Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết phá sản theo quy định pháp luật một số nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp (Trang 51 - 57)

pháp luật một số nước trên thế giới

Có một điểm chung dễ nhận thấy là trong hầu hết các nghiên cứu, đánh giá hiện trạng của LPS của bất kỳ nước nào, luôn được chú ý xem xét trong mối quan hệ với mô hình pháp luật này thuộc nhiều quốc gia trên thế giới. Về bản chất, phá sản là một hiện tượng kinh tế, song do tính đặc biệt phức tạp

của việc giải quyết phá sản nên ở hầu hết các nước, việc giải quyết yêu cầu

phá sản doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của Tòa án, tuy nhiên việc xác định thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp trong pháp luật phá sản ở các nước có nhiều sự khác nhau. Ở hầu hết các nước châu Âu lục địa, Tòa án có thẩm quyền giải quyết phá sản là Tòa thương mại, trong khi đó ở một số nước như ở Mỹ, Nam Tư lại hình thành một Tòa án phá sản riêng, còn ở Trung Quốc thẩm quyền giải quyết phá sản được xác định thuộc thẩm quyền của Tòa án thường (Tòa dân sự) vì tính chất vụ kiện phá sản ở Trung Quốc thuộc phạm vi vụ kiện dân sự. Để hiểu rõ hơn thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết phá sản chúng ta cần tìm hiểu quy định của một số nước về quy định này.

1.2.3.1. Nhật Bản

Ở Nhật Bản thì hệ thống Tòa án gồm Tòa án tối cao, Tòa án khu vực, Tòa án gia đình, Tòa án giản lược và được tổ chức theo ba cấp là xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, và xét xử thượng thẩm. Hệ thống xét xử của Nhật Bản không quy định loại Tòa án chuyên biệt nào để thụ lý và giải quyết những vụ phá sản. Việc giải quyết phá sản do Tòa án địa phương (hay còn gọi là Tòa án khu vực) đảm nhiệm.

Tòa án địa phương có thẩm quyền thụ lý là Tòa án nơi địa điểm kinh doanh chính của con nợ được đặt hoặc trong trường hợp con nợ không phải là chủ thể kinh doanh.

Trong trường hợp con nợ không phải là chủ thể kinh doanh, trên cơ sở thẩm quyền xét xử cá nhân thông thường đối với người này thuộc thẩm quyền của Tòa án quận đó.

Giải quyết phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án địa phương mà việc thừa kế sẽ bắt đầu tại đó, trong trường hợp phá sản liên quan đến thừa kế.

Do hoàn cảnh lịch sử, pháp luật phá sản của Nhật Bản không được quy định trong một văn bản duy nhất mà được quy định trong nhiều Luật, Bộ luật khác nhau. Đó là:

+ Luật Phá sản (năm 1992);

+ Bộ Luật Thương mại (năm 1938);

+ Luật về Thỏa hiệp (năm 1922; năm 2000);

+ Bộ luật về Phục hồi Dân sự (năm 1999; năm 2000); + Luật về Tổ chức lại công ty (năm 1952) [7].

Để giải quyết tình trạng một doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, pháp luật phá sản Nhật Bản quy định về thủ tục thanh lý tài sản và thủ tục phục hồi

Ở Nhật Bản, Tòa án cũng có vai trò lớn trong cả hai thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp. Chẳng hạn như ở thủ tục thanh lý tài sản: Khi Tòa án nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, xác nhận nguyên nhân gây ra phá sản là có thực thì Tòa án sẽ ra quyết định phá sản. Cùng với việc ra quyết định phá sản thì Tòa án chỉ định nhân viên quản lý tài sản của doanh nghiệp bị phá sản. Trường hợp mà doanh nghiệp bị phá sản không còn tài sản thì Tòa án sẽ tuyên bố chấm dứt thủ tục phá sản ngay. Tòa án triệu tập cuộc họp với toàn bộ các chủ nợ để nhân viên quản lý tài sản trình bày về mặt tài chính. Khi giá trị tài sản của doanh nghiệp phá sản không đủ để trả các chi phí phá sản thì Tòa án tuyên bố chấm dứt thủ tục phá sản, tuy nhiên ở Nhật thì nhân viên được chỉ định đó có vai trò rất lớn trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp. Để thực hiện việc quản lý tài sản của doanh nghiệp, nhân viên quản lý tài sản có thể quyết định việc bán tài sản của doanh nghiệp theo thủ tục thông thường hoặc tổ chức bán đấu giá, quyết định việc dừng kinh doanh hoặc để doanh nghiệp mắc nợ tiếp tục kinh doanh. Nhân viên quản lý có quyền hủy những hành vi nhất định được thực hiện trước khi có quyết định tuyên bố phá sản mà gây thiệt hại đối với các chủ nợ, có quyền xác định tổng số chủ nợ, điều tra các khoản nợ v.v… Còn ở nước ta, các công việc nói trên đều do Tòa án thực hiện hoặc Tổ quản lý, thanh lý tài sản thi hành theo quyết định của Tòa án.

1.2.3.2. Hoa Kỳ

Ở Hoa Kỳ, theo quy định của Hiến pháp liên bang, việc giải quyết phá sản cũng là lĩnh vực thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án. Song, Hoa Kỳ là quốc gia liên bang, hệ thống Tòa án Hòa Kỳ được chia thành hai hệ thống là

hệ thống các Tòa án liên bang và hệ thống các Tòa án tiểu bang. Trong LPS sửa đổi năm 1984 thì Tòa án sơ thẩm liên bang Hòa Kỳ có thẩm quyền xét xử sơ thẩm và chung thẩm đối với các vụ phá sản (trừ các vụ án dân sự phát sinh từ vụ án phá sản). Để xét xử một vụ phá sản, một phiên tòa phụ trách việc phá sản được thiết lập như là một đơn vị của mỗi Tòa án sơ thẩm liên bang hoặc chỉ cần thành lập một hội đồng gồm ba Thẩm phán xử lý vụ phá sản đó. Khi giải quyết vụ phá sản, các đơn vị đó được trao quyền xét xử của Tòa án sơ thẩm liên bang. Tòa án phúc thẩm có quyền xét xét xử đối với các kháng nghị từ phiên tòa phụ trách phá sản. Đối với các vấn đề khác liên quan đến vụ phá sản trừ khi các bên đồng ý, chỉ có Tòa án sơ thẩm mới có quyền đưa ra phán xử cuối cùng dựa trên những chứng cứ đệ trình và những kết luận pháp lý của các Thẩm phán phụ trách vụ việc phá sản [32].

LPS Hoa Kỳ quy định quyền quản lý tài sản phá sản được trao cho Tín thác viên là người được ủy thác quản lý tài sản, là người đại diện hợp pháp thay mặt cho chủ sở hữu thực hiện các quyền năng đối với tài sản, đồng thời là người tham gia vào các quan hệ pháp luật phá sản một cách độc lập và vì vậy có thể trở thành nguyên đơn và bị đơn trong các quan hệ pháp luật phá sản cụ thể.

1.2.3.3. Pháp

Hiện tại việc giải quyết phá sản ở Pháp được quy định tại LPS ngày 25/1/1985 (được sửa đổi theo Luật Phá sản ngày 20/10/1994). Pháp luật phá sản của Pháp cũng quy định hai thủ tục trong giải quyết phá sản là thủ tục phục hồi và thủ tục phá sản, tuy nhiên LPS của Pháp thì Tòa án có vai trò vô cùng quan trọng trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp. Chẳng hạn, Thẩm phán có quyền ấn định một giai đoạn giám sát mà thời hạn của nó có thể từ 06 đến 20 tháng. Trong thời gian này, việc quản lý doanh nghiệp được

đặt dưới sự giám sát của Tòa án. Kết thúc giai đoạn giám sát, Tòa án ra quyết định thanh lý công ty hoặc có thể yêu cầu người mắc nợ và chủ nợ lập kế hoạch phục hồi, kế hoạch này phải được Tòa án thông qua và chấp nhận. Tòa án sẽ xem xét chấp nhận hoặc không chấp nhận kế hoạch do người được Tòa án chỉ định đưa ra mà không cần phải có ý kiến của các chủ nợ.

Khác với LPS của Nhật Bản, yêu cầu kế hoạch tổ chức lại doanh nghiệp phải được một tỷ lệ nhất định các chủ nợ ở mỗi nhóm chủ nợ thông qua, LPS của Pháp cho phép Tòa án quyết định chấp nhận hay không chấp nhận kế hoạch do người được Tòa án chỉ định đưa ra mà không cần các chủ nợ lớn phải thông qua, người được Tòa án chỉ định có trách nhiệm tư vấn cho các nhà quản lý doanh nghiệp, những người đại diện cho người lao động, các chủ nợ v.v… và yêu cầu họ cho biết quan điểm của họ là nên để doanh nghiệp tiếp tục tồn tại hay là phá sản nó, nhưng quyết định cuối cùng lại do Tòa án quyết định mà không cần sự đồng ý của các chủ nợ - Đây là đặc điểm riêng của LPS của Pháp [8].

Qua tìm hiểu quy định của một số nước trên thế giới về thủ tục phá sản nói chung và thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp nói riêng ta thấy:

LPS của các nước trên thế giới đều trao thẩm quyền giải quyết phá sản cho Tòa án, nhưng Tòa án không can thiệp quá sâu vào vụ phá sản mà thường chỉ định người quản lý tài sản theo yêu cầu của các chủ nợ. Tuy nhiên:

Trong viê ̣c giải quyết các vấn đề có tính kinh tế ,

nhất là các vấn đề liên quan đến tổ chức la ̣i doanh nghiê ̣p thì theo pháp luật phá sản củ a nhiều nước trên thế giới vai trò của Thẩm phán lại rất hạn chế . Thẩm phán không có nhiê ̣m vu ̣ giám sát , kiểm tra hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh của

doanh nghiê ̣p, lại càng không có trách nhiệm chủ trì việc tổ chức la ̣i hoa ̣t đô ̣ng sả n xuất , kinh doanh của doanh nghiê ̣p sau khi đã ra quyết đi ̣nh mở thủ tu ̣c ph á sản đối với doanh nghiê ̣p . Nói cách khác , Tòa án chủ yếu có chức năng điều khiển thủ tu ̣c phá sản mà không can thiê ̣p vào viê ̣c giải quyết nội dung vụ việc [36, tr.41].

Bên cạnh việc quy định Tòa án có thẩm quyền giải quyết phá sản nhưng không can thiệp quá sâu vào vụ phá sản thì pháp luật phá sản các nước đều thể hiện vai trò của người quản tài (người quản lý tài sản), chỉ một người thực hiện chức năng, nhiệm vụ và có vai trò như Tổ quản lý, thanh lý tài sản ở nước ta.

LPS 2004 của nước ta trao quyền quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản cho Tổ quản lý, thanh lý tài sản do Chấp hành viên (người được cơ quan thi hành án cùng cấp làm tổ trưởng). Việc trao quyền quản lý, thanh lý tài sản cho Chấp hành viên (thường là những luật gia) là vượt quá khả năng chuyên môn của họ, bởi những luật gia là người ít am hiểu hoạt động kinh tế chưa nói gì đến am hiểu hoạt động kế toán hay kiểm toán nên không thể thực hiện tốt việc giám sát, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản.

CHƢƠNG 2:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)