Một số ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân từ thực tiễn thực hiện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về trợ giúp xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở việt nam (Trang 65 - 72)

pháp luật về trợ giúp xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam

Ƣu điềm

Được sự quan tâm, chỉ đạo của Chính phủ, của Đảng và nhà nước cùng với sự phối hợp giữa các Bộ ngành liên quan, công tác tuyên truyền, triển khai các hoạt động trong lĩnh vực TGXH đối với TECHCĐB đã góp phần nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội. Các chế độ, chính sách đối với đối tượng trẻ em được triển khai đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng; bảo đảm ổn định đời sống trẻ em khi gặp thiên tai, hỏa hoạn và các nguyên nhân bất khả kháng. Chủ động bố trí ngân sách hỗ trợ cho các cá nhân

và gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai, tai nạn giao thông hoặc các lý do bất khả kháng khác. Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ trẻ em được tăng cường; công tác bảo vệ, xây dựng môi trường sống an toàn và lành mạnh cho trẻ em được chú trọng, tạo môi trường thuận lợi cho các đối tượng trẻ em yếu thế được tiếp cận đến trường, học nghề và thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản, giúp các đối tượng vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên cả nước.

Ngày càng nhiều tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp, cá nhân có lòng hảo tâm tham gia các hoạt động từ thiện để trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và các đối tượng trẻ em yếu thế trên cả nước. Bên cạnh đó, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo và giải quyết việc làm đã tích cực tác động đến đời sống của đại đa số đối tượng TECHCĐB trên cả nước, giúp cuộc sống vật chất và tinh thần của trẻ em khó khăn ngày càng được cải thiện rõ rệt, nhu cầu phát triển toàn diện của trẻ từng bước được đáp ứng, giúp trẻ được hưởng đầy đủ các quyền cơ bản.

Các hoạt động tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách liên quan đến TGXH đối với TECHCĐB được triển khai rộng khắp trên địa bàn cả nước, cùng với việc phát động nhiều phong trào giúp đỡ, bảo vệ trẻ em gặp khó khăn, khu dân cư đã nâng cao nhận thức, tác động tích cực đến việc thực hiện các mục tiêu vì trẻ em nhất là đối với TECHCĐB và trẻ em ở vùng sâu vùng xa.

Việc chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện TGXH đối với TECHCĐB có sự phân công, phân cấp rõ ràng, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ hơn, cộng đồng trách nhiệm trong ban hành chính sách, hướng dẫn, bố trí nguồn lực, kiểm tra, giám sát và đánh giá, để tháo gỡ khó khăn, ách tắc, xử lý kịp thời các sai sót, lệch lạc và phát sinh mới. Tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như: hàng năm rà soát, nắm đối tượng TECHCĐB cần

TGXH trên cả nước để không bị bỏ lọt đối tượng; công tác xác định TECHCĐB và hướng dẫn xác định TECHCĐB được hưởng TGXH dân chủ, công khai, minh bạch hơn, huy động được đại diện nhiều cơ quan, hội, đoàn thể, cộng đồng tham gia; đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức huy động nguồn lực; nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách và chương trình TGXH đối với TECHCĐB; tuyên truyền nâng cao nhận thức; giám sát và đánh giá.

Tồn tại, hạn chế

- Việt Nam là đất nước có dân số đông, điều kiện kinh tế xã hội đang còn gặp nhiều khó khăn, số lượng trẻ em khó khăn còn cao, tỷ lệ TECHCĐB hưởng chính sách bảo trợ xã hội lớn. Tuy nhiên, phạm vi đối tượng TECHCĐB được hưởng TGXH còn hạn hẹp, thực tiễn cho thấy một số nhóm TECHCĐB cần được trợ giúp lâu dài và ổn định cuộc sống chưa được xem xét như trẻ em bị bạo lực, bạo hành, xâm hại thuộc hộ nghèo; trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo; trẻ em lang thang chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc; trẻ em gặp vấn đề về sức khỏe tâm trí thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo...

- Hệ thống văn bản về chế độ chính sách vẫn còn chưa đồng bộ và một số nội dung hướng dẫn còn chưa cụ thể khiến cho công tác xét duyệt đối tượng trẻ em hưởng chính sách còn gặp khó khăn; khung khổ pháp lý về trợ giúp xã hội chưa hoàn thiện, chính sách TGXH đối với TECHCĐB còn tản nạm, quy định ở nhiều văn bản khác nhau; việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách cũng như bổ sung, sửa đổi thường chậm, chưa bảo đảm tính kịp thời; chính sách TGXH đối với TECHCĐB còn mang tính chất ứng phó với tình thế hơn là mang tính chiến lược có tính hệ thống, đồng bộ. Phương pháp tiếp cận chính sách trợ giúp xã hội chậm đổi mới, chưa theo kịp tình hình thực tiễn và xu hướng phát triển của thế giới trong quá trình hội

nhập, mới chỉ tập trung vào khắc phục rủi ro cho trẻ em yếu thế và dễ bị tổn thương trong trường hợp gặp rủi ro, chưa chú trọng đến tăng cường khả năng phòng ngừa và ứng phó với rủi ro của trẻ em theo vòng đời.

- Mức trợ cấp xã hội đối với TECHCĐB tại cộng đồng còn thấp việc chi trả trợ cấp đôi khi không kịp thời, độ bao phủ trợ giúp xã hội còn thấp. Hầu hết trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hưởng trợ cấp xã hội sống trong các gia đình nghèo và với một mức trợ cấp xã hội như vậy thì khó có thể đảm bảo cuộc sống ở mức tối thiểu nếu như không có sự trợ giúp khác của gia đình, cộng đồng và xã hội.

- Nguồn tài chính thực hiện TGXH đối với TECHCĐB còn hạn hẹp, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước; chưa động viên, thu hút được nhiều sự tham gia của xã hội, cộng đồng và khuyến khích người thụ hưởng chính sách tự vươn lên. Số lượng cơ sở bảo trợ xã hội trên cả nước còn ít. Công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin pháp luật về trợ giúp xã hội còn hạn chế; chưa vận động thành phong trào toàn dân thường xuyên tham gia hoạt động trợ giúp xã hội nên chưa phát huy được tối đa sức mạnh và huy động nguồn lực xã hội cùng Nhà nước thực hiện mục tiêu trợ giúp xã hội; nguồn lực xã hội còn mang tính phong trào, theo các đợt phát động, cao điểm, chưa thường xuyên, liên tục.

- Xã hội hóa TGXH đối với TECHCĐB chưa tốt do nhận thức chưa đúng, chưa làm rõ vai trò của nhà nước trong quá trình xã hội hóa TGXH, thiếu chính sách, cơ chế khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội, đặc biệt là cơ chế cung cấp tài chính cho các tổ chức cung cấp dịch vụ công về trợ giúp xã hội cho các đối tượng trợ giúp xã hội.

- Công tác quản lý chỉ đạo điều hành thực hiện TGXH đối với TECHCĐB còn bất cập, quá nhiều bộ ngành tham mưu ban hành, thực hiện TGXH mà chưa tập trung vào một cơ quan đầu mối là ngành Lao động -

Thương binh và Xã hội. Tổ chức thực hiện còn thiếu đồng bội, chồng chéo và còn nhiều bấp cập, mức độ “rò rỉ” và “bỏ sót” đối tượng trẻ em còn khá cao, thiếu nhân lực thực hiện ở cấp cơ sở (cán bộ cơ sở quá tải so với khối lượng cộng việc được giao); cơ chế chi trả tiền mặt trợ cấp xã hội thông qua cán bộ cấp cơ sở là chưa minh bạch vì vừa quản lý đối tượng lại vừa làm công tác chi trả. Chưa có một hệ thống thông tin quản lý hợp nhất giúp thống nhất quy trình chính sách riêng lẻ làm giảm hiệu quả.

Việc phối hợp giữa các Bộ, ngành trung ương chưa thường xuyên, chặt

chẽ, nhất là trong xây dựng chính sách, trong việc chia sẻ thông tin, quản lý đối tượng và trong kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, chương trình TGXH đối với TECHCĐB. Việc chỉ đạo ở một số địa phương chưa cụ thể và sâu sát. Chậm tổng kết tình hình triển khai thực hiện các chính sách, chương trình TGXH đối với TECHCĐB nên thiếu cơ sở để điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.

Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

- Do nền kinh tế nước ta còn nghèo, dân số đông, thiên tai xảy ra thường xuyên, gây thiệt hại lớn. Chính sách trợ giúp xã hội đối với TECHCĐB còn chậm đổi mới chưa đáp ứng nhu cầu của trẻ em và chưa phù hợp với điều kiện kinh tế.

- Việc tổ chức thực hiện chính sách chưa nghiêm, hiệu quả thấp; quản lý nhà nước còn chồng chéo, sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ.

- Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện TGXH đối với TECHCĐB ở nhiều nơi chưa được coi trọng, chưa thường xuyên, liên tục; sự tham gia phối hợp của các Bộ ngành chưa đồng bộ.

- Nguồn lực thực hiện trợ giúp xã hội đối với TECHCĐB còn hạn hẹp, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước; chưa động viên, thu hút được nhiều sự

tham gia của xã hội và khuyến khích trẻ em yếu thế có nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Đồng thời, chưa phù hợp với xu hướng quốc tế khi thiết kế chính sách trợ giúp xã hội theo vòng đời, phổ quát toàn dân để giải quyết những khó khăn của người dân, theo nhóm tuổi, đồng bộ, không chồng chéo, tiết kiệm chi phí và hạn chế sai sót trong thực hiện.

- Cán bộ chính sách – xã hội ở một số địa phương đảm nhiệm quá nhiều việc nên công tác tham mưu, tổ chức thực hiện các hoạt động TGXH đối với TECHCĐB còn chậm, công tác thông tin, báo cáo, cập nhật số liệu chưa đầy đủ và kịp thời.

Kết luận chƣơng 2

Có thể thấy các quy định về TGXH đối với TECHCĐB ở Việt Nam đã từng bước được xây dựng, phát triển và hoàn thiện với nhiều thành tựu hết sức quan trọng. Trong đó, hệ thống pháp luật về TGXH đối với TECHCĐB ngày càng đẩy đủ, toàn diện; đối tượng TECHCĐB được hưởng chế độ TGXH từng bước được mở rộng; chế độ TGXH được điều chỉnh theo điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước. Pháp luật về TGXH đối với TECHCĐB đã quy định trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực TGXH theo hướng nhà nước tập trung xây dựng thể chế, cơ chế, khuôn khổ pháp luật; quản lý, hướng dẫn, tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát; mở rộng, khuyến khích khu vực tư nhân, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ TGXH cho TECHCĐB.

Tuy nhiên, thực trạng quy định pháp luật về TGXH đối với TECHCĐB ở Việt Nam hiện nay cũng bộc lộ nhiều điểm tồn tại, bất cập, thiếu sót. Trong đó, đối tượng TECHCĐB được hưởng chế độ TGXH chưa được xác định đầy đủ; chế độ TGXH chưa hợp lý; cơ chế bảo đảm quyền TGXH của TECHCĐB chưa đầy đủ và chưa hiệu quả; quy định về nguồn kinh phí dành cho TGXH tạo ra sự khác biệt về chế độ trợ giúp; chưa có cơ chế quy định, khuyến khích sự tham gia tích cực,hiệu quả của khu vực tư nhân. Ngoài ra thực tiễn pháp luật về TGXH đối với TECHCĐB cho thấy đối tượng TECHCĐB được TGXH còn rất hạn chế; nhiều chức năng,nhiệm vụ có sự chồng chéo giữa các Bộ, ngành; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TGXH chưa được quan tâm đúng mực; những vấn đề này đang đặt ra nhiều thách thức lớn đối với hiệu quả hoạt động của hệ thống TGXH đối với TECHCĐB ở nước ta hiện nay.

CHƢƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về trợ giúp xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở việt nam (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)