Thực trạng hoạt động xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại từ thực tiễn tại Ngân hàng cổ phần ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) (Trang 67 - 76)

* Các qui định pháp luật về xử lý nợ xấu được áp dụng tại Ngân hàng Vietcombank

Về hoạt động phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng:

+ Dự phòng rủi ro tín dụng cụ thể: Theo Thông tư 02/2013/TT – NHNN ngày 21/01/2013 về phân loại tài sản có, mức trích lập, phương pháp dự phòng rủi ro và việc sử dụng phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN, dự phòng cụ thể cho rủi ro tín dụng được tính dựa trên tỷ lệ dự phòng theo việc phân loại nhóm nợ cho các khoản nợ vay gốc tại ngày 31 tháng 3 sau khi đã trừ đi giá trị tài sản bảo đảm đã được chiết khấu:

Tỷ lệ dự phòng

Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn 0%

Nhóm 2 – Nợ cần chú ý 5%

Nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn 20%

Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ 50%

Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010, Vietcombank đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thực hiện phân loại nợ theo quy định tại Điều 7, Quyết định số 493/2005/QĐ–NHNN. Tuy nhiên, theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN, Vietcombank phải thực hiện phân loại nợ và cam kế ngoại bảng theo quy định tại Điều 10 và khoản 1 Điều 11, Thông tư 02/2013/TT-NHNN trong thời gian 3 năm kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2014. Theo đó, trường hợp kết quả phân loại đối với một khoản nợ theo quy định tại Điều 10 và khoản 1 Điều 11, Thông tư 02/2013/TT-NHNN khác nhau thì khoản nợ phải được phân loại vào nhóm có mức độ rủi ro cao hơn.

+ Dự phòng rủi ro tín dụng chung: Vietcombank phải trích lập và duy trì khoản dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị số dư nợ cho vay và ứng trước khách hàng được phân loại nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 tại ngày lập bảng cân đối kế toán hợp nhất. Tại ngày 31 tháng 3 năm 2015, Vietcombank đã trích lập dự phòng chung ở mức 0,75% các số dư nói.

Về hoạt động xử lý nợ xấu:

Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN, Vietcombank sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro trong các trường hợp sau:

Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị chết, mất tích;

Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5.

Về hoạt động bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (VMAC):

Vietcombank thực hiện bán nợ cho VAMC theo giá trị ghi sổ theo Nghị định số 53/2013/NĐ–CP có hiệu lực từ ngày 09/7/2013 về “Thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam”, Thông tư số 19/2013/TT–NHNN có hiệu lực ngày 15/9/2013 quy định về việc “Mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các Tổ

chức tín dụng Việt Nam” và Công văn số 8499/NHNN–TCKT về việc “Hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ mua bán nợ xấu của VAMC và TCTD”. Theo đó, giá bán là số dư nợ gốc của khách hàng vay chưa trả trừ đi số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập.

Đối với trường hợp bán nợ cho VAMC và nhận trái phiếu VAMC, sau khi hoàn tất thủ tục bán nợ xấu cho VAMC, Vietcombank tiến hành hạch toán tất toán gốc, sử dụng dự phòng cụ thể đã trích lập và ghi nhận mệnh giá trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành bằng giá trị ghi sổ trừ đi dự phòng cụ thể đã trích các khoản nợ bán. Khi nhận lại khoản nợ đã bán cho VAMC, Vietcombank sử dụng nguồn dự phòng rủi ro đã trích hàng năm cho trái phiếu đặc biệt để xử lý nợ xấu, phần chênh lệch giữa dự phòng giảm giá đã trích lập và giá trị khoản vay/ trái phiếu còn lại chưa thu hồi được sẽ được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất giữa niên độ trên khoản mục “Thu nhập khác”.

Về dự phòng cho các khoản mục ngoại bảng:

Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN và Thông tư 09/2014/TT-NHNN, Ngân hàng phải phân loại các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh toán và các cam kết cho vay không hủy ngang vô điều kiện và có thời điểm thực hiện cụ thể vào nhóm 5, tương tự các khoản cho vay và ứng trước khách hàng, cho mục đích quản lý.

Về bộ máy tổ chức liên quan đến chính sách quản lý rủi ro: Hội đồng

quản trị có quyền hạn và nhiệm vụ cao nhất trong việc điều hành tất cả các hoạt động của Vietcombank liên quan đến quản lý rủi ro, đảm bảo hoạt động kinh doanh của Vietcombank không ngừng phát triển, an toàn và bền vững. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm ban hành các chính sách và chiến lược quản lý rủi ro phù hợp trong từng thời kỳ; xác lập các giới hạn kinh doanh an toàn; trực tiếp phê duyệt các giao dịch kinh doanh có giá trị lớn theo quy định

của pháp luật và Vietcombank trong từng thời kỳ; quyết định cơ cấu tổ chức và các vị trí nhân sự chủ chốt. Chính sách, hoạt động quản lý rủi ro của Hội đồng quản trị phải phù hợp với các quy định tại Điều lệ của Vietcombank và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

Ủy ban Quản lý rủi ro là bộ phận do Hội đồng quản trị ra quyết định thành lập và chịu trách nhiệm giúp cho Hội đồng quản trị trong việc quản lý mọi loại rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh của Vietcombank.

Hội đồng quản lý tài sản nợ - có (ALCO) là bộ phận do Tổng Giám đốc ra quyết định thành lập. Chủ tịch ALCO là Tống Giám đốc. Các thành viên là cán bộ chủ chốt đang thực hiện nhiệm vụ quản lý rủi ro trong Vietcombank. ALCO có nhiệm vụ giám sát và quản lý tổng thể các hạng mục tài sản có và tài sản nợ trong bảng cân đối kế toán hợp nhất và riêng biệt của Vietcombank nhằm tối đa hóa lợi nhuận và tối thiếu hóa các tổn thất; quản lý rủi ro thanh khoản; điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp. ALCO được quyền ra các quyết định liên quan đến quản lý rủi ro.

Ngoài ra, để quản lý rủi ro tín dụng, xử lý nợ xấu Vietcombank sử dụng các công cụ: xây dựng chính sách và ban hành các quy định liên quan công tác quản lý rủi ro tín dụng; xây dựng các quy trình tín dụng; thực hiện rà soát rủi ro tín dụng; xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng và phân loại nợ; phân cấp thẩm quyền trong hoạt động tín dụng. Vietcombank cũng đã kịp thời ban hành nhiều văn bản hướng dẫn chỉ đạo để các Chi nhánh có đầy đủ công cụ trong công tác thu hồi và xử lý nợ.

* Trình tự xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank.

Nợ xấu ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cũng như sự tồn tại của ngân hàng Vietcombank. Để khắc phục nợ xấu, ngân hàng Vietcombank cũng đã xây dựng lộ trình cụ thể để giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu. Có thể khái quát quá trình xử lý nợ xấu tại ngân hàng Vietcombank theo sơ đồ sau:

Phòng ngừa Đánh giá khả năng trả nợ Đánh giá khả năng tồn tại Biện pháp xử lý Từ bỏ khoản vay Khoản vay không thể

cứu vãn được Khoản vay có thể cứu

vãn được Xử lý bằng thương lượng Bán tài sản bảo đảm Khởi kiện ra tòa án Xử lý từ dự phòng rủi ro Bán nợ, hoán đổi nợ Các biện pháp khác Thu nợ Giám sát và kiểm tra

* Các biện pháp xử lý nợ xấu của Ngân hàng Vietcombank

Trong thời gian qua, để từng bước xử lý nợ xấu một cách bền vững, hạn chế nợ xấu gia tăng, ngân hàng Vietcombank đã áp dụng nhiều biện pháp quyết liệt để giảm nợ xấu, cụ thể như sau:

Xử lý nợ xấu thông qua việc thu hồi trực tiếp và thông qua xử lý tài sản bảo đảm: Trên cơ sở kết quả phân loại nợ định kỳ, ngân hàng Vietcombank chỉ

đạo các chi nhánh thực hiện rà soát xây dựng phương án xử lý, thu hồi nợ xấu theo từng biện pháp cụ thể. Hiện nay hầu hết ngân hàng cố gắng chủ yếu thực hiện xử lý nợ xấu thông qua thu hồi nợ bằng việc thuyết phục bên vay tự nguyện bán tài sản để trả nợ vì biện pháp này ít tốn kém chi phí nhất, rút ngắn thời gian xử lý giảm bớt việc phải trả lãi, giảm thiệt hại thật nhanh nhất cho cả 2 bên. Trường hợp bên vay không tự nguyện bán tài sản thì ngân hàng tiến hành thu hồi nợ thông qua biện pháp khởi kiện ra tòa án. Biện pháp pháp lý – khởi kiện ra tòa án thường là biện pháp được ngân hàng Vietcombank áp dụng cuối cùng, sau khi các biện pháp khác đã áp dụng nhưng việc xử lý thu hồi nợ không hiệu quả. Ngân hàng khởi kiện khách hàng ra tòa để đòi nợ, nhờ tòa án can thiệp buộc khách hàng trả nợ, chuyển giao tài sản bảo đảm hoặc nếu khách hàng là doanh nghiệp không trả được nợ thì ngân hàng với tư cách là chủ nợ có thể làm đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục tuyên bố phá sản theo Luật phá sản. Trên thực tế, việc sử dụng đến giải pháp này thường đem lại hiệu quả không cao vì thủ tục rắc rối, khách hàng không còn khả năng trả nợ, tài sản bảo đảm có tranh chấp về pháp lý hoặc không đủ giá trị bù đắp khoản vay…

Xử lý nợ xấu bằng phương pháp cơ cấu lại nợ: Phần lớn dư nợ của

Vietcombank đều tập trung vào khu vực sản xuất kinh doanh. Vì vậy, nếu khách hàng tạm thời gặp khó khăn nhưng có phương án khắc phục, Vietcombank sẽ hỗ trợ cơ cấu nợ, miễn giảm lãi, điều chỉnh quy mô cấp tín dụng phù hợp với khả

năng trả nợ. Để xử lý nợ xấu, Vietcombank và khách hàng phân tích lý do thua lỗ từ đâu, tính toán lại khả năng tài chính của doanh nghiệp từ khả năng thu hồi công nợ bao nhiêu và xử lý bằng tài sản bảo đảm. Nếu thua lỗ do đầu tư không hợp lý thì cơ cấu lại nợ để họ có điều kiện phục hồi sản xuất và điều chỉnh lại vốn với những đơn vị sử dụng vốn không hợp lý.

Áp dụng Thông tư 09/2014/TT-NHNN, ngân hàng Vietcombank tiến hành cơ cấu nợ đối với khách hàng đảm bảo đủ các điều kiện sau: Khoản nợ mà việc cấp tín dụng không vi phạm các quy định của pháp luật; Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ là phù hợp với mục đích của dự án vay vốn trong hợp đồng tín dụng; Khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích; Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ chỉ được thực hiện khi khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay hoặc không có khả năng trả nợ hết nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, có phương án trả nợ mới khả thi, phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; hi cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đáp ứng được quy định của Ngân hàng Nhà nước về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm cả tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn trong trường hợp cơ cấu lại khoản nợ ngắn hạn để thành khoản nợ trung hạn, dài hạn. Với mỗi khoản nợ, ngân hàng Vietcombank chỉ cơ cấu lại một lần. Tuy nhiên, từ ngày 01/4/2015, ngân hàng Vietcombank sẽ phải ngừng việc áp dụng biện pháp xử lý nợ xấu thông qua cơ cấu lại nợ theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN.

Xử lý nợ xấu bằng trích lập quỹ dự phòng: Thực hiện theo Quyết

định số 493/2005/QĐ -NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng Vietcombank đã tích cực phân loại nợ đầy đủ và chủ

động sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý nợ xấu, đặc biệt là nợ nhóm 5 theo quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng. Năm 2014, tổng trích lập dự phòng của Vietcombank là hơn 4.565 tỷ đồng. Đến quý I/2015, Vietcombank dồn tới gần 8.292 tỷ đồng trích lập dự phòng rủi ro cho vay khách hàng, tăng đáng kể so với 7.043 tỷ đồng đầu năm. Đáng chú ý, lượng trích lập dự phòng nói trên đã tiến gần tới con số tuyệt đối 8.830 tỷ đồng nợ xấu [25].

Xử lý nợ xấu bằng biện pháp bán nợ: Ngân hàng Vietcombank trước

đây là ngân hàng Nhà nước nên việc xử lý nợ xấu được thực hiện bởi AMC và DATC. Năm 2001, ngân hàng Vietcombank đã thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (VCB – AMC) với số vốn điều lệ là 10 tỷ đồng. VCB – AMC sẽ tiếp nhận và tổ chức khai thác các tài sản gán nợ của khách hàng chuyển giao quyền sở hữu cho ngân hàng. VCB – AMC ra đời với mục tiêu thúc đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại tình hình tài chính của Vietcombank, đặc biệt là xử lý nợ xấu và nợ tồn đọng. Trong thời gian đó, Vietcombank đã ký văn bản chuyển giao một số lượng tài sản trị giá 200 tỷ đồng cho VCB-AMC khai thác, xử lý. Tuy nhiên, hoạt động xử lý nợ xấu của Vietcombank thông qua việc bán nợ cho VCB - AMC không mang lại hiệu quả như mong đợi bởi quy mô vốn nhỏ không tương xứng với số nợ xấu mà ngân hàng Vietcombank cần phải xử lý; bên cạnh đó là những vấn đề ngoài tầm của ngân hàng như AMC không có chức năng mua lại tài sản ứ đọng mà chỉ có chức năng bán tài sản cho ngân hàng mẹ, việc mua bán tài sản khi tình trạng pháp lý không đầy đủ, vấn đề bán đấu giá....

Xử lý nợ thông qua DATC, ngân hàng Vietcombank và DATC đã ký thỏa thuận hợp tác xử lý nợ, tài sản và sử dụng dịch vụ theo đó hai bên thỏa thuận tiến hành các hoạt động hợp tác mua bán, xử lý các khoản nợ tồn đọng

bao gồm: nợ quá hạn được phân loại vào các nhóm 3,4,5 quy định tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, các khoản nợ thuộc đối tượng xử lý theo Quyết định 149/2001/QĐ-TTg, các khoản nợ đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro hiện đang hạch toán ngoại bảng cũng như tài sản tồn đọng của Vietcombank. Việc mua bán sẽ được thực hiện theo phương thức mua bán thỏa thuận và mua bán theo chỉ định của Chính phủ. Ngoài ra, hai bên cũng sẽ tiến hành các hoạt động hợp tác đầu tư khai thác, tư vấn xử lý, môi giới mua bán các khoản nợ và tài sản khác... Nhưng cũng như VCB-AMC, việc xử lý nợ xấu bằng DATC của ngân hàng Vietcombank cũng rất hạn chế.

Với sự ra đời của VAMC đã góp phần đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ, xử lý nợ xấu của ngân hàng Vietcombank. Khi bán nợ cho VAMC, việc xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ sẽ được thúc đẩy nhanh chóng vì VAMC được trao công cụ, quyền năng mạnh hơn. Có thể nói với mức nợ xấu ở khoảng 3%, Vietcombank có thể sẽ không cần hỗ trợ nhiều từ VAMC, tuy nhiên, việc bán nợ xấu cho VAMC sẽ giúp Vietcombank có nhiều động lực và dễ dàng hơn trong việc xử lý nợ xấu. Bởi nợ xấu sẽ tăng lên trong tương lai, nhất là vào thời điểm áp dụng Thông tư 02/2013/TT-NHNN. Tính đến tháng 9/2015, ngân hàng Vietcombank đã bán khoảng 6.500 tỷ đồng nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại từ thực tiễn tại Ngân hàng cổ phần ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) (Trang 67 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)