2.1. Thực trạng pháp luật về xử lý nợ xấu tại ngân hàng thƣơng mại
2.2.1. Tình hình nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
* Tình hình nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank
thì tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank lần lượt qua các năm là 2,47%; 2,83%; 2,03%; 2,40%; 2,73%. Vietcombank là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao thứ ba chỉ sau Agribank và BIDV trong thời điểm này [19].
Dựa vào số liệu mà Vietcombank công bố, nợ xấu tại thời điểm 31/12/2014 là 7.407 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,29%, giảm 0,4% so với tỷ lệ của năm 2013. Tính đến hết ngày 31/03/2015 tăng trưởng tín dụng của Vietcombank đạt 2,3% trong khi tiền gửi khách hàng tăng 3,34%. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng này lại chiếm 2,97% trên tổng dư nợ cho vay khách hàng, tăng khá mạnh so với thời điểm cuối năm 2014. Trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng 34% ở mức 4.770 tỷ đồng, chiếm gần một nửa tổng nợ xấu. Trong kỳ Vietcombank đã thực hiện trích lập dự phòng 1.517 tỷ đồng, tăng 26,6% so với cùng kỳ. Do vậy kết quả ngân hàng này chỉ đạt 1.456 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm gần 3% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.135 tỷ đồng. Bảng 2.1: Bảng phân tích chất lƣợng dƣ nợ tín dụng từ năm 2009 – 2014 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Nợ đủ tiêu chuẩn 130.089 154.293 174.351 201.799 244.080 298.526 Nợ cần chú ý 8.034 17.515 30.809 33.357 22.759 17.346
Nợ dưới tiêu chuẩn 441 1.022 1.257 3.126 2.714 2.135
Nợ nghi ngờ 395 300 653 1.214 1.970 1.770
Nợ có khả năng mất vốn
2.663 3.683 2.347 1.451 2.792 3.552
Tổng cộng 141.622 176.813 209.417 241.163 274.315 323.332
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính từ năm 2010 – 2014 của Ngân hàng Vietcombank)
Bảng 2.2: Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu từ năm 2009 - 2014 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 8,14 12,74 16,74 16,32 11,02 8,17 Tỷ lệ nợ xấu (%) 2,47 2,83 2,03 2,4 2,73 2,31
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính từ năm 2010 – 2014 của Ngân hàng Vietcombank)
* Đánh giá tình hình nợ xấu của Vietcombank
Tình hình nợ xấu của Vietcombank có nhiều biến động. Trong những năm 2011 – 2013, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank có xu hướng tăng mạnh. Nhưng trong xu hướng chung của toàn hệ thống ngân hàng do sự tác động của nền kinh tế, nợ xấu của Vietcombank vẫn được kiểm soát ở mức khoảng 3%. Đến cuối năm 2014, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank giảm mạnh chỉ còn 2,29%. Đặc biệt, số dư quỹ dự phòng rủi ro đã gần tương đương với tổng số dư nợ xấu. Theo báo cáo, tổng số nợ ngoại bảng Vietcombank thu hồi được lên tới 1.800 tỷ đồng, tăng gấp đôi năm 2013. Đó là nhờ chính sách hỗ trợ khách hàng vay vốn kịp thời của Vietcombank cùng công tác xử lý nợ xấu có nhiều thay đổi: tập trung và vào cuộc trực tiếp từ hội sở chính, thay vì chủ yếu phụ thuộc vào kết quả xử lý của các đơn vị trực tiếp tại các địa bàn; cùng với đó là sự phục hồi của nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có nhiều chuyển biến.
Mặc dù vậy, tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng Vietcombank vẫn còn khá cao thường trên mức 8% trong đó đỉnh điểm là năm 2011 ở mức 16,74%. Nhìn vào nợ xấu của Vietcombank tại quý I/2015 cho thấy nợ xấu đã bật lại khá mạnh tăng từ 2,29% cuối năm 2014 lên 2,97%. Nợ xấu không những không giảm được mà lại tăng lên khá mạnh. Nhưng, Vietcombank chưa bán
trong quí này. Như vậy, nợ xấu được cô đặc mà không pha loãng đi chỗ khác. Có thể thấy, việc xử lý nợ xấu chỉ dựa vào nội lực của riêng các ngân hàng tại Vietcombank hiện khá ổn. Ba năm qua đã có một lượng lớn nợ xấu được Vietcombank tự xử lý bằng nguồn lực dự phòng. Vietcombank đã rất thận trọng trong việc phân loại nợ và công tác xử lý nợ xấu. Giai đoạn 2013 – 2015 được xem là giai đoạn Vietcombank tập trung chỉ đạo quyết liệt, nghiêm túc cho công tác thu hồi nợ, chú trọng quản lý theo nhóm khách hàng, ngành hàng kết hợp nâng cao chất lượng công tác thẩm định để ngăn chặn nợ xấu ngay từ khâu thẩm định, giải ngân.