Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng giải quyết nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại từ thực tiễn tại Ngân hàng cổ phần ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) (Trang 91 - 105)

tại ngân hàng Vietcombank

Để xử lý nợ xấu và phòng ngừa, hạn chế nợ xấu gia tăng trong tương lai, ngoài việc áp dụng Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng

với 10 giải pháp: Đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp; tăng cường trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu; tiếp tục cơ cấu lại nợ; tiếp tục hỗ trợ vốn để khách hàng khắc phục khó khăn và phục hồi; bổ sung, hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản bảo đảm; thu hồi và xử lý tài sản bảo đảm; hoán đổi nợ thành vốn; bán nợ xấu cho DATC thuộc Bộ Tài chính; kiểm soát chặt chẽ và giảm chí phí hoạt đông; hạn chế nợ xấu phát sinh trong tương lai [29], thì ngân hàng Vietcombank cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

Một là, xây dựng và ban hành văn bản nội bộ, chính sách quản trị rủi ro; đồng thời hoàn thiện các quy chế, quy trình nội bộ phù hợp với thực tiễn:

Vietcombank cần hoàn thiện cơ chế quản trị nội bộ, bảo đảm chỉ có những người có thẩm quyền và có trách nhiệm trong ngân hàng mới được ra các quyết định và có sự giám sát chặt chẽ để đảm bảo không có xung đột lợi ích, thông đồng vì lợi ích nhóm. Cụ thể: Sửa đổi một số quy trình, quy chế nội bộ như Quy chế quản trị vốn nội bộ, Quy chế phân phối lương kinh doanh, Quy chế tài chính, Quy chế bảo lãnh…

Bên cạnh đó cũng cần hoàn tất các quy trình: Quy trình xử lý nợ có vấn đề, Quy trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, Quy trình về miễn giảm tiền vay… Ngoài ra, cần thực hiện rà soát, bổ sung các quy trình, quy chế mới như: Quy chế tổ chức, hoạt động của các Dự án nâng cao năng lực hoạt động; Quy chế mua bán nợ; Quy chế miễn giảm lãi vay, Quy chế công bố thông tin; Quy chế quản lý công ty con; bổ sung hoàn thiện một số quy trình quản trị công nghệ thông tin theo ISO 27001.

Hai là, đổi mới toàn diện công tác thu hồi và xử lý nợ xấu:

+ Hoàn thiện các văn bản pháp quy cho hoạt động xử lý nợ để chi nhánh có đầy đủ công cụ trong công tác thu hồi và xử lý nợ. Tích cực triển khai công tác xử lý và thu hồi nợ có vấn đề. Đa dạng hóa các biện pháp xử lý

+ Tập trung cho công tác thu hồi và xử lý nợ, chú trọng quản lý rủi ro theo nhóm khách hàng, ngành hàng kết hợp nâng cao chất lượng công tác thẩm định để ngăn chặn nợ xấu ngay từ khâu thẩm định, giải ngân.

Ba là, nâng cao chất lượng tín dụng. Vietcombank không thể chỉ dồn

tín dụng cho các ông lớn hay các nhóm lợi ích mà phải đem tín dụng đến các khách hàng sử dụng vốn hiệu quả nhất, rộng rãi nhất và thủ tục đơn giản nhất. Theo đó, Vietcombank nên chú trọng cho vay khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, thực hiện cho vay theo từng dự án hiệu quả; kể cả cho vay tín chấp. Tuy nhiên, tổng mức cho vay của từng dự án không cao quá theo nguyên tắc một tổ chức tín dụng không cho bất kỳ khách hàng nào vay vượt quá 3 lần vốn điều lệ của khách hàng pháp nhân hoặc không cho một khách hàng vay vượt quá 15% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng cho vay.

Bên cạnh đó ngân hàng Vietcombank cần linh hoạt trong việc đưa ra các giải pháp kinh doanh an toàn, hiệu quả:

+ Đối với hoạt động tín dụng: Tăng cường tiếp cận, thiếp lập giao dịch với khách hàng, chủ động áp dụng nhiều chương trình cho vay với chính sách lãi suất linh hoạt, ưu đãi nhằm hỗ trợ doanh nghiệp; thực hiện sàng lọc và cơ cấu lại danh mục khách hàng theo hướng tập trung cho khách hàng tốt, có tiềm năng, kiên quyết không hạ chuẩn cho vay.

+ Đối với hoạt động huy động vốn: Chỉ đạo điều hành kịp thời lãi suất huy động, thay đổi cơ cấu nguồn vốn ổn định, giá cạnh tranh, vừa đảm bảo tính thanh khoản ổn định, vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

+ Đối với các hoạt động dịch vụ: Đưa ra những chính sách giá, phí linh hoạt, bán chéo sản phẩm thích ứng với thị trường; tích cực tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng chăm sóc khách hàng, triển khai các chương trình Marketing trên toàn hệ thống nhằm đưa dịch vụ đến với khách hàng và coi đó là nguồn thu ổn định của ngân hàng.

Ngoài ra, cần triển khai các Dự án nâng cao năng lực hoạt động: triển khai các dự án về xây dựng hệ thống thông tin quản lý, xây dựng chính sách đãi ngộ và đo lường hiệu quả hoạt động, nâng cao năng lực quản trị hệ thống qua phát triển hệ thống FTP [30]. Tiếp tục triển khai các dự án công nghệ thông tin lớn như Corebanking [31], …

Bốn là, ngân hàng Vietcombank phải cương quyết xử lý dứt điểm các

khoản nợ xấu, hạn chế và từng bước loại hẳn giải pháp nuôi nợ. Thực hiện

việc tăng trưởng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng trên nguyên tắc không hạ chuẩn cho vay. Hiện tại đang có hai quan điểm trái

ngược nhau. Quan điểm thứ nhất đề nghị ngân hàng cương quyết chấm dứt quan hệ tín dụng, xử lý ngay các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, không có khả năng trả nợ ngân hàng. Ngược lại, quan điểm thứ hai theo chủ trương tiếp tục hỗ trợ tín dụng để duy trì hoạt động doanh nghiệp, từ đó có những giải phải từng bước thu hồi nợ. Sau khi thu hồi nợ xong sẽ chấm dứt quan hệ tín dụng với doanh nghiệp này. Với quan điểm thứ nhất sẽ có ảnh hưởng tiêu cực nếu thực hiện đồng loạt. Những vấn đề trong quan hệ, lo sợ trách nhiệm của những người liên quan đến các khoản tín dụng, các doanh nghiệp đưa vào diện xử lý là điều không tránh khỏi và điều này có thể là rào cản cho quá trình xử lý nợ xấu của ngân hàng. Mặt khác, nếu theo quan điểm thứ hai,thì đây chỉ là vấn đề kéo dài thời gian tồn tại của doanh nghiệp yếu kém. Như vậy, tổn thất sẽ lớn hơn rất nhiều. Thiết nghĩ, để dung hòa vấn đề này và đạt được mục tiêu như mong đợi, ngân hàng nên chọn bước đi hợp lý bằng cách có thể tăng số nhóm khách hàng để phân loại và xử lý từng bước (theo phương thức cuốn chiếu) từ nhóm khách hàng kém nhất (số lượng khách hàng, số lượng nợ phải xử lý từng đợt sẽ giảm đi). Đối với các khách hàng đã được đưa vào danh sách thì phải thực hiện các giải pháp xử lý một cách triệt để.

Năm là, minh bạch hóa hệ thống thông tin. Để thực hiện tốt minh bạch

hóa thông tin, tránh tình trạng ngân hàng muốn làm đẹp các con số công bố để thu hút khách hàng mà có thể dẫn tới tình trạng gian lận, công bố thông tin không chính xác theo hướng có lợi cho mình, cần phải có một tổ chức độc lập, có vai trò khai thác thông tin, kiểm định, kiểm soát thông tin từ phía ngân hàng. Ngân hàng cần triển khai và thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ “Bộ chỉ số lành mạnh tài chính” [32] do Quỹ tiền tệ Quốc tế đã xây dựng và phổ biến.

Sáu là, chú trọng công tác quản trị rủi ro, kiểm tra, giám sát: Thực hiện phân loại nợ tự động đồng thời theo quy định tại Thông tư 09/2014/TT- NHNN và Thông tư 02/2013/TT-NHNN. Tăng cường thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hoạt động với các Chi nhánh, Công ty trực thuộc. Công tác chấn chỉnh khắc phục sau thanh tra, kiểm tra cần được thực hiện nghiêm túc và thường xuyên.

Cuối cùng, Vietcombank cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng đạt thông lệ quốc tế; đẩy mạnh việc áp dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về quản lý theo CAMEL [33] và BASEL.

KẾT LUẬN

Thực hiện chính sách đổi mới, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể và đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng đã bộc lộ nhiều vấn đề, ảnh hưởng đến phát triển bền vững, một trong số những vấn đề đó là nợ xấu và xử lý nợ xấu. Nợ xấu và xử lý nợ xấu là một vấn đề rất khó khăn đối với các ngân hàng thương mại nói riêng và nền kinh tế nói chung. Nếu không có giải pháp triệt để và hữu hiệu để giải quyết nợ xấu tại các ngân hàng thì rất khó có thể xây dựng một hệ thông ngân hàng mạnh đóng vai trò tích cực trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Dưới góc độ pháp luật, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, song có rất ít công trình nghiên cứu một cách triệt để, toàn diện về các khâu, trình tự và cách thức xử lý nợ xấu hoặc các công trình nghiên cứu từ lâu chưa đáp ứng được yêu cầu được sự thay đổi của thực tiễn. Đây là một khó khăn không nhỏ nhưng cũng là động lực khá lớn cho người viết khi nghiên cứu đề tài này. Với mong muốn góp phần nhỏ bé vào công cuộc xây dựng pháp luật, luận văn đã nghiên cứu những vấn đề liên quan đến khái niệm, nguyên nhân, hậu quả, nguyên tắc và các biện pháp xử lý nợ xấu, so sánh kinh nghiệm nước ngoài và khả năng áp dụng vào Việt Nam, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật xử lý nợ xấu tại một ngân hàng cụ thể (ngân hàng Vietcombank), từ đó chỉ ra những điểm bất cập cần phải sửa đổi. Trên cơ sở đó, luận văn cũng có những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý nợ xấu tại ngân hàng Vietcombank nói riêng và hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung. Luận văn đã phân tích các vấn đề cơ bản của nợ xấu và xử lý nợ xấu từ nhiều góc độ khác nhau, từ đó đưa ra khái niệm cơ bản về pháp luật xử lý nợ xấu, đồng thời đưa ra các nguyên tắc cơ bản để xử lý nợ xấu. Ngoài ra, luận văn đưa ra các biện pháp xử lý nợ xấu

trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay. Nhìn chung, các biện pháp xử lý nợ xấu mà Chính phủ áp dụng đã được định hướng đúng đắn, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế do chưa xác định được lộ trình cụ thể, thiếu cơ sở pháp lý rõ ràng. Ngoài ra, do nền pháp luật còn non trẻ, chứa nhiều mâu thuẫn, sự tham khảo kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn là rất cần thiết. Trên cơ sở kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế và văn hóa gần gũi với đất nước chúng ta như Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia... và từ thực tiễn việc áp dụng pháp luật trong quá trình xử lý nợ xấu tại ngân hàng Vietcombank, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại.

Luận văn đưa ra những kiến nghị theo quan điểm của người nghiên cứu khoa học, với mong muốn đưa ra một các nhìn, một góc độ sâu hơn về luật pháp trong vấn đề xử lý nợ xấu. Dù có nhiều cố gắng, song, do bản chất vấn đề phức tạp, do điều kiện nghiên cứu và thời gian có hạn nên không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, người viết rất mong nhận được sự trao đổi để luận văn tiếp tục được nghiên cứu sâu hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Đào Ngọc Chuyền, Phạm Thị Nhát (2010), "Một số khó khăn trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại", Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (18), tr.49-51.

2. Trương Quốc Cường, Đào Minh Phúc, Nguyễn Đức Thắng (2010), Rủi

ro tín dụng thương mại ngân hàng lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

3. Huỳnh Thế Du (2004), Xử lý nợ xấu ở Việt Nam nhìn từ mô hình Trung Quốc và một số nền kinh tế khác, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbringt.

4. Nguyễn Thị Thu Đông (2013), Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng

thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập, Luận

án Tiến sĩ Kinh Tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Thu Hương (2012), Pháp luật về xử lý nợ quá hạn trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Luật văn

Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

7. NCS. Châu Đình Linh (2015), Tổng hợp hoạt động xử lý nợ xấu từ năm 2010 – 2015, Website Lăng kính kinh tế.

8. Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2010), Báo cáo thường niên năm 2009.

9. Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2011), Báo cáo thường niên năm 2010.

10. Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2012), Báo cáo thường niên năm 2011.

11. Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2013), Báo cáo thường niên năm 2012.

12. Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2014), Báo cáo thường niên năm 2013.

13. Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2015), Báo cáo thường niên năm 2014.

14. Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2015), Báo cáo hợp nhất quý I năm 2015.

15. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật kinh tế, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Hoài Phương (2013), Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương

mại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc

dân, Hà Nội.

17. Nguyễn Đình Tài (2003), Vấn đề xử lý nợ xấu của TCTD và của doanh

nghiệp, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Giải pháp xử lý nợ xấu trong tiến

trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.

18. Đặng Đức Thành (2015), Giải quyết nợ xấu từ gốc: Nợ xấu ngân hàng, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chính Minh.

19. Phạm Kim Thoa (2007), Pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại Nhà nước ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa

Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Nguyễn Văn Tiến (2013), Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

21. Nguyễn Thanh Tú, Nguyễn Thị Hồng Nhung (2013), "Thực trạng nợ xấu của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam - Nguyên nhân và một số giải pháp từ chính sách pháp luật", Thị trường tài chính tiền tệ, (3, 4).

22. Đỗ Thiên Anh Tuấn (2012), “Nợ xấu và sự tham gia của tòa án”, Thời báo kinh tế Sài Gòn, (51).

23. Đỗ Thiên Anh Tuấn (2012), Khi con nợ mua chủ nợ, Chương trình

Giảng dạy kinh tế Fulbringt.

24. Đỗ Thiên Anh Tuấn (2012), Kinh nghiệm các nước và mô thức thành công, Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbringt.

25. Trần Minh Tuấn (2003), Tình hình xử lý nợ đọng của các ngân hàng thương mại Việt Nam thời gian qua những tồn tại, vướng mắc và giải

pháp tháo gỡ nhằm ngăn ngừa và xử lý nợ tồn đọng, Kỷ yếu hội thảo

khoa học: Giải pháp xử lý nợ xấu trong tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.

26. Đinh Thị Thanh Vân (2012), "So sánh nợ xấu, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Việt Nam và thông lệ quốc tế", Tạp chí Ngân hàng, (19), tr.5-12.

27. Viện chiến lược và chính sách Tài chính (2012), Cơ chế xử lý nợ: Xu hướng thế giới và thực tiễn Việt Nam, Hà Nội.

II. Tài liệu Tiếng Anh

28. AEG (2004), Non-performing loans,Advisory Expert Group (AEG) Meeting. 29. Akiko Terada-Hagiwara, Gloria Pasadillia (2004), Experience of Asian Asset Managetment Companies (AMCs): Do they increase Moral Hazard? - Evidence from Thailand.

30. Angkloomkliew, S.,Geoge,J.&Packer, F. (2009), Issues and developments in

loan loss provisioning: the case of Asia. BIS Quarterly Review, pp. 69-82.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại từ thực tiễn tại Ngân hàng cổ phần ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) (Trang 91 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)