Xét xử công bằng là nhân tố quan trọng của pháp quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền xét xử công bằng và vấn đề bảo đảm quyền xét xử công bằng ở việt nam luận văn ths luật (Trang 29 - 31)

1.2. Vai trò, vị trí và tầm quan trọng của quyền được xét xử công bằng

1.2.2. Xét xử công bằng là nhân tố quan trọng của pháp quyền

Theo nguyên tắc Pháp quyền (Principles of the rule of law) thì: “Pháp quyền có nghĩa là không một cá nhân nào, dù là tổng thống hay công dân, được đứng trên luật pháp. Các chính phủ dân chủ thực thi quyền lực bằng luật pháp và bản thân họ cũng phải chịu những hạn chế của pháp luật.

Luật pháp phải thể hiện ý chí của nhân dân, chứ không phải ý muốn của các vị hoàng đế, những nhà độc tài, các tướng lĩnh, chức sắc tôn giáo hay các đảng phái chính trị tự phong”.

Pháp quyền là nền tảng của xã hội dân chủ, nhưng không có sự nhất trí hoàn toàn về tất cả các yếu tố tạo nên pháp quyền. Tuy nhiên pháp quyền thường được thừa nhận là các công dân đều được bảo vệ trước những hành động tùy tiện của các cấp chính quyền nếu như các quyền của họ được ghi nhận trong luật pháp. Luật pháp phải được công bố công khai cho tất cả mọi người, được áp dụng bình đẳng và thực thi hiệu quả. Do đó, việc chấp hành quyền lực nhà nước phải dựa trên các đạo luật được ban hành theo Hiến pháp và nhằm mục đích bảo vệ tự do, công lý và tính chắc chắn của pháp luật. Như vậy pháp quyền, trước hết có nghĩa là sự tồn tại và thực hiện hiệu quả luật pháp mà không có sự phân biệt đối xử và được mọi người biết đến. Vì mục đích này, nhà nước cần phải thiết lập các thể chế bảo vệ hệ thống luật pháp, bao gồm cả tòa án, công tố và cảnh sát. Các thể chế này tự bị ràng buộc theo các quy định của pháp luật đã được đặt ra và thực hiện công tác xét xử. Do đó, có thể nói xét xử công bằng là nhân tố quan trọng của pháp quyền.

Nói đến xét xử là nói đến việc thực thi pháp luật thông qua các thể chế tòa án, công tố và cảnh sát. Xét xử công bằng là việc thực thi pháp luật một cách công bằng, hiệu quả và đảm bảo được quyền bình đẳng của tất cả mọi người trước pháp luật. Từ thời cổ Hy Lạp, La Mã, người ta đã khẳng định: Ở đâu có pháp luật thì ở đó phải có một hệ thống đảm bảo cho pháp luật được thực thi một cách nghiêm chỉnh. Sự đảm bảo đó trước hết phải bằng hoạt động của các cơ quan trong hệ thống các cơ quan nhà nước. Các cơ quan này có chức năng xét xử các hành vi, vi phạm các quy định của pháp luật nhà nước. Đó là hệ thống các cơ quan tư pháp [9, 78]. Sức mạnh của nhà nước pháp quyền tùy thuộc nhiều vào niềm tin của người dân vào hệ thống tư pháp, vào công tác xét xử. Công tác xét xử có công bằng hay không đã cung cấp cho xã hội cái nhìn, nhận xét về nền pháp quyền của một đất nước. Xét xử công bằng có nhiệm vụ bảo vệ địa vị tối cao của Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ giá trị thiêng liêng và hiệu quả của pháp luật.

Theo nguyên tắc của pháp quyền (Principles of the Rule of Law) thì:

“Công dân ở các nền dân chủ sẵn sàng tuân thủ luật pháp của xã hội bởi vì họ đang tuân thủ chính những nguyên tắc và quy định của họ. Công lý đạt được một

cách hoàn thiện nhất khi luật pháp được xây dựng bởi chính người dân, những người phải tuân thủ luật pháp.

Theo pháp quyền, một hệ thống tòa án độc lập và vững mạnh phải có sức mạnh, quyền lực, các nguồn lực và uy tín để buộc các quan chức chính phủ, kể cả những nhà lãnh đạo cao nhất phải chịu trách nhiệm trước các quy định và luật pháp của quốc gia.

...

Công dân phạm tội phải được xét xử công khai và nhanh chóng, được đối diện và chất vấn những người cáo buộc. Nếu bị kết án, họ có thể không chịu những hình phạt dã man và hoặc bất thường

Công dân không bị ép buộc phải nhận tội. Nguyên tắc này bảo vệ cho công dân khỏi bị ép buộc, lạm dụng hoặc đánh đập và giảm đáng kể tình trạng cảnh sát sử dụng những biện pháp đó”[42]

Như vậy giữa pháp quyền và xét xử công bằng có mối quan hệ không thể tách rời. Xét xử công bằng là nhân tố quan trọng của pháp quyền. Không có pháp quyền là một trong những trở ngại lớn để thực hiện quyền được xét xử công bằng. Ngược lại, xét xử công bằng được thực thi tốt là công cụ để phản ánh pháp quyền của một đất nước, là vấn đề trọng tâm của pháp quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền xét xử công bằng và vấn đề bảo đảm quyền xét xử công bằng ở việt nam luận văn ths luật (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)