- Nguồn từ Thông luật (common law) bao gồm hệ thống án lệ Tuy nhiên cácquy định của thông luật chỉ được áp dụng khi không có các quy định trong Luật thực
b, Lập Quỹ quốc gia đối phó với nạ nô nhiểm dầu trên biển.
3.2.3 Bổ sung và hoàn thiện cácquy định về việc lượng giá các thiệt hại kinh tế do ô nhiễm dầu trong các văn bản pháp luật.
Hiện nay hệ thống pháp luật Việt Nam còn bỏ ngỏ và rất yếu về vấn đề lượng giá các thiệt hại trên phương diện kinh tế đối với vấn đề ô nhiễm dầu. Trong khi đây lại là một nội dung vô cùng quan trọng và then chốt. Việc tính toán thiệt hại kinh tế do ô nhiễm dầu vốn là một công việc phức tạp đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực( từ kinh tế, môi trường, pháp luật đến y tế...) cũng như ý kiến của các nhà quản lý và các nhà khoa học. Vì vậy chúng ta cần nhanh chóng đưa ra các phương pháp và các khung bồi thường thiệt hại bằng việc tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới để có phương án tính toán tối ưu nhất cho Việt Nam vốn là quốc gia có trình độ khoa học ký thuật chưa cao.
a, Nội dung của việc đánh giá các thiệt hại do ô nhiễm dầu.
Thứ nhất, trước hết cần lượng giá các thiệt hại do ô nhiễm dầu đối với
môi trường tự nhiên và các chi phí để khắc phục, làm sạch môi trường. Đặc biệt là những tác động của ô nhiễm dầu đối với các hệ sinh thái biển và ven biển tiêu biểu như rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô, nguồn lợi thủy hải sản, các loài động thực vật biển khác ..
Thứ hai, các thiệt hại do ô nhiễm dầu đối với nền kinh tế mà trọng tâm là nền
kinh tế biển (chủ yếu là ngành thủy sản, làm muối và du lịch). Thực tế cho thấy dầu trôi theo dòng chảy mặt nước, sóng, gió, dòng triều dạt vào vùng biển ven bờ, bám
vào đất đá, kè đá, các bờ đảo làm mất mỹ quan, gây mùi khó chịu đối với du khách khi tham quan du lịch. Do vậy, doanh thu của ngành du lịch đã bị thiệt hại nặng nề. Mặt khác, ô nhiễm dầu còn làm ảnh hưởng đến nguồn giống tôm cá, thậm chí bị chết dẫn đến giảm năng suất nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ven biển. Ô nhiễm dầu cũng
làm giảm sản lượng khai thác muối. Ví dụ: năm 2007 thông tin về sự cố tràn dầu và những bãi
biển tràn ngập dầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch Hội An – Quảng Nam, nhất là đối với những khách sạn dọc theo ven biển. Theo lãnh đạo khách sạn Golden Sand, từ khi xảy ra sự cố tràn dầu, nhiều du khách quốc tế và nội địa đã huỷ phòng, ước tính thiệt hại ban đầu khoảng 64.000 USD. Không chỉ khách sạn này, mà nhiều khách sạn cao cấp dọc bờ biển như Victoria; Hội An ... cũng bị thiệt hại nặng nề do tình trạng này[37, 40]
Thứ ba, đánh giá các thiệt hại giá gián tiếp tình trạng ô nhiễm dầu đối với sức
khỏe và những tổn thất về tinh thần của người dân. Khi có các sự cố tràn dầu xảy nó làm giảm sản lượng đánh bắt cá, sản lượng muối, giảm lượng khách du lịch...ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của hàng triệu ngư dân ven biển, người dân làm dịch vụ du lịch mà còn tác động đến đời sống của sẽ là hàng vạn con người sống phụ thuộc họ. Trẻ em có thể sẽ không được đến trường, người già không được chăm sóc. Người dân không có việc làm dễ bị các tệ nạn xã hội cám dỗ. Đó thực sự là những tổn thất biết nói áhưng không dễ dàng để có thể thống kê và tính toán.
b, Các căn cứ và phương pháp để xác định thiệt hại do ô nhiễm dầu:
Để có thể tính toán các thiệt hại do ô nhiễm dầu trên phương diện kinh tế thì
chúng ta cần phải áp dụng và kết hợp nhiều phương pháp như thống kê, phương pháp so sánh và các phương pháp khác để xây dựng định mức, đơn giá đền bù thiệt haị cho ngành nuôi trồng và khai thác thủy hải sản, ngành làm muối, ngành du lịch, cũng như trong việc tính toán các chi phí để khắc phục và làm sạch môi trường cũng như các chi phí khác nhằm hạn chế các tác haị lâu dài bởi các sự cố tràn dầu đối với môi trường và sức khỏe của nhân dân sở tại.
Từ các tài liệu nghiên cứu về việc xác định thiệt hại do ô nhiễm dầu. học viên xin đưa ra một số căn cứ xác định thiệt hại:
- Trọng tải tàu và khối lượng dầu được chuyên chở (giới hạn trách nhiệm chủ
- Loại dầu gây ô nhiễm (để xác định áp dụng mức bồi thường theo công ước quốc tế nào);
- Các thiệt hại về môi trường :
o Chi phí làm sạch môi trường tự nhiên( chi phí tức thì).
o Chi phí cho việc khôi phục lại môi trường tự nhiên.
o Chi phí cho việc nghiên cứu các thiệt hại lâu dài đến môi trường và chi phí
cho các thiệt hại cho môi trường trong tương lai (chi phí hậu tràn dầu nhằm khắc phục hậu quả lâu dài).
- Chi phí cho các biện pháp ngăn ngừa. Điều này được hiểu là những biện
pháp hợp lý sẽ được áp dụng nhằm khôi phục môi trường cũng được xem là căn cứ để xác định thiệt hại.
- Các thiệt hại và tổn thất về kinh tế, thương mại, du lịch (các ngành kinh tế
biển):
o Chi phí bồi thường cho các tổ chức và cá nhân bị ảnh hưởng bởi sự cố ô
nhiễm dầu (căn cứ vào sự giảm sút về sản lượng đánh băt thủy sản (do thủy sản chết hoặc giảm sinh sản do ô nhiễm dầu), sản lượng muối, số lượng khách du lịch và tiền lương ngày công… để liệt kê các chi phí phù hợp.
o Chi phí cho những tổn thất của các tổ chức, cá nhân phải tạm ngừng công việc
do ô nhiễm dầu (nông dân làm muối, ngư dân đánh bắt cá các nhà hàng – khách sạn tại khu vực ô nhiễm)
o Chi phí cho việc quảng bá và khôi phục thương hiệu và hình ảnh của vùng sản
xuất, cho ngành du lịch sau sự cố tràn dầu.
o Chi phí cho việc dọn dẹp, bảo trì, thay thế (tàu thuyền, dụng cụ lao động…)
các tài sản phục vụ cho các họa động kinh tế trên biển.
3.2.4 Hoàn thiện các quy định về trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu.