Trong pháp luật Việt Nam, quyền bào chữa được quy định tại BLTTHS, Luật luật sư và một số văn bản khác. Theo các Điều 48,49,50 thì người bị tam giữ, bị can, bị báo có các quyền: Quyền được biết lý do mình bị tạm giữ, được biết mình bị khởi tố về tội gì , được tự bào chữa hoặc nhờ bào chữa, được đưa ra tài liệu, chứng cứ, đồ vật, yêu cầu, được nhận các quyết định khởi tố, quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy biện pháp ngăn chặn và các quyết định, các thông báo khác trong vụ án. Quyền được phiên dịch miễn phí được quy định tại điều 61 BLTTHS “người phiên
dịch do cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc tòa án yêu cầu trong trường hợp người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt”. Quyền được trợ giúp pháp lý cũng được đưa vào khoản 3 điều 32 dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: “người bị bắt, bị tam giữ, tạm giam, bị điều tra, truy tố xét xử có quyền sử dụng trợ giúp pháp lý của người bào chữa”. Đối với quyền được trợ giúp pháp lý miễn phí được áp dụng trong những trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng mà không có khả năng nhờ người bào chữa hoặc trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên mà gia đình không mời luật sư bào chữa.
Như vậy so với các tiêu chuẩn của quốc tế về quyền bào chữa thì quyền bào chữa trong pháp luật Việt Nam là tương đối hoàn thiện và đầy đủ. Thậm chí, trong bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam có nhiều quy định rộng hơn, chi tiết hơn quốc tế như trong luật hình sự Việt Nam đã có quy định về quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, quyền được tham gia một số công việc trong quá trình điều tra như khám nghiệm hiện trường, tham gia khám nghiệm tử thi, được nhận các quyết định xét xử truy tố…
Tuy nhiên, quyền bào chữa trong pháp luật Việt Nam vẫn còn nhiều vướng
mắc, bất cập:
Thứ nhất: Luật chưa quy định chế tài đối với người bào chữa do không thực
hiện hết trách nhiệm của người bào chữa. Trong thực tế, có nhiều trường hợp người bào chữa chưa toàn tâm, toàn ý thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bào chữa theo quy định của pháp luật, dẫn đến vi phạm quyền của bị can, bị cáo. Đặc biệt là đối với những vụ án do các cơ quan tố tụng mời hay trợ giúp pháp lý miễn phí, nhiều trường hợp người bào chữa tham gia cho đúng thủ tục, có khi là vì lợi ích cá nhân… mà quên đi nhiệm vụ của một người bào chữa. Luật quy định nghĩa vụ của người bào chữa là làm sáng tỏ các tình tiết vụ án, nhưng lại quy định việc có mặt khi hỏi cung, thu thập chứng cứ, xét hỏi và tranh luận chỉ là quyền của họ vô hình chung đã tạo điều kiện cho người bào chữa không làm hết trách nhiệm.
Thứ hai: Luật chưa quy định chế tài đối với những người tiến hành tố tụng
tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chưa coi trọng vai trò của người bào chữa hay thậm chí “ngại” sự tham gia của người bào chữa, nên trong nhiều trường hợp, người tiến hành tố tụng cố tình gây khó khăn cho người bào chữa, thậm chí còn đe dọa, thuyết phục bị can, bị cáo, người bị tạm giữ từ chối nhờ luật sư. Bộ luật tố tụng hình sự nước ta chỉ quy định những người tiến hành tố tụng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình. Tại điều 62 BLTTHS quy định về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng giải thích và đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, chương XXXV quy định về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự. Nhưng chủ yếu vẫn là những quy định về thủ tục, chưa có chế tài cụ thể xử lý những trường hợp gây khó khăn, trở ngại cho người bào chữa.