Một số văn bản pháp luật chuyên biệ t.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về việc bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trong tương quan so sánh với pháp luật australia (Trang 43 - 51)

Bàn về một số quy định của nhà nước về việc khắc phục ô nhiễm do dầu và trách nhiệm BTTH do sự cố tràn dầu ở nước ta hiện nay có thể kể đến hàng chục các văn bản dưới luật về việc khắc phục và bồi thường thiệt hại do sự cố tràn dầu. Tuy nhiên trong khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp, học viên chỉ đề cập đến các văn bản có giá trị sử dụng và điều chỉnh trực tiếp về vấn đề BTTH do ô nhiễm dầu ở Việt Nam hiện nay sau đây:

1. Thông tư số 2262/TT-MTG ngày 29/12/1995 của Bộ khoa học công nghệ

và môi trường về việc khắc phục sự cố tràn dầu.

Đây là văn bản pháp quy đầu tiên hướng dẫn việc khắc phục và xử lý sự cố tràn dầu. Nội dung của thông tư đã đưa ra những quy định rất chi tiết hướng dẫn về việc khắc phục và BTTH do sự cố tràn dầu. Mặc dù đã ban hành từ năm 1995 tuy nhiên đến nay thông tư này vẫn có hiệu lực. Tuy có bộc lộ nhiều bất cập nhưng theo đánh giá của tác giả thì thông tư này có thể được coi là một trong những văn bản có giá trị pháp lý nhất hiện nay và là văn bản duy nhất quy định một cách đầy đủ nhất về việc BTTH do ô nhiễm dầu cũng như xác định các khoản bồi thường để khắc phục sự cố tràn dầu cho đến thời điểm hiện tại. Thông tư đã xác định các trường hợp

được coi là ”Sự cố tràn dầu’’, từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa, các biện pháp

xử lý khi phát hiện dấu hiệu sự cố tràn dầu; thủ tục đòi bồi thường khắc phục thiệt hại về môi trường. Theo đó SCTD là hiện tượng dầu tràn ra biển, sông, vũng, vịnh từ

các hoạt động: tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, phân phối, cung

ứng và tàng trữ dầu khí và các sản phẩm của chúng; rò rỉ từ các tàu thuyền hoạt

động ngoài biển và trong các vịnh……. làm cho dầu và sản phẩm dầu (mà dưới đây

sẽ được gọi tắt là dầu) thoát ra ngoài gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sinh thái và thiệt hại đến các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các hoạt động có liên quan đến khai thác và sử dụng các dạng tài nguyên thuỷ sản. Ngoài ra thông tư có các quy định như sau:

Thứ nhất, Thông tư đã đưa ra các quy định về nguyên tắc BTTH như sau: tất

cả các tổ chức và cá nhân quốc tịch Việt Nam, nước ngoài hay liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài gây ô nhiễm môi trường do sự cố tràn dầu, đều phải BTTH về môi trường theo quy định của pháp luật. Căn cứ pháp lý cơ bản để đòi BTTH về môi

trường gây ra do sự cố tràn dầu là Luật BVMT có tham khảo các luật khác của Việt Nam và công ước quốc tế liên quan. Tòa án xét xử tranh chấp là Tòa án Việt Nam. Cơ quản bảo hiểm sẽ là người chi trả cho các khoản BTTH.

Thứ hai, sự hoàn trả các thiệt hại về môi trường do các sự cố tràn dầu đã trở

thành một thông lệ quốc tế và số tiền hoản trả được tính cho các khoản sau:

* Chi phí cho ứng cứu sự cố, như ngăn dầu, san dầu, gom dầu, xử lý dầu cặn, làm sạch môi trường v.v...

* Bồi thường thiệt hại về kinh tế cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại trực tiếp do sự cố xảy ra (Thí dụ đối với việc nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, làm muối hay các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác, v.v...)

* Bồi thường cho việc khôi phục môi trường bị suy thoái hoặc huỷ hoại do ô nhiễm.

* Chi phí cho công tác khảo sát, lập căn cứ để đánh giá thiệt hại về kinh tế và môi trường.

Thứ ba, các quy đinh và nội dung cơ bản của các thủ tục và hồ sơ pháp lý đòi

bồi thường thiệt hại do sự cố tràn dầu( mục 2 phần III ) :

a. Cơ quan quản lý môi trường của địa phương cần phối hợp với các cơ quan chức năng của Trung ương đóng tại địa phương (như cảng vụ, dầu khí, bảo hiểm...) và các cơ quan pháp lý của địa phương, nhanh chóng xây dựng và thu thập toàn bộ hồ sơ, mẫu vật liên quan và các khiếu nại của các cấp và nhân dân địa phương về ảnh hưởng của sự cố (ngày giờ xảy ra sự cố, địa điểm, số lượng dầu thoát ra, loại dầu, vùng dầu loang tới, mô tả về quy mô v.v...)

b. Tiến hành lập biên bản tại hiện trường giữa một bên là đại diện pháp nhân gây ra sự cố, một bên là đại diện pháo nhân bị thiệt hại là cơ quan quản lý môi trường của địa phương (Sở KHCN & MT) nhằm ghi nhận chứng cứ ban đầu về sự cố, đặc biệt cần thu nhập các thông tin cần thiết nhất ……

c. Thu nhập toàn bộ thông tin về chủ phương tiện gây ra sự cố (thuộc tổ chức, cá nhân nào, quốc tịch, nhật ký công tác, tham gia công ước hoặc bảo hiểm gì, hồ sơ

về hàng hoá, về lượng dầu có trong tàu, biên bản về sự cố có chữ ký của chủ phương tiện, đại diện cảng vụ (nếu là sự cố đắm tàu) và đại diện của địa phương, các biên bản quy trách nhiệm dân sự của các bên gây ô nhiễm...)…Tổ chức ngay các nhóm chuyên gia khoa học để khảo sát tại hiện, mẫu vật, các kết quả phân tích cụ thể, các phim ảnh minh hoạ đi kèm.

e. Sau khi có được các loại hình thông tin cần thiết, cần xây dựng đơn khiếu nại và hồ sơ đi kèm...

Như vậy, chúng ta có thể áp dụng các quy định của thông tư 2262 để làm cơ sở cho việc khởi kiện yêu cầu BTTH đối với các hành vi gây ô nhiễm dầu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Thông tư như cẩm nang pháp lý giúp cho chúng ta có những cái nhìn tổng quát nhất về những công việc phải làm để việc khởi kiện đòi BTTH do ô nhiễm dầu được thuận lợi. Tuy nhiên những hướng dẫn này còn rất nhiều bất cập. Đặc biệt phần tính toán các chi phí. Thông tư mới chỉ nêu tên các khoản chi phí được bồi thường chứ chưa đưa ra các phương pháp tính toán cụ thể. Chẳng hạn căn cứ vào đâu để chúng ta có thể tính toán bằng các con số cụ thể để yêu cầu các khoản bồi thường cho các thiệt hại của việc làm muối hay cho việc xử lý. Đây thực sự là một nội dung mà hiện nay tại nước ta cũng chưa có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.

` 2. Quyết định số 129/2001/QĐ-TTg ngày 29/8/2001của Thủ tướng Chính phủ

về việc phê duyệt Kế hoạch Quốc gia (KHQG) về ứng phó sự cố tràn dầu giai đoạn 2001-2010.

Có thể thấy bản KHQG về ứng phó SCTD đã phân chia sự cố tràn dầu thành 3 mức và đặt mục tiêu đến năm 2010 sẽ hoàn chỉnh hệ thống chính sách, tổ chức lực lượng ứng phó sự cố tràn dầu từ trung ương đến cơ sở.

Mức 1- dưới 100 tấn; Mức 2- từ 100- 2.000 tấn; Mức 3 - trên 2.000 tấn.

Về tổ chức lực lượng được phân thành 03 cấp: Cấp cơ sở; Cấp khu vực và cấp quốc gia. KHQG về ứng phó SCTD nêu trên là một định hướng tương đối lâu dài cho công tác ứng cứu sự cố tràn dầu ở Việt Nam.

Mục tiêu của KHQG về ứng cứu SCTD cho đến năm 2010 là: Sẵn sàng và ứng phó kịp thời, hiệu quả mọi trường hợp xảy ra SCTD để giảm tới mức thấp nhất thiệt hại đối với môi trường, ảnh hưởng đến các ngành kinh tế và đời sống của nhân dân; hoàn chỉnh hệ thống cơ chế, chính sách, tổ chức từ Trung ương đến cơ sở, xây dựng lực lượng chuyên nghiệp làm nòng cốt cho hoạt động ứng phó SCTD; bảo đảm sẵn sàng ứng phó hiệu quả ở một số khu vực có nguy cơ cao xảy ra SCTD, gây tác hại lớn là các vùng biển thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, vùng sông Sài Gòn - Đồng Nai, vùng biển miền Trung từ Đà Nẵng đến Nha Trang, vùng sông biển thuộc thành phố Hải Phòng và vịnh Hạ Long.

Nội dung chính của KHQG về ứng phó SCTD là những hướng dẫn về công tác ứng cứu sự cố tràn dầu. Xây dựng quy chế hoạt động ứng phó SCTD trên cả nước, hệ thống tổ chức thực hiện, bảo đảm cho việc ứng phó SCTD sẽ được điều hành theo quy chế và hệ thống tổ chức thống nhất trên cả nước. Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng, nâng cao trách nhiệm công dân, động viên, tổ chức nhân dân tham gia các hoạt động nhằm xã hội hoá nhiệm vụ phòng ngừa và ứng phó SCTD. Chỉ đạo, điều động, chủ trì, phối hợp các lực lượng tham gia ứng phó SCTD...

3. Quyết định số 103/QĐ-TTg, ngày 12/5/2005 ban hành Quy chế hoạt động

ứng phó sự cố tràn dầu.

Quy chế này là sự bổ sung kịp thời cho KHQG về ứng cứu SCTD năm 2001.

Nội dung của quy chế là các quy định về: tổ chức ứng cứu SCTD (từ điều 3 đến điều 6); quy định về việc giải quyết hậu quả của SCTD như việc đánh giá, xác định thiệt hại và giải quyết bồi thường thiệt hại (điều 7). Theo đó UBND cấp Tỉnh xảy ra SCTD chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan và chủ cơ sở gây ra sự cố tràn dầu thực hiện việc đánh giá, xác định thiệt hại và giải quyết bồi thường thiệt hại. Nếu SCTD đặc biệt nghiêm trọng, UBQG tìm kiếm cứu nạn chủ trì, phối hợp với Bộ TN&MT, UBND cấp tỉnh, cơ quan liên quan và chủ cơ sở gây ra sự cố tràn dầu thực

hiện việc đánh giá, xác định thiệt hại và yêu cầu chủ cơ sở giải quyết bồi thường thiệt hại; trường hợp đặc biệt, kiến nghị thành lập Hội đồng thẩm định cấp nhà nước, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Kinh phí giải quyết bồi thường thiệt hại do cơ quan bảo hiểm chi trả (nếu có tham gia bảo hiểm) và từ nguồn tài chính của chủ cơ sở gây ra sự cố tràn dầu. Các khoản bồi thường thiệt hại gồm: tính mạng, sức khoẻ con người; tài sản của nhà nước và nhân dân; huỷ hoại tài nguyên, môi sinh, môi trường; điều động lực lượng, phương tiện, thiết bị để ứng phó sự cố tràn dầu; khảo sát, đánh giá, xác định thiệt hại; giải quyết các thủ tục bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả. Việc giải quyết bồi thường thiệt hại cần tiến hành khẩn trương, chặt chẽ, có thể thuê tư vấn của cơ quan chuyên môn, kể cả tư vấn quốc tế trong trường hợp bên gây ra sự cố tràn dầu là pháp nhân nước ngoài....

Bên cạnh hai văn bản trên còn có các quy chế cấp ngành quy định về việc bồi thường thiệt hại và khắc phục sự cố tràn dầu của các cơ quan chuyên môn khác như

của ngành giao thông vận tải, ngành hàng hải, dầu khí... .

4. Thông tư liên tịch số 12/2005/TTLT/BTM-BTNMT- GTVT ngày 08/7/2005

Bộ Thương mại, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ GTVT hướng dẫn điều kiện an toàn môi trường đối với hoạt động cung ứng dầu cho tàu biển.

Nội dung chính của thông tư trên như sau: Đối với doanh nghiệp cung ứng dầu cho tàu biển phải đáp ứng các điều kiện của pháp luật về phương tiện, kỹ thuật tại điều 1 mục II của thông tư. Bố trí đủ nhân lực, phương tiện, thiết bị kỹ thuật chuyên dùng và có quy trình khai thác phù hợp để sẵn sàng phòng chống cháy, nổ, khắc phục sự cố tràn dầu, xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó sự cố tràn dầu, đầu tư các trang thiết bị và tổ chức lực lượng bảo đảm ngăn ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả sự cố tràn dầu theo quy định của cấp cơ sở tại Quyết định số 129/2001/QĐ- TTg ngày 29/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ; đối với tầu biển phải có trang thiết bị phòng chống cháy nổ và ứng phó SCTD theo quy định của pháp luật. Phải có phương án ứng phó SCTD. Trường hợp có sự cố tràn dầu, doanh nghiệp cung ứng dầu phải huy động kịp thời mọi nguồn lực, chủ động ứng phó khắc phục CSTD. Đặc

biệt thông tư này cũng quy định doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố tràn dầu gây ra theo quy định của pháp luật. Còn đối với tàu cung ứng dầu bên cạnh các quy định về điều kiện cung ứng dầu tại điều 2 mục II của thông tư thì chủ tàu bắt buộc phải có bảo hiểm trách nhiệm dấn sự. Quy định này của thông tư đã giúp cho việc giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại được thuận lợi và cơ quan bảo hiểm sẽ là người chịu trách nhiệm BTTH khi có sự cố tràn dầu xảy ra.

5. Nghị định 137 của chính phủ ban hành ngày 16/06/2004 quy định về xử

phạt hành chính trên các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam.

Nội dung chính Nghị định này là nhằm đưa ra các hình thức và mức xử phạt

đối với hành vi vi phạm quy định về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển do tàu, thuyền gây ra trong đó có các quy định về ô nhiễm dầu. Cụ thể: Tại khoản 1, khoản 2 và 3 điều 19 của thông tư có quy định nhà nước sẽ phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:a) Không có các phương án xử lý sự cố tràn dầu theo quy định;b) Không có giấy chứng nhận theo quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Xả các loại rác hoặc cặn bẩn hoặc nước thải có lẫn dầu và các chất độc hại khác từ trên tàu, thuyền xuống biển trong những khu vực cấm, khu vực hạn chế; b) Xả, thải dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ, các chất có chứa chất thải nguy hại hoặc các chất có hại khác không theo đúng các quy định;...

Ngoài ra Nghị định còn quy định buộc người vi phạm phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường (khoản 4 điều 19), hoặc quy định Lực lượng cảnh sát biển Việt Nam có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam (điều 23).

Nghị định đã góp phần bảo đảm thi hành cácquy định của Công ước MARPOL cũng như các văn bản pháp luật Việt Nam về ô nhiễm môi trường biển. Đồng thời cũng là cơ sở yêu cầu BTTH khi có sự cố ô nhiễm dầu.

6. Quyết định số 395/1998/QĐ-BKHCNMT ngày 10/4/1998 về việc ban hành quy chế bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, quy chế bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan.

Mục tiêu của quy chế là nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và giảm đến mức thấp nhất các tác động xấu đến môi trường do các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí (hóa lỏng khí, lọc dầu) và dịch vụ liên quan trực tiếp đến các hoạt động này. Yêu cầu của quy chế đối với các hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến .. dầu khí là rất khắt khe. Các phương tiện vận tải của các tổ chức dầu khí hoạt động trên bộ, trên sông, trên biển phải tuân thủ luật pháp Việt Nam, Công ước Quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển do

tàu gây ra (MARPOL 73/78) và các Công ước quốc tế liên quan khác mà Việt Nam

đã ký kết hoặc tham gia (điều 31); Các loại tàu thuyền tham gia hoạt động dầu khí trên biển phải tuân thủ các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm theo điều 32, các căn cứ dịch vụ dầu khí trên bờ phải bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt quy chế cũng giành nhiều điều luật quy định về việc khắc phục ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường trong đó bao gồm cả ô nhiễm dầu và việc BTTH do ô nhiễm dầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về việc bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trong tương quan so sánh với pháp luật australia (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)