Hoàn thiện các quy định về quản lý chất thải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về phòng chống và khắc phục ô nhiễm nguồn nước thực tiễn áp dụng tại tỉnh quảng bình (Trang 72)

3.2. Giải pháp về mặt lập pháp

3.2.3. Hoàn thiện các quy định về quản lý chất thải

Việc xây dựng cơ chế quản lý chất thải ở nƣớc ta phải quán triệt quan điểm: kết hợp chặt chẽ giữa việc xây dựng một hệ thống pháp luật “cứng” với các chính sách quản lý “mềm” phù hợp với đặc thù của Việt Nam nhằm đảm bảo cân bằng lợi ích vừa thúc đẩy sự phát triển kinh tế vừa ngăn ngừa, khắc phục đƣợc những tác hại đến môi trƣờng nói chung và môi trƣờng nƣớc noi riêng.

Một thống pháp luật “cứng” là việc xây dựng một hệ thống các văn bản pháp lý quy định chi tiết và đầy đủ trách nhiệm của các đối tƣợng liên quan

đến lĩnh vực quản lý chất thải nhƣ các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển, chủ lƣu giữ, xử lý, tiêu hủy cũng nhƣ các chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần có chính sách quản lý “mềm” phù hợp nhƣng vẫn kiểm soát và ngăn ngừa đƣợc ô nhiễm do việc phát sinh các chất thải gây ra. Cụ thể hóa cho quan điểm này, tác giả đề xuất thực hiện giải pháp sau:

- Xây dựng các văn bản hƣớng dẫn cụ thể: Ban hành các chỉ tiêu môi trƣờng cho việc chọn lựa địa điểm, thiết kế xây dựng, vận hành bãi chôn lấp chất thải. Nghiên cứu, ban hành các hƣớng dẫn về phƣơng pháp tính để xây dựng phí thu gom, xử lý, tiêu hủy chất thải.

- Sửa đổi, bổ sung các quy định về xử lý các vi phạm: Hiện nay, các mức phạt theo quy định tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng còn nhẹ. Việc xử lý trách nhiệm hình sự đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trong việc quản lý chất thải, xả thải nghiêm trọng là cần thiết và cần phải thực thi nghiêm mình.

- Các chính sách về tài chính: Thu lệ phí đối với các hoạt động gây ô nhiễm, mục đích kích thích các nhà sản xuất sử dụng phƣơng pháp hạn chế và giảm thiểu chất thải, các nhà đầu tƣ sử dụng công nghệ sạch,....

3.2.4. Hoàn thiện các quy định về bồi thường thiệt hại đối với môi trường

Trong những năm gần đây, tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng ở Việt Nam đang có xu hƣớng gia tăng, diễn biến phức tạp, không chỉ gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe và tài sản của cá nhân, tổ chức mà còn gây thiệt hại nghiêm trọng cho môi trƣờng tự nhiên.

Đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng, việc xử lý các hành vi vi phạm và giải quyết bồi thƣờng thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng mới chỉ dừng ở việc xử phạt vi phạm hành chính; giải quyết yêu

cầu bồi thƣờng thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng gây ra trên cơ sở các quy định về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật về bảo vệ môi trƣờng mà chƣa có vụ việc nào yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại về môi trƣờng tự nhiên đƣợc giải quyết.

Nguyên nhân của thực trạng này là hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại đối với môi trƣờng tự nhiên rất đa dạng; việc xác định mức độ thiệt hại, thu thập xác định thiệt hại, thu thập dữ liệu, chứng cứ chứng minh cũng gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc về mặt thể chế, công nghệ, thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao… Điều này cũng cho thấy rằng nếu không có những quy định hƣớng dẫn cụ thể thì các quy định pháp luật hiện hành chƣa thực sự phát huy đƣợc trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng của cơ quan có thẩm quyền và cá nhân, tổ chức có liên quan trong việc phát hiện, phòng ngừa, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng cũng nhƣ khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện và phục hồi môi trƣờng.

Theo quy định pháp luật hiện hành, việc yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại về môi trƣờng nói chung, bồi thƣờng thiệt hại đối với môi trƣờng tự nhiên nói riêng đƣợc quy định trong một số văn bản quy phạm pháp luật nhƣ: Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Khoáng sản năm 2010, Luật Tài nguyên nƣớc năm 2012, Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014, Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 quy định về xác định thiệt hại đối với môi trƣờng.

Từ những căn cứ thực tiễn và pháp lý nêu trên, việc xây dựng Văn bản hƣớng dẫn luật quy định thủ tục để thực hiện bồi thƣờng thiệt hại đối với môi trƣờng là rất cần thiết nhằm đảm bảo thực thi có hiệu quả các quy định của Luật Bảo vệ môi trƣờng và Nghị định số 03/2015/NĐ-CP.

3.2.5. Xây dựng văn bản pháp luật về phòng chống, khắc phục ô nhiễm nước nhiễm nước

Nguồn nƣớc của Việt Nam đang bị suy thoái, phá hủy, thay đổi, khai thác quá mức và tại nhiều vùng mức độ ô nhiễm nƣớc đã có nguy cơ không kiểm soát đƣợc. Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng trƣớc những tác động của biến đổi khí hậu và tình trạng phụ thuộc nguồn nƣớc và ô nhiễm từ các quốc gia thƣợng nguồn. Luật Bảo vệ môi trƣờng mang tính chất “luật khung”, trong đó nƣớc chỉ là một trong những môi trƣờng thành phần cần đƣợc bảo vệ, ngăn ngừa và khắc phục ô nhiễm, vì vậy trong Luật không quy định đầy đủ, chi tiết và cụ thể các khâu liên quan phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc, từ ngăn ngừa, phát hiện, ngăn chặn đến xử lý, khắc phục.

Pháp luật về phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc đã đƣợc thể chế hóa tại nhiều văn bản pháp luật của Nhà nƣớc thể hiện trong Luật bảo vệ môi trƣờng, Luật Tài nguyên nƣớc. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi tình trạng ô nhiễm nƣớc vẫn chƣa đƣợc ngăn ngừa và kiểm soát một cách chặt chẽ; hệ thống các văn bản pháp luật vẫn tồn tại một số bất cập, cụ thể: Quy trình 3 công đoạn “Ngăn ngừa; phát hiện - ngăn chặn; và xử lý - phục hồi” chƣa đƣợc làm rõ, trong thực tiễn chủ yếu là “xử lý vi phạm” và kiểm tra ở cuối nguồn; chƣa có hƣớng dẫn hoặc quy định cụ thể về công nghệ xử lý; Các số liệu quan trắc chƣa đƣợc thông tin tới công chúng; Vai trò cộng đồng trong khâu “giám sát” còn mờ nhạt... Trong bối cảnh đó cần thiết xây dựng và ban hành một văn bản pháp luật cao nhất, chuyên sâu nhằm điều chỉnh các nội dung về phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc, có thể là một văn bản Luật của quốc hội về riêng vấn đề này ở Việt Nam. Nhiều nƣớc trên thế giới và khu vực đã ban hành luật về kiểm soát ô nhiễm nƣớc.

Mục tiêu: Khắc phục và dần kiểm soát tình trạng ô nhiễm nƣớc nghiêm

trọng hiện nay, đảm bảo các nguồn nƣớc đƣợc khôi phục trở thành nền tảng sinh thái quan trọng bậc nhất phục vụ nhu cầu thiết yếu về đời sống và các hoạt động kinh tế, dịch vụ.

Nguyên tắc: Quản lý môi trƣờng nƣớc dựa trên kết quả cuối cùng và

quy định rõ trách nhiệm quản lý; Ƣu tiên xử lý các điểm ô nhiễm công nghiệp và đô thị; Ƣu tiên công đoạn “ngăn ngừa” trong quy trình 3 công đoạn phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc; Nguyên tắc công bằng trách nhiệm giữa: Nhà nƣớc, Doanh nghiệp và Cộng đồng, sao cho cơ quan quản lý nhà nƣớc trở thành bạn của doanh nghiệp, và cơ quan nhà nƣớc và doanh nghiệp sẽ chịu sự giám sát của cộng đồng.

Quy trình 3 công đoạn trong phòng chống, khắc phục ô nhiễm

nƣớc: Ƣu tiên “ngăn ngừa” trong quy trình 3 công đoạn. Bên cạnh đó, cần quy định cụ thể, chi tiết về: Đánh giá tác động môi trƣờng đối với các dự án/công trình liên quan đến nguồn nƣớc; Quy hoạch, phân vùng sử dụng, bảo vệ hệ thống nƣớc mặt ở địa phƣơng gắn với trách nhiệm của chính quyền; Xây dựng, xác định tiêu chuẩn chất lƣợng nƣớc; Báo cáo giám sát môi trƣờng định kỳ; Xác định sức chịu tải môi trƣờng nƣớc; Đánh giá khả năng chịu tải của nguồn nƣớc [13].

Đối với việc phát hiện và ngăn chặn ô nhiễm nƣớc cần quy định về hoàn thiện và thúc đẩy hoạt động xử lý nguồn thải; Quản lý kiểm soát nguồn thải/nƣớc thải trong trách nhiệm chỉ đạo quan trọng của UBND tỉnh.

Đối với việc xử lý và phục hồi chất lƣợng nguồn nƣớc cần quy định chi tiết và cụ thể về xử lý nguồn thải; Theo dõi, phát hiện khu vực ô nhiễm; Điều tra, xác định mức độ, phạm vi, nguyên nhân gây ô nhiễm; Xác định trách nhiệm của đối tƣợng gây thiệt hại, xử lý đền bù thiệt hại; Cải thiện, phục hồi

chất lƣợng môi trƣờng nƣớc, phân công và đề xuất phƣơng thức thực hiện (công nghệ xử lý); Phát hiện, khoanh vùng, cô lập nguồn gây ô nhiễm, xác định cụ thể trách nhiệm của UBND tỉnh/thành phố thƣợng nguồn dòng nƣớc phối hợp với UBND các tỉnh vùng hạ nguồn trong điều tra, phát hiện xác định nguồn gây ô nhiễm.

Vai trò của các tổ chức xã hội và cộng đồng trong phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc: Quy định cụ thể về chức năng giám sát ô nhiễm nƣớc của các cấp quản lý nhà nƣớc; Vai trò các tổ chức xã hội, đoàn thể và cộng đồng dân cƣ; Thúc đẩy các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ trong việc hỗ trợ ngƣời dân giám sát môi trƣờng nƣớc.

Cơ chế xử phạt: Ngƣời lãnh đạo cơ sở gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm

đền bù cho tác hại gây ô nhiễm của cơ sở mình; Khi gây tác hại nghiêm trọng, có thể bị quy các tội danh hình sự; Cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc.

Công nghệ: Có chính sách hỗ trợ về tri thức và tài chính cho các hoạt

động ứng dụng công nghệ trong xử lý, kiểm soát ô nhiễm nƣớc, đặc biệt là các công nghệ dựa trên vi sinh, phi hóa chất.

Tăng cường công tác truyền thông: Truyền thông đóng vai trò quan

trọng trong giám sát, phát hiện ô nhiễm nƣớc, đồng thời nêu gƣơng các doanh nghiệp tốt trong phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc; Ngƣời dân có quyền đƣợc tiếp cận các thông tin về ô nhiễm nƣớc và chất lƣợng nƣớc.

Trách nhiệm giải trình của chính quyền và doanh nghiệp: Quyền của

ngƣời dân đƣợc biết thông tin, đƣợc chất vấn chính quyền hoặc doanh nghiệp/chủ đầu tƣ về hiện tƣợng ô nhiễm nguồn nƣớc; Vai trò của Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tƣ cộng đồng trong phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc.

Việc xây dựng Luật nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm nƣớc nghiêm trọng có tính thực thi cao, cân nhắc bối cảnh công nghệ, tài chính và quản lý hiện nay, thông qua các hội nghị, hội thảo với sự tham gia của các bên liên quan. Đảng và Nhà nƣớc ta cần: Rà soát, hệ thống hóa và đánh giá các nội dung đã đƣợc quy định liên quan đến phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc; Bóc tách nội dung các quy định về phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc trong các văn bản pháp luật hiện hành, đặc biệt là các quy định trong Luật Bảo vệ môi trƣờng và Luật tài nguyên nƣớc hiện nay, để chuẩn bị nội dung mang tính hệ thống về phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc; Tiến hành các nghiên cứu, khảo sát đánh giá và phát hiện những rào cản trong việc thực thi các văn bản pháp luật liên quan đến phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc, các nghiên cứu về cơ chế giám sát, cơ chế tham gia, cơ chế thông tin, cơ chế tài chính, công nghệ… nhằm đảm bảo tính khả thi; Đánh giá mức độ hiệu quả của các hoạt động phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc, xác định những nguyên nhân chủ yếu, nhằm đề xuất các hoạt động cần đƣợc quy định trong văn bản luật về phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc nhƣ phân công trách nhiệm rõ hơn giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc, tránh chồng chéo; Tách biệt giữa thanh tra môi trƣờng và cảnh sát môi trƣờng…; Tiến hành những nghiên cứu sâu về thực tiễn Việt Nam và những bài học thành công và thất bại của các nƣớc trong khu vực và các nƣớc phát triển trên thế giới trong việc phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc để áp dụng trong quá trình xây dựng văn bản luật về phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc ở Việt Nam.

3.3. Giải pháp về mặt áp dụng pháp luật

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các mục tiêu bảo vệ môi trƣờng nói chung và phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc nói riêng trên quan điểm phát triển bền vững, các Bộ, ngành, địa phƣơng cần tập trung thực hiện một

1. Triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trƣờng 2014; tổ chức tuyên truyền sâu rộng, phổ biến nội dung của Luật và các Nghị định hƣớng dẫn thi hành trong toàn hệ thống chính trị xã hội từ Trung ƣơng đến địa phƣơng; ban hành các văn bản hƣớng dẫn Luật; rà soát, chuyển đổi và xây dựng mới các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng nƣớc theo quy định của Luật Bảo vệ môi trƣờng, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật tài nguyên nƣớc. 2. Tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng bảo đảm tính thống nhất và hiệu quả; tiếp tục đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý môi trƣờng, đặc biệt là cán bộ ở cấp huyện, xã..

3. Nâng cao chất lƣợng công tác phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc của các Bộ, ngành và địa phƣơng, bảo đảm chi đủ và chi đúng, mức chi theo tốc độ phát triển kinh tế. Tăng cƣờng xã hội hoá mạnh mẽ các nguồn đầu tƣ cho bảo vệ môi trƣờng nƣớc; đa dạng hóa nguồn đầu tƣ cũng nhƣ tăng tỷ lệ đầu tƣ cho môi trƣờng từ nguồn vốn đầu tƣ phát triển và các nguồn vốn khác thông qua việc hƣớng dẫn, triển khai có hiệu quả quy định về ƣu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trƣờng tại Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014, Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trƣờng, Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP.

4. Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, lƣu vực sông và hoạt động khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản; thực hiện công khai thông tin các doanh nghiệp vi

thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng nƣớc; hoàn thiện và triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng nƣớc.

5. Triển khai các hoạt động phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc và cải thiện môi trƣờng nƣớc tại các khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái nặng. Tiếp tục nâng cao chất lƣợng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng và hoạt động sau thẩm định; thực hiện tốt công tác phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm nƣớc thông qua việc tổ chức xây dựng và hƣớng dẫn triển khai các văn bản về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, kiểm soát chất thải nguy hại; hƣớng dẫn áp dụng và đánh giá hiệu quả của hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trƣờng nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về phòng chống và khắc phục ô nhiễm nguồn nước thực tiễn áp dụng tại tỉnh quảng bình (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)