Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp (Trang 57 - 70)

LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH – THỰC TIỄN ÁP DỤNG 2.1 Những quy định pháp luật hiện hành về thẩm quyền của

2.1.1. Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp

doanh nghiệp

Việc xác định một cách khoa học và hợp lý thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa Tòa án với cơ quan nhà nước, giữa các Tòa án với nhau trong việc xác định điều kiện cần thiết bảo đảm cho Tòa án thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, từ đó bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

Khi một cá nhân trong xã hội có quyền lợi bị tranh chấp cần đến Tòa án giải quyết, người đó phải biết rõ sự tranh chấp ấy thuộc thẩm quyền của Tòa án nào. Đặc biệt, khi một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản nó có ảnh hưởng rất lớn đến chủ nợ, người lao động và cả bản thân doanh nghiệp đó nên việc xác định Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết yêu cầu phá sản có ý nghĩa vô cùng quan trọng, làm cho thủ tục phá sản diễn ra một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.

Ở góc độ pháp luật tố tụng dân sự, thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết các vụ việc dân sự dựa theo vụ - việc (Chẳng hạn, thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết các tranh chấp về dân sự, những yêu cầu về dân sự, những tranh chấp về hôn nhân và gia đình, những yêu cầu về hôn nhân gia đình,

tranh chấp về kinh doanh, thương mại v.v…); theo cấp; theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của đương sự.

Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp gồm hai cấp Tòa án: Tòa án nhân dân cấp huyện (hoặc quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh) và Tòa án nhân dân cấp tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc trung ương). Tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyền yêu cầu phá sản đối với doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã bởi doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã thường có phạm vi hoạt động ở nhiều nơi, cơ cấu tổ chức tương đối phức tạp v.v… Còn Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu phá sản đối với hợp tác xã. Tòa án huyện giải quyết yêu cầu phá sản đối với hợp tác xã vì hoạt động của các hợp tác xã thường diễn ra trong phạm vi hẹp, cơ cấu tổ chức đơn giản. Bên cạnh đó, quy định thẩm quyền của Tòa án cấp huyện giải quyết yêu cầu phá sản đối với hợp tác xã còn phù hợp với trình độ chuyên môn đội ngũ Thẩm phán của Tòa án cấp huyện.

Việc xác định vụ phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh hay cấp huyện là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, xác định vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh hay cấp huyện là chưa đủ căn cứ mà vụ phá sản đó cần phải xác định cụ thể huyện nào, tỉnh nào có thẩm quyền giải quyết. Chính vì vậy, Điều 7 LPS 2004 quy định thẩm quyền của Tòa án như sau:

Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây

gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với hợp tác xã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đó.

Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản

đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đó.

Trong trường hợp cần thiết Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để tiến hành thủ tục phá sản đối với hợp tác xã thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đó”.

Khi xác định thẩm quyền giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp Thẩm phán cần quán triệt và tuân thủ nghiêm chỉnh quy định tại Điều 7 LPS 2004 và hướng dẫn tại Mục 3 Phần I Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP quy định về sự phân cấp thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã căn cứ vào nơi đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã. Theo quy định này thì cơ quan hành chính cấp nào cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục phá sản thì Tòa án nhân dân cấp ấy sẽ thụ lý việc mở thủ tục phá sản mà không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản có mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại nơi khác hay không.

Tại Điều 9 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 04 năm 2010 quy định cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh và ở huyện gồm:

+ Ở cấp tỉnh: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh).

+ Ở cấp huyện: Thành lập phòng đăng ký kinh doanh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có số lượng hộ kinh doanh và hợp tác xã đăng ký thành lập mới hàng năm trung bình từ 500 trở lên trong hai năm gần nhất. Trường hợp không thành lập phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện

thì Ủy ban nhân dân cấp huyện giao phòng tài chính - kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ kinh doanh.

Quy định về thẩm quyền của Tòa án sẽ đơn giản hơn cho những người có quyền, có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cũng tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án trong việc xác định các thông tin, tài liệu liên quan; là cơ sở giúp Tòa án ngăn chặn, kiểm soát việc giải quyết nhiều lần đối với một doanh nghiệp bị yêu cầu mở thủ tục phá sản đó chính là hình thức ngăn chặn lạm quyền, chồng chéo trong quá trình áp dụng pháp luật phá sản; bên cạnh đó, thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản theo nơi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản còn tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bị yêu cầu mở thủ tục phá sản tham gia thủ tục này.

2.1.2. Thẩm quyền của Tòa án trong giai đoạn thụ lý đơn yêu cầu và mở thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp mở thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp

Khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án nhận đơn phải tiến hành các công việc sau:

Thứ nhất, xử lý trường hợp chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá

sản không đúng thẩm quyền.

Việc xem xét xem đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có thuộc thẩm quyền của Tòa án mình hay không là công việc đầu tiên mà Tòa án phải tiến hành khi nhận được đơn của các chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Các trường hợp nộp đơn không đúng thẩm quyền gồm có:

Ở trường hợp này, Tòa án cần phân biệt việc người nộp đơn không có quyền và trường hợp người nộp đơn không đúng thẩm quyền.

Không có thẩm quyền có nghĩa là người nộp đơn không phải là chủ thể mà LPS 2004 quy định quyền hoặc nghĩa vụ nộp đơn của họ (chỉ những chủ thể quy định từ Điều 13 đến Điều 18 mới có quyền hoặc nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản).

+ Trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 34 LPS 2004

Có Tòa án khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác

xã lâm vào tình trạng phá sản”.

Nếu các Tòa án thực hiện đúng quy định tại Điều 7 LPS 2004 (thẩm quyền của Tòa án) thì việc Tòa án này nhận đơn, quyết định thụ lý đơn, mở thủ tục phá sản đối với một doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản của Tòa án kia là rất khó có thể xảy ra. Trừ trường hợp Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết những vụ án cần thiết thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện [37].

+ Tòa án này chuyển việc giải quyết phá sản cho Tòa án khác.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 LPS 2004 thì:

Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nếu thấy việc giải quyết phá sản không thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án đã thụ lý đơn chuyển việc giải quyết phá sản cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản”.

Do vậy, khi nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án cần xem xét, đối chiếu với quy định của pháp luật để phòng ngừa sai sót có thể xảy ra, giúp cho việc giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã nhanh chóng, hiệu quả.

Thứ hai, thẩm quyền của Tòa án trong việc xác định đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Công việc tiếp theo mà Tòa án phải tiến hành sau khi nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là Tòa án phải kiểm tra xem chủ thể nộp đơn thuộc loại nào theo quy định từ Điều 13 đến Điều 18 LPS 2004. Đối với chủ nợ thì Thẩm phán phải kiểm tra xem người nộp đơn có thực sự là chủ nợ không có bảo đảm hoặc chủ nợ có bảo đảm một phần của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản hay không, đây có phải là khoản nợ đến hạn hay chưa đến hạn, chủ nợ đã thực hiện việc đòi nợ chưa (quy định tại Điều 13 LPS 2004). Đối với đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là của người lao động thì Thẩm phán phải kiểm tra điều kiện quy định tại Điều 14 (doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán nợ lương hoặc các khoản nợ khác như tiền phụ cấp, bảo hiểm xã hội v.v… khi người lao động có yêu cầu). Thẩm phán phải có cơ sở xác định người nộp đơn là người đại diện hợp pháp của người lao động khi nộp đơn đến Tòa án. Tòa án chỉ nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động khi có gửi kèm theo tài liệu chứng minh số tháng tiền lương mà doanh nghiệp, hợp tác xã còn nợ, tổng số tiền lương và các khoản nợ khác mà doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được cho người lao động và tài liệu chứng minh căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó. Còn đối với đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì phải được người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó ký đơn. Người nộp đơn phải gửi kèm theo đơn các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 4 Điều 15 của LPS 2004. Ngoài ra khi cần thiết, Tòa án yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải cung cấp tài liệu cần thiết khác theo quy định của pháp luật.

Khi nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh thì Tòa án cần chú ý chỉ thành viên hợp danh có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ

tục phá sản đối với công ty đó. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm đơn được thực hiện theo quy định tại Điều 15 LPS 2004.

Ngoài ra, khi nhận đơn yêu cầu của chủ sở hữu doạnh nghiệp nhà nước, quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của các cổ đông công ty cổ phần, Tòa án phải kiểm tra xem đủ điều kiện quy định tại Điều 15, Điều 16 và Điều17 LPS 2004.

Thứ ba, Tòa án xác định doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng

phá sản hay không

Điều 3 LPS 2004 đưa ra định nghĩa doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản là:

Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu”.

Để có căn cứ xác định doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản hay không, Thẩm phán cần căn cứ vào tài liệu chứng minh được:

+ Sự hiện hữu của các khoản nợ đến hạn phải thanh toán; + Các chủ nợ có yêu cầu phải thanh toán;

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán khoản nợ này theo yêu cầu của chủ nợ.

Theo chúng tôi, quy định của tại Điều 3 LPS 2004 là quá rộng, mà không có tiêu chí cụ thể để hướng dẫn, nên dễ dẫn đến việc một số doanh nghiệp khi căn cứ vào Điều luật này đã “lạm dụng” quyền nộp đơn. Bởi vì, trong hoạt động kinh doanh, không một doanh nghiệp nào không có các khoản nợ đến hạn, nhưng do nhiều lý do khác nhau mà họ chưa trả nợ ngay thì bị một số doanh nghiệp đưa mình vào diện “lâm vào tình trạng phá sản” để gây sức ép

đòi nợ, ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.

Thứ tư, xác định doanh nghiệp có thuộc phạm vi áp dụng LPS 2004 hay không

Theo quy định, LPS 2004 áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuộc mọi hình thức sở hữu được thành lập và hoạt động theo pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 2 LPS 2004 quy định:

“Chính phủ quy định cụ thể danh mục và việc áp dụng Luật này đối với doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và trong các lĩnh vực khác thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu”.

Chẳng hạn như, việc phá sản tổ chức tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến những người gửi tiền, đặc biệt người gửi tiền là cá nhân, do đó cũng có thể ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế xã hội của quốc gia. Từ lý do trên mà việc phá sản các tổ chức tín dụng đòi hỏi phải có quy trình đặc biệt để đảm bảo quyền lợi người gửi tiền, đảm bảo trật tự an toàn xã hội và phải được xử lý hợp lý để tránh ảnh hưởng tác động dây chuyền đến các tổ chức tín dụng khác và ảnh hưởng đến niềm tin của người gửi tiền đối với hệ thống các tổ chức tín dụng. Chính vì vậy, khi nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Tòa án cần đối chiếu xem doanh nghiệp, hợp tác xã đó có thuộc danh mục doanh nghiệp đặc biệt không, nếu thuộc thì việc giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã đó thực hiện theo hướng dẫn của Chính phủ hoặc về Luật tổ chức và hoạt động của loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã cụ thể đó. Tòa án chỉ thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã

đặc biệt sau khi đã nhận được thông báo của cơ quan đã công bố doanh nghiệp, hợp tác xã đó trong danh mục doanh nghiệp đặc biệt, về việc cơ quan này không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán và hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Thứ năm, xem xét vấn đề phí phá sản và tạm ứng phí phá sản

Nếu Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, thì Tòa án sẽ thụ lý đơn kể từ ngày người nộp đơn xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng phí phá sản. Trường hợp người nộp đơn không phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản thì ngày thụ lý đơn là ngày Tòa án nhận được đơn. Cùng với đó, Tòa án phải cấp cho người nộp đơn giấy báo đã thụ lý đơn. Tuy nhiên, khi xem xét về vấn đề tiền tạm ứng phí phá sản thì Tòa án cần lưu ý: Theo quy định tại khoản 3 Điều 21 LPS 2004 thì phí phá sản do ngân sách nhà nước tạm ứng trong trường hợp:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp (Trang 57 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)