3.2. Giải pháp về mặt lập pháp
3.2.5. Xây dựng văn bản pháp luật về phòng chống, khắc phụ cô nhiễm nƣớc
nhiễm nước
Nguồn nƣớc của Việt Nam đang bị suy thoái, phá hủy, thay đổi, khai thác quá mức và tại nhiều vùng mức độ ô nhiễm nƣớc đã có nguy cơ không kiểm soát đƣợc. Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng trƣớc những tác động của biến đổi khí hậu và tình trạng phụ thuộc nguồn nƣớc và ô nhiễm từ các quốc gia thƣợng nguồn. Luật Bảo vệ môi trƣờng mang tính chất “luật khung”, trong đó nƣớc chỉ là một trong những môi trƣờng thành phần cần đƣợc bảo vệ, ngăn ngừa và khắc phục ô nhiễm, vì vậy trong Luật không quy định đầy đủ, chi tiết và cụ thể các khâu liên quan phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc, từ ngăn ngừa, phát hiện, ngăn chặn đến xử lý, khắc phục.
Pháp luật về phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc đã đƣợc thể chế hóa tại nhiều văn bản pháp luật của Nhà nƣớc thể hiện trong Luật bảo vệ môi trƣờng, Luật Tài nguyên nƣớc. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi tình trạng ô nhiễm nƣớc vẫn chƣa đƣợc ngăn ngừa và kiểm soát một cách chặt chẽ; hệ thống các văn bản pháp luật vẫn tồn tại một số bất cập, cụ thể: Quy trình 3 công đoạn “Ngăn ngừa; phát hiện - ngăn chặn; và xử lý - phục hồi” chƣa đƣợc làm rõ, trong thực tiễn chủ yếu là “xử lý vi phạm” và kiểm tra ở cuối nguồn; chƣa có hƣớng dẫn hoặc quy định cụ thể về công nghệ xử lý; Các số liệu quan trắc chƣa đƣợc thông tin tới công chúng; Vai trò cộng đồng trong khâu “giám sát” còn mờ nhạt... Trong bối cảnh đó cần thiết xây dựng và ban hành một văn bản pháp luật cao nhất, chuyên sâu nhằm điều chỉnh các nội dung về phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc, có thể là một văn bản Luật của quốc hội về riêng vấn đề này ở Việt Nam. Nhiều nƣớc trên thế giới và khu vực đã ban hành luật về kiểm soát ô nhiễm nƣớc.
Mục tiêu: Khắc phục và dần kiểm soát tình trạng ô nhiễm nƣớc nghiêm
trọng hiện nay, đảm bảo các nguồn nƣớc đƣợc khôi phục trở thành nền tảng sinh thái quan trọng bậc nhất phục vụ nhu cầu thiết yếu về đời sống và các hoạt động kinh tế, dịch vụ.
Nguyên tắc: Quản lý môi trƣờng nƣớc dựa trên kết quả cuối cùng và
quy định rõ trách nhiệm quản lý; Ƣu tiên xử lý các điểm ô nhiễm công nghiệp và đô thị; Ƣu tiên công đoạn “ngăn ngừa” trong quy trình 3 công đoạn phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc; Nguyên tắc công bằng trách nhiệm giữa: Nhà nƣớc, Doanh nghiệp và Cộng đồng, sao cho cơ quan quản lý nhà nƣớc trở thành bạn của doanh nghiệp, và cơ quan nhà nƣớc và doanh nghiệp sẽ chịu sự giám sát của cộng đồng.
Quy trình 3 công đoạn trong phòng chống, khắc phục ô nhiễm
nƣớc: Ƣu tiên “ngăn ngừa” trong quy trình 3 công đoạn. Bên cạnh đó, cần quy định cụ thể, chi tiết về: Đánh giá tác động môi trƣờng đối với các dự án/công trình liên quan đến nguồn nƣớc; Quy hoạch, phân vùng sử dụng, bảo vệ hệ thống nƣớc mặt ở địa phƣơng gắn với trách nhiệm của chính quyền; Xây dựng, xác định tiêu chuẩn chất lƣợng nƣớc; Báo cáo giám sát môi trƣờng định kỳ; Xác định sức chịu tải môi trƣờng nƣớc; Đánh giá khả năng chịu tải của nguồn nƣớc [13].
Đối với việc phát hiện và ngăn chặn ô nhiễm nƣớc cần quy định về hoàn thiện và thúc đẩy hoạt động xử lý nguồn thải; Quản lý kiểm soát nguồn thải/nƣớc thải trong trách nhiệm chỉ đạo quan trọng của UBND tỉnh.
Đối với việc xử lý và phục hồi chất lƣợng nguồn nƣớc cần quy định chi tiết và cụ thể về xử lý nguồn thải; Theo dõi, phát hiện khu vực ô nhiễm; Điều tra, xác định mức độ, phạm vi, nguyên nhân gây ô nhiễm; Xác định trách nhiệm của đối tƣợng gây thiệt hại, xử lý đền bù thiệt hại; Cải thiện, phục hồi
chất lƣợng môi trƣờng nƣớc, phân công và đề xuất phƣơng thức thực hiện (công nghệ xử lý); Phát hiện, khoanh vùng, cô lập nguồn gây ô nhiễm, xác định cụ thể trách nhiệm của UBND tỉnh/thành phố thƣợng nguồn dòng nƣớc phối hợp với UBND các tỉnh vùng hạ nguồn trong điều tra, phát hiện xác định nguồn gây ô nhiễm.
Vai trò của các tổ chức xã hội và cộng đồng trong phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc: Quy định cụ thể về chức năng giám sát ô nhiễm nƣớc của các cấp quản lý nhà nƣớc; Vai trò các tổ chức xã hội, đoàn thể và cộng đồng dân cƣ; Thúc đẩy các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ trong việc hỗ trợ ngƣời dân giám sát môi trƣờng nƣớc.
Cơ chế xử phạt: Ngƣời lãnh đạo cơ sở gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm
đền bù cho tác hại gây ô nhiễm của cơ sở mình; Khi gây tác hại nghiêm trọng, có thể bị quy các tội danh hình sự; Cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc.
Công nghệ: Có chính sách hỗ trợ về tri thức và tài chính cho các hoạt
động ứng dụng công nghệ trong xử lý, kiểm soát ô nhiễm nƣớc, đặc biệt là các công nghệ dựa trên vi sinh, phi hóa chất.
Tăng cường công tác truyền thông: Truyền thông đóng vai trò quan
trọng trong giám sát, phát hiện ô nhiễm nƣớc, đồng thời nêu gƣơng các doanh nghiệp tốt trong phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc; Ngƣời dân có quyền đƣợc tiếp cận các thông tin về ô nhiễm nƣớc và chất lƣợng nƣớc.
Trách nhiệm giải trình của chính quyền và doanh nghiệp: Quyền của
ngƣời dân đƣợc biết thông tin, đƣợc chất vấn chính quyền hoặc doanh nghiệp/chủ đầu tƣ về hiện tƣợng ô nhiễm nguồn nƣớc; Vai trò của Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tƣ cộng đồng trong phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc.
Việc xây dựng Luật nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm nƣớc nghiêm trọng có tính thực thi cao, cân nhắc bối cảnh công nghệ, tài chính và quản lý hiện nay, thông qua các hội nghị, hội thảo với sự tham gia của các bên liên quan. Đảng và Nhà nƣớc ta cần: Rà soát, hệ thống hóa và đánh giá các nội dung đã đƣợc quy định liên quan đến phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc; Bóc tách nội dung các quy định về phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc trong các văn bản pháp luật hiện hành, đặc biệt là các quy định trong Luật Bảo vệ môi trƣờng và Luật tài nguyên nƣớc hiện nay, để chuẩn bị nội dung mang tính hệ thống về phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc; Tiến hành các nghiên cứu, khảo sát đánh giá và phát hiện những rào cản trong việc thực thi các văn bản pháp luật liên quan đến phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc, các nghiên cứu về cơ chế giám sát, cơ chế tham gia, cơ chế thông tin, cơ chế tài chính, công nghệ… nhằm đảm bảo tính khả thi; Đánh giá mức độ hiệu quả của các hoạt động phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc, xác định những nguyên nhân chủ yếu, nhằm đề xuất các hoạt động cần đƣợc quy định trong văn bản luật về phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc nhƣ phân công trách nhiệm rõ hơn giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc, tránh chồng chéo; Tách biệt giữa thanh tra môi trƣờng và cảnh sát môi trƣờng…; Tiến hành những nghiên cứu sâu về thực tiễn Việt Nam và những bài học thành công và thất bại của các nƣớc trong khu vực và các nƣớc phát triển trên thế giới trong việc phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc để áp dụng trong quá trình xây dựng văn bản luật về phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc ở Việt Nam.