Thẩm quyền của Tòa án trong giai đoạn tuyên bố doanh nghiệp phá sản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp (Trang 85 - 88)

LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH – THỰC TIỄN ÁP DỤNG 2.1 Những quy định pháp luật hiện hành về thẩm quyền của

2.1.5. Thẩm quyền của Tòa án trong giai đoạn tuyên bố doanh nghiệp phá sản

nghiệp phá sản

Tòa án là chủ thể giữ vai trò chủ đạo trong việc tiến hành thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Vai trò chủ đạo của Tòa án trong tiến hành thủ tục phá sản được thể hiện thông qua thẩm quyền tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.

Khi tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản, Tòa án cần lưu ý các trường hợp sau đây:

Thứ nhất, đồng thời với việc ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài

sản thì Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản; Người ta vẫn gọi việc doanh nghiệp bị phá sản theo trường hợp này là phá sản thông thường. Một doanh nghiệp có tỷ lệ nợ cao đôi khi rơi vào tình trạng “thiếu tự tin”, có khi họ thận trọng quá mức khi thực hiện quyết định đầu tư nhưng cũng có thể dễ bỏ qua những cơ hội đầu tư tốt. Một vấn đề khác của doanh nghiệp khi sử dụng vốn đó chính là tình trạng đầu tư kém hiệu quả (đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, đầu tư những ngành không đúng sở trường và chức năng hoạt động của doanh nghiệp mình như chứng khoán, địa ốc trong sự biến động khó lường của thị trường này hy vọng nhanh thu được lợi nhuận cao), việc lựa chọn nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh đôi khi được hình thành một cách tự phát, hậu quả tất yếu là doanh nghiệp bị rơi vào tình trạng khó khăn trong thực hiện các nghĩa vụ trả nợ.

Thứ hai, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn nộp tiền tạm ứng phí phá sản do Tòa án ấn định, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục thanh lý tài sản không còn tiền và tài sản khác để nộp tiền tạm ứng phí phá sản thì Tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản;

Thứ ba, sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục thanh lý tài sản và nhận

các tài liệu, giấy tờ do các bên có liên quan gửi đến, Tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản nếu doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản không còn tài sản hoặc còn nhưng không đủ để thanh toán phí phá sản.

Việc doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản trong hai trường hợp (trường hợp thứ hai và thứ ba) là do doanh nghiệp hoàn toàn không còn tài sản hoặc còn tài sản nhưng không đủ để nộp tiền tạm ứng phí phá sản. Chính vì vậy, Tòa án không thể tiến hành thủ tục phá sản theo các bước thông thường mà Tòa án theo quy định của pháp luật phải tiến hành thủ tục phá sản rút bớt giai đoạn (người ta vẫn thường gọi là phá sản trong trường hợp đặc biệt).

Sau khi tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản thì Tòa án cần xem xét nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã chưa trả hết. Bởi quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản không miễn trừ nghĩa vụ về tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh đối với chủ nợ chưa được thanh toán, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Quy định pháp luật này hoàn toàn phù hợp với tính chịu trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005. Đồng thời, với việc xem xét về nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã chưa trả hết thì Tòa án cần xem xét các

nghĩa vụ về tài sản phát sinh sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.

Sau khi quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản; xem xét các nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã này thì một công việc thuộc thẩm quyền của Tòa án đó là việc: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì Tòa án phải gửi quyết định cho các Viện kiểm sát cùng cấp và phải thông báo cho các chủ nợ, người mắc nợ, đồng thời đăng trên báo địa phương nơi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản có địa chỉ chính, báo hàng ngày của trung ương trong 03 số liên tiếp. Đồng thời, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục phá sản có hiệu lực pháp luật, Tòa án phải gửi quyết định cho cơ quan đăng ký kinh doanh để xóa tên doanh nghiệp, hợp tác xã trong sổ đăng ký kinh doanh; trong trường hợp Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giải quyết khiếu nại, kháng nghị theo quy định tại Điều 92 LPS 2004 thì thời hạn có thể dài hơn nhưng không quá 25 ngày.

Việc cuối cùng mà thuộc thẩm quyền của Tòa án đó là Tòa án sẽ giải quyết khiếu nại, kháng nghị nếu quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp bị khiếu nại, kháng nghị. Khi xem xét, giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì Tổ Thẩm phán được phân công giải quyết việc khiếu nại, kháng nghị có thể ra một trong các quyết định sau:

+ Không chấp nhận khiếu nại, kháng nghị và giữ nguyên quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản của Tòa án cấp dưới;

+ Hủy quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản của Tòa án cấp dưới và giao hồ sơ về phá sản cho Tòa án cấp dười tiếp tục tiến hành thủ tục phá sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)