Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại từ thực tiễn tại Ngân hàng cổ phần ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) (Trang 52 - 54)

1.3. Kinh nghiệm quốc tế trong việc xử lý nợ xấu

1.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Mặc dù có nhiều khác biệt nhưng kinh nghiệm thành công của các nước cho thấy một vài đặc điểm chung trong quá trình giải quyết nợ xấu:

Sự tham gia của Chính phủ trong vai trò là người hỗ trợ hoặc/và tài trợ; Xây dựng cơ chế khuyến khích đúng đối với các tổ chức tài chính, tránh tâm lý ỷ lại và rủi ro ăn theo;

Công khai quy trình định giá tài sản và minh bạch hóa các chính sách can thiệp của Chính phủ;

Qua kinh nghiệm của các nước có thể thấy giải pháp xử lý nợ xấu đều thông qua một tổ chức trung gian là công ty quản lý khai thác tài sản thuộc ngân hàng, công ty mua bán nợ hoặc cơ quản xử lý nợ thuộc Chính phủ. Tất cả các tổ chức đều có nhiệm vụ: mua lại các khoản nợ đang bị tồn đọng của ngân hàng để xử lý, bán ra thu hồi vốn về.

Tạo ra các cơ chế hỗ trợ từ phía thị trường.

Xử lý nợ xấu của Việt Nam phải dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới đã thực hiện, tuy nhiên việc vận dụng các kinh nghiệm trên phải tính toán đến điều kiện cụ thể của Việt Nam hiện nay. Đối với Việt Nam, dù áp dụng phương thức nào thì trước hết vẫn cần có đánh giá toàn diện về khả năng thực hiện các biện pháp để tái cấu trúc và xử lý nợ xấu. Trong đó cần chú ý đặc biệt tới những vấn đề sau:

Thứ nhất, vấn đề xử lý nợ xấu không nằm ở chỗ lựa chọn mô hình nào (xử lý nợ tập trung hay phi tập trung) mà cần phải tập trung vào việc hạn chế dẫn đến chấm dứt các hành vi tạo ra nợ xấu trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.

Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý có hiệu quả, đảm bảo sự bình đẳng, an toàn. Trong đó đặc biệt chú ý đến việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động của công ty quản lý tài sản; hoạt động chứng khoán hóa và thị trường mua bán nợ.

Thứ ba, cần xây dựng mạng an toàn tài chính quốc gia, trong đó có phân định trách nhiệm và cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các thành viên như ngân hàng nhà nước, Bộ Tài chính, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia và Bảo hiểm tiền gửi.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TỪ THỰC TIỄN

NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại từ thực tiễn tại Ngân hàng cổ phần ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)