Quyền kháng cáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền xét xử công bằng và vấn đề bảo đảm quyền xét xử công bằng ở việt nam luận văn ths luật (Trang 49)

Mục đích của việc kháng cáo là nhằm hạn chế những sai lầm của các cơ quan tiến hành tố tụng cấp dưới có thể gây thiệt hại đến quyền lợi chính đáng của đương sự. Ở nước ta, khi nội luật hóa quyền này của các điều ước quốc tế, Đảng và nhà nước ta đã ghi nhận quyền kháng cáo trong cả pháp luật hình sự và phi hình sự.

Trong pháp luật hình sự, quyền kháng cáo được ghi nhận tại điều 231 BLTTHS “bị cáo, người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm”. Thủ tục và thời hạn kháng cáo cũng được ghi nhận trong BLTTHS, theo đó người kháng cáo phải làm đơn kháng cáo hoặc trình bày trực tiếp tại tòa và phải được thư ký tòa án ghi lại rồi ký tên, gởi đến tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc tòa cấp phúc thẩm trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án, đối với đương sự vắng mặt thì thời hạn kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày được giao bản án hoặc bản án được niêm yết. Đồng thời còn quy định đối với trường hợp kháng cáo quá hạn, thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo.

Trong pháp luật phi hình sự, quyền kháng cáo của đương sự được quy định tại điều 243 BLTTDS “Đương sự, người đại diện của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện có quyền làm đơn kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm”. Đồng thời cũng quy định về thủ tục và thời hạn kháng cáo, cũng như kháng cáo quá hạn, quyền thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, có nội dung như của luật hình sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền xét xử công bằng và vấn đề bảo đảm quyền xét xử công bằng ở việt nam luận văn ths luật (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)