nam, tôi đưa ra các giải pháp sau:

Thứ nhất, tăng cường sự chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy đảng các cấp, chính quyền các cấp và các tổ chức, đoàn thể và cộng đồng tham gia thực hiện TGXH đối với TECHCĐB. Chính sách TGXH đối với TECHCĐB là một

bộ phận hợp thành chính sách an sinh xã hôi trong tổng thể chính sách kinh tế - xã hội, do vậy quá trình thực hiện chính sách TGXH đối với TECHCĐB phải bám sát sự chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp để đảm bảo tính đồng bộ với chính sách phát triển kinh tế xã hội khác tại địa phương. Đồng thời có như vậy, quá trình thực hiện mới phù hợp điều kiện tăng trưởng kinh tế, lồng ghép với các chương trình khác của địa phương. Do đó, cần tiếp tục phối hợp tốt giữa các bộ ngành liên quan, nghiên cứu, tham mưu cho ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo cụ thể, chặt chẽ hơn trong việc thực hiện. Có cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, gia đình, cộng đồng, doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội tham gia TGXH đối với TECHCĐB;

lồng ghép TGXH với các chính sách, chương trình liên quan. Tăng cường phân cấp quản lý cho địa phương và huy động Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực huy động tham gia vào TGXH đối với TECHCĐB.

Thứ hai, tăng cường tuyên truyền pháp luật TGXH đối với TECHCĐB, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và ý thức về TGXH đối với TECHCĐB của cộng đồng. Để tiếp tục thực hiện tốt chính sách TGXH đối với

TECHCĐB, cần chú trọng công tác truyền thông, giới thiệu, tuyên truyền chính sách sâu rộng trong nhân dân. Công tác truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật phải nhằm vào nâng cao nhận thức của các cấp, các bộ ngành và cộng đồng về TGXH đối với TECHCĐB; định hướng người dân biết cách tiếp cận, thụ hưởng các cơ chế, chính sách, chương trình và dịch vụ TGXH. Trong đó, cần xây dựng chiến lược truyền thông ở cấp quốc gia, các cấp, các ngành trên các phương tiện truyền thông; tổ chức các hội nghị, hội thảo chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về TGXH đối với TECHCĐB; tổ chức các chuyến khảo sát học hỏi kinh nghiệm các nước trong khu vực và trên thế giới. Thiết lập các kênh thông tin đa chiều để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về các vấn đề có liên quan về TGXH đối với TECHCĐB kể cả trong nước và quốc tế. Các địa phương từ huyện, xã, thôn/xóm phải xây dựng các Kế hoạch tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Nhà nước sâu rộng đến từng chi bộ, tổ chức đoàn thể và nhân dân trong thôn/xóm. Phát huy vai trò của người có uy tín trong việc vận động nhân dân chấp hành pháp luật và thực hiện tốt các chính sách TGXH đối với TECHCĐB của nhà nước.

Bên cạnh đó, trên thực tế, đối tượng TGXH là những người thụ hưởng chính sách, tuy nhiên sự phối hợp của các đối tượng này tại một số nơi mặc dù không mang tính phổ biến nhưng cũng cần quan tâm điều chỉnh. Do đó cần có những chính sách tăng cường công tác tuyên truyền, giải thích về chính

trả qua hệ thống Bưu điện, để tăng cường trách nhiệm, tạo sự thống nhất, đồng thuận trong thực hiện. Công tác tuyên truyền cần đặc biệt được chú trọng, các văn bản chỉ đạo từ cấp trung ương, cấp tỉnh thường xuyên được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, ở cấp xã, phường, thị trấn được đăng tải trên hệ thống loa truyền thanh cấp xã để nhân dân được biết và cùng giám sát kiểm tra thực hiện.

Thứ ba, đẩy mạnh vận động xã hội hóa, huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào thực hiện TGXH đối với TECHCĐB. Phát huy vai trò của Mặt

trận tổ quốc các cấp trong việc phối hợp vận động, huy động nguồn lực cho trợ giúp xã hội, nhất là trợ giúp khẩn cấp. Bên cạnh việc tuyên truyền, phát huy tinh thần trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trên cả nước, tinh thần tương thân tương ái của các tổ chức, cá nhân khác, để huy động được nhiều hơn các nguồn lực xã hội tham gia vào thực hiện TGXH đối với TECHCĐB, Nhà nước cần ban hành các chính sách cơ chế hợp lý khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đóng góp vào thực hiện TGXH đối với TECHCĐB. Hệ thống cơ chế này cần được đảm bảo tính ổn định và phù hợp thực tế. Đồng thời, trong quá trình thực hiện chính sách TGXH đối với TECHCĐB, cần kịp thời khen thưởng các cá nhân, tổ chức có đóng góp tích cực, qua đó thể hiện sự ghi nhận và động viên kịp thời của nhà nước, cộng đồng.

Thứ tư, lồng ghép các nội dung TGXH đối với TECHCĐB với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Việc lồng ghép các nội dung TGXH

đối với TECHCĐB với các chương trình phát triển kinh tế-xã hội là rất cần thiết nhằm đảm bảo nguồn lực, nhân lực và tính bền vững của pháp luật về TGXH đối với TECHCĐB; đồng thời góp phần giảm thiểu hậu quả về mặt xã hội do tác động của khủng hoảng tài chính và thiên tai, đặc biệt là nhóm yếu thế như trẻ em, trẻ em thuộc hộ gia đình nghèo. Điều này cũng làm tăng

cường sự tham gia của cộng đồng, chia sẻ thông tin ở các cấp khác nhau, tăng tính gắn kết, hỗ trợ cho nhau để đạt được mục tiêu tổng thể, sử dụng pháp luật về TGXH đối với TECHCĐB như một công cụ hỗ trợ quá trình kinh tế xã hội ở địa phương, chủ động đáp ứng nhu cầu TECHCĐB về giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nhà cửa, pháp lý; cải thiện đời sống cho trẻ em ngày càng phát triển tốt hơn.

Để đảm bảo việc lồng ghép các nội dung TGXH đối với TECHCĐB vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội đạt hiệu quả và bền vững thì cần tập trung hoàn thiện phương pháp, quy trình lồng ghép các nội dung TGXH đối với TECHCĐB với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia, cấp địa phương; hướng dẫn chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện lồng ghép các nội dung TGXH đối với TECHCĐB vào các chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án liên quan; thúc đẩy việc kết hợp liên ngành, liên kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp xã hội.

Thứ năm, nâng cao năng lực tổ chức bộ máy, nhân sự làm công tác TGXH đối với TECHCĐB. Cơ quan Nhà nước có vai trò quyết định trong việc

hình thành chính sách và bảo đảm thực thi pháp luật. Chính các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triển khai thực hiện và đưa chính sách vào cuộc sống; kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, từ đó đề xuất chính sách mới hoặc điều chỉnh chính sách cho phù hợp và hoàn hiện hơn. Để đáp ứng được chức năng, nhiệm vụ như vậy việc cần thiết trước tiên là hoàn thiện và chuẩn hóa đội ngũ làm công tác TGXH trên cả nước, kiện toàn lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, cộng tác viên làm công tác xã hội nói chung, công tác TGXH nói riêng từ Bộ đến các địa phương. Đẩy mạnh công tác phối hợp liên ngành, đối với những ngành, đơn vị những năm trước công tác phối hợp còn kém hiệu quả, chủ động xây dựng, tổ chức ký kết chương trình phối hợp liên

huấn nghiệp vụ về công tác xã hội cho cán bộ ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, đặc biệt là cán bộ ở cơ sở. Hỗ trợ các địa phương đào tạo xây dựng các chương trình, giáo trình đào tạo cho cán bộ, nhân viên làm công tác trợ giúp xã hội. Đào tạo, tập huấn cho cán bộ, nhân viên, cộng tác viên và gia đình về kiến thức, kỹ năng chăm sóc, TGXH cho đối tượng; nâng cao năng lực cán bộ quản lý về TGXH.

Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính theo hướng rút ngắn thời gian giải quyết chính sách, bỏ bớt thủ tục hành chính không cần thiết; thống nhất quy trình xác định, quản lý đối tượng thụ hưởng trợ giúp xã hội theo quy trình thống nhất, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đối tượng và giải quyết chính sách trợ giúp xã hội. Nâng cao chất lượng, thực hiện nghiêm túc quy trình, thủ tục hành chính trong xét duyệt, thẩm định hồ sơ và quyết định trợ cấp ở các địa phương. Thường xuyên theo dõi cập nhật, quản lý đối tượng, rút gọn, đơn giản quy trình lập danh sách, chuyển kinh phí cho đơn vị chi trả và quyết toán đúng thời gian theo quy định. Nâng cấp phần mềm quản lý đối tượng trợ giúp xã hội để đảm bảo công tác quản lý đối tượng trên hệ thống máy vi tính thực sự tiện ích, kết nối được các dữ liệu phản ánh đầy đủ quá trình quản lý đối tượng như theo dõi tăng, giảm, số đối tượng lũy kế đến thời điểm báo cáo, kinh phí chi trả trợ cấp...

Thứ sáu, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá thực hiện chính sách TGXH đối với TECHCĐB. Công tác thanh tra, kiểm tra là một giải

pháp quan trọng trong việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về TGXH đối với TECHCĐB. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý mà thiếu sự thanh tra, kiểm tra thì sẽ dẫn đến bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí. Thanh tra, kiểm tra còn có vai trò phòng ngừa hữu hiệu các hành vi vi phạm pháp luật. Thanh tra cùng với các phương thức kiểm tra, giám sát luôn là hiện thân của kỷ cương pháp luật; công tác thanh tra, kiểm tra

được thực hiện dưới bất cứ hình thức nào cũng luôn có tác dụng hạn chế, răn đe những hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng quản lý. Mặt khác các giải pháp được đưa ra từ hoạt động thanh tra, kiểm tra không chỉ hướng vào việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, mà còn có tác dụng khắc phục các kẽ hở của pháp luật về TGXH đối với TECHCĐB, ngăn ngừa tận gốc mầm mống phát sinh những vi phạm pháp luật. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, có thể kịp thời đánh giá những ưu điểm của các quy định về TGXH đối với TECHCĐB và chỉ ra những thiếu sót trong việc thực hiện các quy định đó; từ đó kiến nghị, đề xuất để sửa đổi, ban hành quy định về TGXH đối với TECHCĐB phù hợp với thực tế và tình hình mới.

Vì vậy cần xây dựng kế hoạch và thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát ngay từ cơ sở. Xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm bị phát hiện. Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ thông tin, báo cáo. Tăng cường công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo. Đối với những vụ việc phức tạp cần xây dựng kế hoạch cụ thể, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các cá nhân và tổ chức tham gia giải quyết đơn thư.

Kết luận chƣơng 3

Hiện nay, TGXH thực sự rất cần thiết đối với TECHCĐB. Trong chương này tác giả đã nêu một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp để giúp hoạt động TGXH đối với TECHCĐB trong thời gian tới được hiệu quả hơn. Thực tế, TECHCĐB tại cộng đồng còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống về vật chất lẫn tinh thần, môi trường sống không an toàn, vì vậy xây dựng một hệ thống pháp luật bảo vệ trẻ em đủ mạnh về số lượng và chất lượng là vấn đề rất cần thiết.Việc hoàn thiện pháp luật về TGXH đối với TECHCĐB ở Việt Nam hiện nay xuất phát từ nhu cầu thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước; thực hiện các cam kết pháp lý quốc tế; bảo đảm thực hiện quyền con người và hoàn thiện pháp luật về TGXH đối với TECHCĐB phù hợp với nền kinh tế thị trường. Các giải pháp nêu trên sẽ chỉ phát huy hiệu quả khi có sự phối hợp đồng bộ mang tính hệ thống giữa các cấp và các cán bộ nhân viên TGXH, gia đình trẻ cũng như sự nhận thức đúng đắn của toàn xã hội về hoạt động TGXH đối với TECHCĐB.

KẾT LUẬN

Công tác TGXH đối với TECHCĐB là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước góp phần đảm bảo ổn định đời sống cho một bộ phận dân cư, ổn định chính trị an toàn xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc. Sự tồn tại khách quan của công tác TGXH có sự ảnh hưởng trực tiếp tới sự ổn định xã hội. Do sự thay đổi bất thường của thời tiết và các yếu tố khác đã đẩy một số bộ phận trẻ em rơi vào tình trạng khó khăn về đời sống vật chất. Đặc biệt hơn nữa trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường, sự phân tầng xã hội, sự phân hoá giàu nghèo cũng diễn ra khá rộng giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Do đó công tác Trợ giúp xã hội đối với TECHCĐB là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ cho bộ phận trẻ em “yếu thế” trong xã hội.

Trẻ em không chỉ là lực lượng đông đảo của hiện tại mà là nguồn nhân lực của tương lai. “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em hôm nay chính là tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân tố tạo nên sự phát triển bền vững của đất nước trong tương lai. Đó không chỉ là nhiệm vụ của riêng các cấp, các ngành nào, mà chính là nhiệm vụ của toàn xã hội. Trẻ em nói chung và TECHCĐB nói riêng cần được đảm bảo các quyền của mình để có sự phát triển toàn diện.

Pháp luật về TGXH đối với TECHCĐB ở nước ta ra đời là một tất yếu khách quan. Sự ra đời của pháp luật về TGXH đối với TECHCĐB gắn liền với sự hình thành và phát triển của nhà nước Cộng hòa XHCH Việt Nam, với truyền thống đạo lý “lá lành đùm lá rách” của dân tộc. Cùng với sự vận động và phát triển của đời sống KT-XH, pháp luật về TGXH đối với TECHCĐB cũng từng bước được đổi mới và phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Vũ Ngọc Bình (1997), Những điều cần biết về quyền trẻ em, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội

2. Bộ Lao động - thương binh và xã hội - Bộ tài chính (2014), Thông tư

liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 136/2013/NĐ-CP, Hà Nội.

3. Bộ Lao động - thương binh và xã hội - Bộ tài chính (2016), Thông tư

liên tịch số 06/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 12/5/2016 sửa đổi bổ sung khoản 2 và khoản 4 Điều 11 thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH- BTC ngày 24/10/2014, Hà Nội.

4. Bộ Lao động - thương binh và xã hội (2016), Đề án đổi mới và phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về trợ giúp xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở việt nam (Trang 81 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)