Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp (Trang 88 - 106)

LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH – THỰC TIỄN ÁP DỤNG 2.1 Những quy định pháp luật hiện hành về thẩm quyền của

2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp

của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp

2.2.1. Áp dụng quy định pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp

Pháp luật có nhiệm vụ điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trình tự nhất định, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thể hiện đường lối của nhà nước, với nhiệm vụ đó hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng được hoàn thiện, ổn định và phát huy vai trò là công cụ để nhà nước quản lý xã hội.

Pháp luật phá sản nói chung và quy định pháp luật về Thẩm quyền của Tòa án

trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp nói riêng, trong thời gian qua

đã khẳng định được vai trò trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Có nhiều nguyên nhân làm giảm hiệu quả áp dụng của pháp luật phá sản, một trong những nguyên nhân được xem là quan trọng nhất chính là khả năng hấp dẫn của thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp - Doanh nghiệp chỉ sử dụng thủ tục phá sản khi niềm tin vào Tòa án gia tăng, điều đó được chứng minh qua một số dẫn chứng sau:

Theo số liệu thống kê của ngành Tòa án thì từ năm 1993 đến hết năm 2002, toàn ngành thụ lý 151 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp nhưng chỉ giải quyết được 95 đơn (trong đó Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản đối với 46 doanh nghiệp, đình chỉ giải quyết 11 vụ, tạm đình chỉ và hòa giải thành 26 vụ, ra quyết định không mở thủ tục phá sản 12 vụ). Như vậy, còn 56 đơn yêu cầu phá sản doanh nghiệp nhưng Tòa án chưa giải quyết được.

LPS 2004 đã tạo ra bước chuyển biến mới trong giải quyết phá sản ở nước ta và được thể hiện trong báo cáo tổng kết hằng năm của Tòa án nhân

dân tối cao về tình hình đơn yêu cầu giải quyết phá sản và quyết định mở thủ tục phá sản doanh nghiệp như sau:

+ Năm 2009 toàn ngành Tòa án đã có 151 đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trong đó, đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cũ là 14 đơn, đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mới là 137 đơn. Tòa án đã trả lại 4 đơn và quyết định mở thủ tục phá sản 135 vụ.

+ Năm 2010, toàn ngành Tòa án có tổng số 109 đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trong đó, đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cũ là 49 đơn, đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mới là 60 đơn. Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản là 92 vụ.

+ Năm 2011, toàn ngành Tòa án đã có 138 đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trong đó đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cũ là 55 đơn, đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mới là 83 đơn. Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản là 112 vụ.

Qua số liệu trên ta thấy, tình hình thụ lý và giải quyết các loại vụ án nói chung và việc giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp nói riêng đã đạt được những kết quả nhất định. Đây là tiền đề quan trọng để Tòa án phát huy hơn nữa vai trò của cơ quan tư pháp đối với việc bảo vệ quyền công dân và thúc đẩy các hoạt động kinh doanh phát triển, cũng như duy trì trật tự xã hội.

Tuy nhiên, số lượng các vụ giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã do Tòa án thụ lý, giải quyết trong thời gian qua chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với các loại vụ việc khác, nhất là so với vụ việc trong dân sự. Mặt khác, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến tháng 9 năm 2011, cả nước đã có gần 78.000 doanh nghiệp đã giải thể, phá sản, ngừng hoạt động, ngừng nộp thuế. Trong đó, phá sản là 5.000 doanh nghiệp còn phần lớn là doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động hoặc tự rút lui khỏi thị trường, như vậy số doanh nghiệp

bị mở thủ thủ tục phá sản còn rất ít, chưa phản ánh được tình hình làm ăn thua lỗ của các doanh nghiệp. Kết quả này cho thấy các vấn đề sau:

Các chủ nợ và cả doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản ở nước ta chưa có thói quen yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp. Tâm lý này xuất phát từ việc các chủ thể này ngại yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã do thời gian giải quyết kéo dài, công sức để tham gia tố tụng tại Tòa án nhiều hơn so với hiệu quả đạt được. Bên cạnh đó, việc các chủ thể ít yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã do tâm lý ngại ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và uy tín, danh dự của cả chủ nợ và con nợ. Chẳng hạn như, tại Hải Phòng các doanh nghiệp thép đang nợ ngân hàng khoảng 4.000 tỷ đồng, tuy nhiên cho đến giờ ngân hàng cũng không dám làm căng với doanh nghiệp. Vì khi cho vay, công tác thẩm định hiệu quả dự án, thiết bị sản xuất nhập khẩu có khi không kỹ lưỡng, do đó nhiều thiết bị lạc hậu, công suất thấp, tiêu hao lớn nhiên liệu lại được đưa về với giá cao, khi thị trường gặp khủng hoảng, người cho vay càng không dám thực hiện siết nợ vì nếu có làm thì cũng không biết bán dây chuyền ấy cho ai để thu hồi nợ.

Trình tự tố tụng phá sản theo pháp luật Việt Nam còn khá phức tạp, kéo dài làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của cả chủ nợ và con nợ. Điều này đã tạo tâm lý ngần ngại cho các chủ thể trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của mình thông qua Tòa án dẫn đến việc số lượng các vụ phá sản mà Tòa án giải quyết là không lớn. Bên cạnh đó, những vụ mà Tòa án ra được quyết định tuyên bố phá sản lại là rất ít (từ năm 2004 – 2007 trong 29 vụ phá sản mà Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý thì mới chỉ có 5 vụ tuyên bố phá sản còn lại vẫn đang trong quá trình giải quyết). Do vụ phá sản kéo dài nên chi phí phá sản là rất lớn, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng

phá sản nhưng đa số các trường hợp đều chuyển sang hình thức đóng cửa thay vì phá sản.

Hiệu quả giải quyết phá sản còn được xác định bởi hiệu quả thu hồi nợ của các chủ nợ. Tuy nhiên, thời gian qua tỷ lệ thu hồi nợ của các chủ nợ thông qua việc giải quyết yêu cầu phá sản của Tòa án đối với doanh nghiệp mắc nợ là khá thấp. Tính khả thi của LPS 2004 có quan hệ tỷ lệ thuận với thời gian chính thức để giải quyết một số vụ án phá sản, mức độ tốn kém của các thủ tục và giá trị có thể thu hồi. Theo báo cáo của Doing Business của Ngân hàng thế giới và Tập đoàn Tài chính quốc tế trong các năm 2011, 2012 thì thời gian giải quyết một vụ phá sản ở Việt Nam là 5 năm, chi phí giải quyết phá sản là 15% giá trị tài sản phá sản (ở Singapore chi phí cho giải quyết phá sản là 1%). Tuy nhiên, tỷ lệ thu hồi nợ cho các chủ nợ ở nước ta rất thấp chỉ là 18% (ở Nhật Bản tỷ lệ thu hồi nợ là 92%). Ở địa vị chủ nợ, khi mà cơ hội đòi nợ từ doanh nghiệp mắc nợ thông qua thủ tục phá sản còn thấp thì thủ tục phá sản chưa thể hấp dẫn các chủ nợ, đứng ở địa vị của các con nợ, thủ tục phá sản hầu như không mang lại một lợi ích lớn nào dành cho họ.

Như vậy, so sánh pháp luật phá sản Việt Nam với pháp luật phá sản một số nước thấy rõ hệ thống pháp luật phá sản nước ta còn nhiều hạn chế (trong đó có cả các quy định về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết phá sản). Để LPS 2004 thực sự có tính khả thi thì cần phải đơn giản hóa, rút ngắn thời gian xử lý một vụ phá sản và nâng cao giá trị thu hồi thực tế.

Ở nước ta, hầu hết các vụ giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp phát sinh chủ yếu ở thành phố lớn như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh v.v… Vì các thành phố lớn đồng thời là trung tâm kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra sôi động, nơi các doanh nghiệp ra đời nhiều nhất, tương ứng với mức độ phát triển, sự cạnh tranh thì các thành phố lớn cũng là nơi mà

nhiều doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản. Các vụ phá sản mà Tòa án ở thành phố lớn thụ lý và giải quyết chiếm số lượng lớn so với các địa phương trong cả nước. Chính vì vậy, Tòa án ở thành phố này có vai trò quan trọng trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp còn ở các tỉnh, thành phố khác thì vai trò của Tòa án là khá mờ nhạt (Năm 2009 - 2010 tại tỉnh Phú Thọ, Tòa án đã không thụ lý vụ phá sản nào mới, cũ còn lại 04 vụ nhưng trong năm 2009-2010 Tòa án không giải quyết được vụ nào. Năm 2011 số vụ phá sản cũ còn lại 04 vụ, mới không có vụ nào, Tòa án đã giải quyết xong 04 vụ (Công ty vật tư nông lâm nghiệp Phú Thọ, nhà máy phân lân Thanh Ba, công ty thương mại sông Lô Phú Thọ, công ty xuất nhập khẩu Phú Thọ).

Bên cạnh đó còn sai phạm trong quá trình giải quyết phá sản có liên quan đến việc thu án phí của Tòa án. Chẳng hạn, vụ công ty Vina Haeng Woon (đã được Báo lao động đưa tin năm 2008), sau đó Giám đốc Công ty Vina Haeng Woon đã bỏ trốn ngày 18.10.2008 (chưa kể nợ Bảo hiểm xã hội là 1,7 tỷ đồng). Ngay sau khi vụ việc xảy ra, từng công nhân đã viết giấy ủy quyền cho Liên đoàn lao động quận 8 khởi kiện ra Tòa đòi nợ lương. Ban thường vụ Liên đoàn lao động quận 8 quyết định cử đại diện nộp đơn yêu cầu Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh mở thủ tục phá sản doanh nghiệp để giải quyết quyền lợi công nhân. Khi tiếp nhận thụ lý vụ án, cán bộ Tòa án đã chấp nhận tình trạng đơn ủy quyền của công nhân cùng bảng lương tháng 9.2008 và yêu cầu Liên đoàn lao động quận 8 nộp tạm ứng án phí là 500.000 đồng (ngày 21.1.2009) đến ngày 15.4.2009, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh lại mời Liên đoàn lao động quận 8 làm việc và đưa ra 3 yêu cầu, trong đó có yêu cầu Liên đoàn lao động quận 8 nộp tiếp 20 triệu đồng tạm ứng phí phá sản. Trong khi đó, tại Điều 14 và các khoản 2, 3 Điều 21 LPS 2004 quy định người lao động nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì không

phải chịu phí phá sản. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu liên đoàn Lao động quận 8 nộp 20 triệu đồng là không có căn cứ.

Từ khi LPS 2004 được ban hành đến năm 2009, số vụ mà Tòa án thụ lý và giải quyết phá sản có đối tượng là các hợp tác xã là rất ít (khoảng 30 vụ), nhưng chủ yếu là hợp tác xã đánh bắt thủy sản xa bờ, nằm trên các địa phương như Cà Mau, Kiên Giang.

LPS 2004 đã được xây dựng theo hướng tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản có thể nhanh chóng tiếp cận với thủ tục phục hồi, pháp luật phá sản thể hiện sự tự do thỏa thuận giữa chủ nợ và con nợ, hạn chế sự can thiệp của nhà nước vào việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản – đó chính là sự can thiệp của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản.Theo tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao đến hết năm 2009 chỉ có một vụ phá sản tại Tòa án nhân dân tỉnh Lâm đồng được giải quyết với kết quả phục hồi doanh nghiệp. Như vậy, tỷ lệ phục hồi doanh nghiệp sau khi mở thủ tục phá sản so với tổng số vụ việc mà Tòa án đã thụ lý giải quyết là rất thấp.

2.2.2. Những hạn chế, thiếu sót trong việc áp dụng quy định pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp luật về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp

Trong hoạt động xây dựng, ban hành, thực hiện pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản cũng như nghiên cứu, đánh giá hiện trạng quy định pháp luật về vấn đề này trong thời gian qua cho thấy pháp luật phá sản Việt Nam đã có sự tiếp thu kinh nghiệm của nước ngoài về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết phá sản. Tuy nhiên, các quy định pháp luật về phá sản nói chung và quy định về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp ở nước ta không phải không còn những bất cập, những bất cập đó sẽ ngày càng trở thành một thách thức

lớn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cũng như xu hướng thống nhất về mặt pháp luật trên thế giới. Muốn hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp cần tìm ra hạn chế, thiếu sót trong việc xây dựng và thực tiễn áp dụng các quy định này. Vậy quy định về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp theo quy định pháp luật Việt Nam có những hạn chế, thiếu sót gì đó là điều cần phải phân tích.

Thứ nhất, quy định về thời gian Tòa án ra quyết định mở thủ tục

phá sản

LPS 2004 quy định thời gian Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản là 30 ngày kể từ ngày Tòa án thụ lý hồ sơ. Tuy nhiên, khi hồ sơ đến tay Thẩm phán, thời hạn chỉ còn khoảng 20 ngày. Khoảng thời gian này hoàn toàn không đủ để Thẩm phán xem xét hồ sơ, chờ kết quả kiểm toán để xác định việc doanh nghiệp có bị mất khả năng thanh toán nợ đến hạn hay không, triệu tập các phiên họp cần thiết với sự tham gia của chủ doanh nghiệp, các cá nhân và tổ chức khác có liên quan để xem xét những bằng chứng chứng minh doanh nghiệp thật sự lâm vào tình trạng phá sản.

Thứ hai, về việc thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản

Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 LPS 2004 thì “Đồng thời với việc ra

quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán ra quyết định thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản để làm nhiệm vụ quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản”.

Theo hướng dẫn tại Mục 5.1 Chương 1 Nghị quyết 03/2005/NQ-HĐTP thì sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và trong quá trình nghiên cứu hồ sơ việc phá sản, Thẩm phán phải có công văn gửi cá nhân, cơ quan, tổ

chức quy định tại khoản 2 Điều 9 của LPS 2004 yêu cầu họ cử người tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản.

Và tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định 67/2006/NĐ-CP quy định: “Đồng

thời với việc ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán gửi văn bản đề nghị cử người tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản tới cơ quanm, tổ chức, cá nhân có liên quan quy định tại Điều 15 của Nghị định này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Thẩm phán, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm cử người tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản”.

Thực tiễn thực hiện quy định về việc cử người tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản thì có Thẩm phán đợi khi nào cơ quan chức năng cử người thì mới ra quyết định mở thủ tục phá sản và quyết định thành lập Tổ quản lý,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp (Trang 88 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)