Loại trừ trách nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về việc bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trong tương quan so sánh với pháp luật australia (Trang 80 - 82)

- Nguồn từ Thông luật (common law) bao gồm hệ thống án lệ Tuy nhiên cácquy định của thông luật chỉ được áp dụng khi không có các quy định trong Luật thực

a, Loại trừ trách nhiệm

Trách nhiệm dân sự chủ tàu được quy định rất chặt chẽ trừ khi chủ tàu có thể chứng minh được hành vi gây ô nhiễm t huộc một trong ba loại trừ sau đây . (Điều 3 khoản 2 Công ước):

(1): Nguyên nhân là do chiến tranh , chiến sự, nội chiến hoặc khởi nghĩa , hoặc hiện

tượng tự nhiên thuộc trường hợp ngoại lệ , do trường hợp bất khả kháng không thể tránh được hoặc

(2): Toàn bộ nguyên nhân là do hành vi hoặc thiếu sót của bên thứ ba

(3): Toàn bộ nguyên nhân là do lỗi bất cẩn hoặc do hành vi sai phạm của cơ quan

công quyền hoặc trách nhiệm của nhà cầm quyền đối với duy trì những hiệu lệnh

hay những mục đích hàng hải khác trong trường hợp sử dụng chức năng này.

Pháp luật quy định tất cả những hành động này được bảo vệ tại Tòa án Liên bang cũng như Tòa án tối cao của tiểu bang hay khu vực lãnh thổ trong thời hạn ba năm kể từ khi xảy ra thiệt hại và chủ tàu có thể được giới hạn trách nhiệm dựa trên trọng tải của tàu.

Nếu chủ tàu chứng minh được rằng những thiệt hạ i do ô nhiễm là do toàn hộ hoặc một phần hành vi hay thiếu sót nào đó được thực hiện với mục đích gây thiệt hại của người bị thiệt hại hoặc do sơ xuất của chính người đó thì chủ tàu có thể được miễn toàn bộ hoặc một phần trách nhiệm của mình đối với người đó.

Điều 3 khoản 4 Công ước quy định :

Không có khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm đối với chủ tàu nào

khác hơn theo quy định của công ước này . Không có khiếu nại về thiệt hại do ô

nhiễm theo Công ước này hay cách nào khác có thể được thực hiênu để chống lại những người làm thuê hoặc đại lý của chủ tàu.

b , Giới hạn trách nhiệm:

Điều kiện áp dụng : Theo quy định tại điều 6 khoản 1 Công ước quốc tế về trách

nhiệm dân sự chủ tàu đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu thì :Khi chủ tàu, sau sự cố, đã

thành lập một quỹ theo quy định tại ĐiềuV, và được quyền giới hạn trách nhiệm của mình.

1) Không một ai khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm phát sinh từ sự cố

được thực hiện bất kỳ quyền gì đối với bất cứ tài sản nào khác của chủ sở hữu đối với khiếu nại đó.

2) Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền của quốc gia ký kế t Công ước phải

phóng thích bất kỳ tàu hoặc tài sản khác thuộc về chủ tàu đã bị bắt theo khiếu

nại đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm phát sinh từ sự cố , và tương tự như

vậy phải trả lại tiền bảo lãnh hoặc dỡ bỏ bất kỳ biện pháp an ninh đang được áp dụng để tránh cho tàu bị bắt giữ như vậy.

Quy định trên cho thấy việc chủ tàu thành lập Quỹ đúng với điều kiện đưa ra

là một biện pháp đảm bảo tài chính đáng tin cậy để tránh việ c sai áp , phong tỏa tài

sản hoặc bị bắt giữ tàu theo những quy định của Luật Hàng hải khi có khiếu nại hàng hải.

Có một chú ý quan trọng là nếu sự kiện xảy ra là nguyên nhân từ sai phạm thực tế hoặc do quan hệ hợp đồn g của chủ tàu thì anh ta không được giới hạn trách nhiệm dù bất kể lý do nào .

3.1.8 Khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về việc bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trong tương quan so sánh với pháp luật australia (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)