.Nguyên tắc xử lý tài sản thế chấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế chấp tài sản trong hoạt động của tổ chức tín dụng tại việt nam 03 (Trang 50 - 51)

Khi xảy ra các trường hợp xử lý tài sản thế chấp nêu trên, việc thế chấp tài sản phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 59 về “Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP Về giao dịch bảo đảm, bao gồm:

- Trong trường hợp tài sản thế chấp được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của các bên; nếu không có thoả thuận thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật;

- Trong trường hợp tài sản thế chấp được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của Bên thế chấp và các Bên cùng nhận thế chấp; nếu không có thoả thuận hoặc không thoả thuận được thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật;

- Việc xử lý tài sản thế chấp phải được thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch thế chấp, cá nhân, tổ chức có liên quan và phù hợp với các quy định của pháp luật;

- Người xử lý tài sản thế chấp là Bên nhận thế chấp hoặc người được Bên nhận thế chấp ủy quyền, trừ trường hợp các Bên có thoả thuận khác;

- Việc xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của Bên nhận thế chấp.

Việc quy định các nguyên tắc xử lý tài sản thế chấp nêu trên một mặt thể hiện sự tôn trọng quyền thỏa thuận của các Bên, mặt khác vẫn bảo đảm hoạt động này được diễn ra công khai, minh bạch, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các Bên có liên quan và cũng giúp cho hoạt động này được thực hiện một cách thống nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế chấp tài sản trong hoạt động của tổ chức tín dụng tại việt nam 03 (Trang 50 - 51)