Tình hình thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với trẻ em có hoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về trợ giúp xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở việt nam (Trang 56 - 65)

có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam

Thực tiễn về đối tƣợng TECHCĐB đƣợc hƣởng TGXH

Theo quy định pháp luật hiện hành, đối tượng được hưởng TGXH là trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng, trẻ em nhiễm HIV thuộc hộ nghèo, Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng. Theo báo cáo thống kê năm 2018, công tác TGXH thường xuyên đối với TECHCĐB ở nước ta đạt được một số kết quả chính như sau:

* TGXH hàng tháng: Cả nước ta có hơn 2,5 triệu người hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, trong đó có khoảng 45.734 trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; 796.521 trẻ em khuyết tật nặng và đặc biệt nặng; 4.523 trẻ em, người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động thuộc hộ nghèo[13]. Trợ giúp y tế: Có khoảng 363.137 TECHCĐB khó khăn được cấp thẻ BHYT hoặc được khám [13], chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập. Trường hợp trẻ em sinh sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội được trợ cấp để mua thuốc chữa bệnh thông thường, riêng trẻ em nhiễm HIV/AIDS được hỗ trợ điều trị nhiễm trùng.

Trợ giúp học văn hóa, giáo dục: Có khoảng 235.685 TECHCĐB khó khăn được miễn, giảm học phí, được cấp sách vở, đồ dùng học tập [13].

Trợ giúp trẻ em khuyết tật chỉnh hình và phục hồi chức năng: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã vận động các nhà tài trợ trong và ngoài nước

trợ giúp dụng cụ chỉnh hình, phẫu thuật chỉnh hình và phục hồi chức năng cho 10.000 trẻ em/năm, gồm: Sản xuất dụng cụ chỉnh hình, thăm khám và vật lý trị liệu phục hồi chức năng 8.000 trẻ em/năm. Phẫu thuật nụ cười, ánh mắt trẻ thơ và dị tật vận động 2000 trẻ em/năm [13].

Có thể thấy, việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được thực hiện đảm bảo, kịp thời, đúng quy định. Tuy nhiên, một số nhóm TECHCĐB chưa được TGXH thường xuyên. Thực tiễn công tác TGXH đối với TECHCĐB cho thấy có một số nhóm trẻ em cần trợ giúp lâu dài và ổn định chưa được xem xét, hưởng TGXH thường xuyên như trẻ em bị bạo lực, bạo hành, xâm hại thuộc hộ nghèo; trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo; trẻ em tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc; trẻ em gặp vấn đề về sức khỏe tâm trí thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo...

* Về trợ giúp xã hội đột xuất: Việt Nam là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng mạnh nhất của biến đổi khí hậu. Trung bình mỗi năm Việt Nam phải chịu từ 8 đến 10 cơn bão, nhất là ở vùng Trung bộ. Năm 2018, Chính phủ đã hỗ trợ trăm nghìn tấn gạo cho 28 lượt tỉnh để thực hiện cứu đói cho 2.469.443 lượt hộ/8.618.121 nhân khẩu thiếu lương thực; 1.834 hộ nhà ở bị đổ, sập, trôi cháy được hỗ trợ làm nhà ở; 38.152 nhà ngập hư hỏng được hỗ trợ làm nhà ở [13].Đối tượng trẻ em được hưởng TGXH đột xuất gồm hộ có trẻ em, người chết, mất tích; hộ có trẻ em, người bị thương nặng; hộ có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng; hộ gia đình phải di dời nhà ở khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét; Hộ gia đình sống ở vùng khó khăn thuộc danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ quy định, mức hỗ trợ nhà ở; trợ giúp cứu đói; trẻ em, người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú (địa bàn xã) bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc. Trong thời gian qua, công tác TGXH đột xuất đối với các nhóm trẻ em gặp rủi ro, thảm họa, thiên

tai ở nước ta được triển khai quyết liệt, kịp thời từ Trung ương đến chính quyền cơ sở và sự tham gia tích cực của cộng đồng. Chính phủ và các địa phương đã xây dựng, triển khai các mô hình phòng tránh và cứu trợ phù hợp để kịp thời ứng phó, khắc phục hậu quả và hướng dẫn người dân chủ động phòng chống, cứu giúp lẫn nhau khi gặp rủi ro, thảm họa, thiên tai.

* Cả nước ta hiện có 369 cơ sở bảo trợ xã hội, trong đó có 194 cơ sở ngoài công lập; các cơ sở bảo trợ xã hội đang quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc 41.434 đối tượng, trong đó có khoảng 21.000 trẻ em; tổng số cán bộ, nhân viên đang làm việc trong các cơ sở bảo trợ xã hội khoảng 15.000 người [13]. Mạng lưới các cơ sở bảo trợ xã hội gồm các loại hình sau: Các cơ sở chăm sóc tổng hợp chăm sóc nhiều diện đối tượng bảo trợ xã hội; cơ sở chăm sóc người khuyết tật; cơ sở chăm sóc người cao tuổi; cơ sở chăm sóc và phục hồi chức năng người tâm thần; cơ sở chăm sóc TECHCĐB khó khăn. Các cơ sở bảo trợ xã hội có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ gồm: Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội; tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, lao động sản xuất; trợ giúp các đối tượng trong các hoạt động tự quản, văn hóa, thể thao, và các hoạt động khác phối hợp với lứa tuổi và sức khỏe của từng nhóm đối tượng; chủ trì, phối hợp với các đơn vị, tổ chức để dạy văn hóa, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp đối tượng phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và nhân cách; chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương đưa đối tượng đủ điều kiện hoặc tự nguyện xin ra khỏi cơ sở bảo trợ xã hội trở về gia đình, hòa nhập cộng đồng; hỗ trợ, tạo điều kiện cho đối tượng ổn định cuộc sống; cung cấp dịch vụ về công tác xã hội đối với cá nhân, gia đình có vấn đề xã hội ở cộng đồng nơi có trụ sở.

Hiện cả nước có 05 nhà xã hội đang được vận hành hiệu quả tại các tỉnh, thành phố gồm: Hải Phòng, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Khánh Hòa và Đăk Lăk. Tổng số trẻ em được chăm sóc nuôi dưỡng tại 05 nhà xã hội khoảng 60-

70 trẻ [13]. Nhà xã hội cung cấp chỗ ở, thức ăn, quần áo;lập kế hoạch chăm sóc và rà soát; các thông tin và tư vấn; liên hệ với gia đình; tái hòa nhập với gia đình khi có thể; giáo dục; chuyển tuyến cho các dịch vụ y tế và dịch vụ trong cộng đồng; các hoạt động giải trí; chuyển tuyến và hỗ trợ trong phục hồi và sau chăm sóc. Đối tượng phục vụ của nhà xã hội chủ yếu gồm: Trẻ mồ côi cả bố và mẹ; trẻ bị bỏ rơi; trẻ nhiễm HIV và trẻ khuyết tật nặng bao gồm nạn nhân của chất độc màu da cam; trẻ em đường phố, trẻ em bị lạm dụng tình dục, bị buôn bán và cưỡng bức lao động.

Thực tiễn về chế độ TGXH đối với TECHCĐB

Theo báo cáo thống kê năm 2018, cả nước ta thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng đối với trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi dưới 4 tuổi là 64.802.000 đồng, từ 4 tuổi đến dưới 16 tuổi là 179.832.000 đồng; kinh phí trợ giúp trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo là 23.995.440 đồng; kinh phí trợ giúp trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng là 46.450.000 đồng, đối với trẻ em khuyết tật nặng là 61.37.274 đồng [13].

Đối với nhận nuôi dưỡng tại cộng đồng, kinh phí hỗ trợ chi phí chăm sóc cho gia đình, cá nhân nhận nuôi trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi đối với trẻ em dưới 4 tuổi là 40.500.000 đồng, đối với trẻ em từ 4 tuổi đến dưới 16 tuổi là 48.600.000 đồng. Kinh phí trợ giúp đối với hộ gia đình đang chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng là 202.567.670 đồng [13].

Tổng kinh phí trợ giúp nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợ xã hội là 537.840.000 đồng [13].

Tổng kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế là 1.645.261.589 đồng Tổng chi phí mai táng là 572.264.901 đồng.

Như vậy có thể thấy trong năm 2018, Chính phủ đã chi hơn 11.500 tỷ đồng/năm để chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng với mức chuẩn trợ cấp xã hội là 270.000 đồng/người và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng [13].

Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, quy định mức chuẩn trợ cấp xã hội là 270.000 đồng. Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách, một số địa phương tự cân đối ngân sách đã nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội lên cao hơn mức quy định chung của nhà nước, cụ thể:Hà Giang (320.000 đồng),Bắc Ninh (300.000 đồng), Đồng Nai (300.000 đồng), Bà Rịa- Vũng Tàu (320.000 đồng), Khánh Hòa (300.000 đồng), Bình Dương (340.000 đồng), Hà Nội (350.000 đồng), Quảng Ninh (350.000 đồng), Đà Nẵng (405.000 đồng), Vĩnh Phúc (1/3 mức lương cơ sở theo từng thời kỳ), Quảng Nam (405.000 đồng). Tuy nhiên, một số tỉnh trong cả nước điều kiện kinh tế, xã hội đang còn gặp nhiều khó khăn, hạ tầng cơ sở ở nông thôn còn thiếu thốn, sự chênh lệch mức sống, điều kiện văn hóa, dân trí v.v….giữa các vùng miền còn cao và sự tác động của nền kinh tế hội nhập đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống gia đình,làm tăng tình trạng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác trợ giúp trẻ em trên địa bàn, mà nguồn ngân sách địa phương hạn hẹp nên vẫn trợ giúp theo mức chuẩn nhà nước quy định là 270.000 đồng. Trong điều kiện hiện nay thì mức chuẩn trợ cấp xã hội còn thấp, chỉ mới đảm bảo hỗ trợ được một phần các nhu cầu thiết yếu tối thiểu của đối tượng. Chính vì vậy, hiệu quả chính sách chưa cao, chưa tạo được sự an toàn thực chất cho đối tượng bảo trợ xã hội.

Về trợ giúp xã hội đột xuất, Chính phủ đã hỗ trợ 40,823 tấn gạo cho 2.032.158 lượt trẻ em, người thiếu đói trên phạm vi toàn quốc; hỗ trợ các địa phương hơn 3.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả thiên tai, trong đó bao gồm kinh phí thực hiện trợ giúp đột xuất và kinh phí khôi phục cơ sở hạ tầng thiết yếu. Bên cạnh đó, các địa phương cũng đã tổ chức huy động ngân sách địa phương, cộng đồng và các nhà hảo tâm hỗ trợ hàng nghìn tỷ đồng, trong đó

100% hộ có người chết, mất tích, bị thương nặng được hỗ trợ theo quy định, 100% hộ có nhà sập, hỏng hoàn toàn nhận được hỗ trợ theo quy định[13].

Mức trợ giúp đột xuất cũng đã được nâng phù hợp với tình hình thực tiễn. Trước năm 1996, mức trợ giúp là 5 kg gạo/người/tháng, thời gian từ 1 đến 3 tháng, sau 1996 mức trợ giúp nâng lên 8-10 kg gạo/người/tháng và thời gian tối đa không quá 3 tháng. Năm 2018, mức trợ giúp là 15 kg gạo một người một tháng và cũng trong khoảng thời gian 3 tháng. Hộ gia đình có trẻ em,người chết, mất tích được hỗ trợ 6.000.000 đồng/người; hộ gia đình có trẻ em,người bị thương nặng được hỗ trợ 6.000.000 đồng/người; hộ có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng được hỗ trợ 15.000.000 – 20.000.000 đồng/hộ; Hộ gia đình phải di dời nhà ở khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét được hỗ trợ 20.000.000 đồng/hộ, Hộ gia đình sống ở vùng khó khăn thuộc danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn do Thủ tướng chính phủ quy định mức hỗ trợ nhà ở là 7.000.000 đồng/hộ. Trẻ em, người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú (địa bàn xã) bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc được hỗ trợ 1.500.000 đồng/người.

Có thể thấy nguồn kinh phí TGXH đối với TECHCĐB hiện nay chủ yếu dựa vào ngân sách trung ương; sự đóng góp của cá nhân, cộng đồng, tổ chức xã hội là rất ít. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho những địa phương nguồn thu ít; đồng thời cũng dẫn đến sự thiếu công bằng trong việc tiếp cận TGXH của người dân ở các địa phương khác nhau.

Mức trợ cấp cho các đối tượng còn quá thấp, mang tính bình quân, quá trình điều chỉnh mức trợ cấp còn chậm so với mức lương và giá cả thị trường. Thực tế này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của các nhóm thụ hưởng.

Thực tiễn về tài chính thực hiện TGXH đối với đối TECHCĐB

Nguồn kinh phí thực hiện TGXH trên cả nước được cân đối trong ngân sách nhà nước cấp cho các địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước . Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, không phải lúc nào các

tỉnh cũng bố trí kịp thời nguồn ngân sách cho TGXH đáp ứng được hết các đối tượng thụ hưởng. Có thể thấy nguồn kinh phí TGXH thường xuyên đối với TECHCĐB hiện nay chủ yếu dựa vào ngân sách trung ương,địa phương tự cân đối; sự đóng góp của cá nhân, cộng đồng, tổ chức xã hội là rất ít. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho những địa phương nguồn thu ít; đồng thời cũng dẫn đến sự thiếu công bằng trong việc tiếp cận TGXH của người dân ở các địa phương khác nhau.

Đối với TGXH đột xuất thì nguồn lực đáp ứng nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp do thiên tai, thảm họa không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Khi không có đủ nguồn lực, chính quyền địa phương phải xin chính quyền trung ương cấp bổ sung kinh phí nên việc TGXH đột xuất chậm chễ, người dân không được hỗ trợ kịp thời khi mất nguồn lương thực, nhà cửa, sinh kế, phương tiện, công cụ…. Ngoài ra hệ thống quản lý nhà nước kém hiệu quả không giám sát, phòng ngừa được các hành vi trục lợi hoặc thực hiện không đúng quy định như trường hợp cấp cho người dân số gạo ít hơn so với quy định. Mức hỗ trợ trẻ em, người bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa có sự khác biệt đáng kể giữa các tỉnh, thành phố và ngay trong phạm vi mỗi tỉnh, thành phố và không có hướng dẫn rõ ràng nào về việc này. Hệ thống quản lý nhà nước kém hiệu quả không giám sát, phòng ngừa được các hành vi trục lợi hoặc thực hiện không đúng quy định như trường hợp cấp cho người dân số gạo ít hơn so với quy định.

Hệ thống các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội chủ yếu hoạt động theo cơ chế TGXH bao cấp, ngân sách nhà nước bảo đảm chi trả các chế độ TGXH và các hoạt động thường xuyên của cơ sở bảo trợ xã hội công lập. Cơ chế TGXH bao cấp, cứng nhắc, chưa huy động được nguồn lực từ người dân, từ cộng đồng; chưa tạo lập được cơ chế cạnh tranh, bình đẳng giữa cơ sở công lập và ngoài công lập, ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện TGXH đối với TECHCĐB.

Thực tiễn về tổ chức thực hiện TGXH đối với TECHCĐB

Để tổ chức thực hiện pháp luật về TGXH đối với TECHCĐB, Chính phủ quy định tổ chức bộ máy TGXH theo 4 cấp: Trung ương, tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương), huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) và xã (phường, thị trấn). Tại cấp tỉnh, ngành Lao động – Thương binh và xã hội chịu trách nhiệm thường trực, chỉ đạo và kết nối các hoạt động TGXH trong phạm vi địa phương; trong đó cấp xã là cấp cơ sở, có 01-02 cán bộ lao động - xã hội trực tiếp, thường xuyên tổ chức các hoạt động TGXH đối với TECHCĐB.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành các văn bản hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện chính sách đối với đối tượng bảo trợ xã hội; Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ, chính sách cho cán bộ, công chức Lao động – Thương binh và Xã hội, các tỉnh trên cả nước; chỉ đạo tập huấn tuyên truyền cho các hộ gia đình đang thụ hưởng chính sách để nâng cao trình độ công tác và tăng cường kiến thức, kỹ năng chăm sóc người khuyết tật và các đối tượng yếu thế. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các tỉnh triển khai thực hiện các chính sách đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Lồng ghép tổ chức tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về chính sách trợ giúp xã hội đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về trợ giúp xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở việt nam (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)