Đánh giá pháp luật về phòng chống và khắc phụ cô nhiễm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về phòng chống và khắc phục ô nhiễm nguồn nước thực tiễn áp dụng tại tỉnh quảng bình (Trang 62 - 66)

nguồn nước ở tỉnh Quảng Bình

Từ việc xem xét thực tiễn pháp luật và áp dụng pháp luật về phòng chống, khắc phục ô nhiễm nguồn nƣớc tại tỉnh Quảng Bình, chúng ta có thể thấy rằng công tác bảo vệ môi trƣờng nƣớc tuy đã có nhiều chuyển biến đáng kể, thể hiện một số ƣu điểm nhất định nhƣng bên cạnh đó có thể nói là chƣa đủ, một số vấn đề còn tồn tại chƣa đáp ứng với hoàn cảnh môi trƣờng hiện nay của tỉnh Quảng Bình.

2.4.1. Ưu điểm

- Nhận thức của toàn xã hội về bảo vệ môi trƣờng nƣớc đã đƣợc nâng cao, hệ thống tổ chức quản lý môi trƣờng từng bƣớc đƣợc kiện toàn; cụ thể hóa một số nội dung của Luật Bảo vệ môi trƣờng và các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng cho phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể tại địa phƣơng, tiếp tục đƣa Luật Bảo vệ môi trƣờng vào cuộc sống, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hƣớng bền vững.

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng, Chủ động xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trƣờng và kịp thời khắc phục ô nhiễm môi trƣờng do các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ra.

- Thể hiện đƣợc mục đích nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể chính trị, tổ chức xã hội các cấp, cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo chuyển biến tích cực trong công tác bảo vệ môi trƣờng nƣớc thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Qua đó, ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trƣờng nƣớc, phục hồi và từng bƣớc nâng cao chất lƣợng môi trƣờng nƣớc,

xã hội và bảo vệ môi trƣờng nƣớc.

- Quảng Bình đã quyết định ƣu tiên dành kinh phí cho các hoạt động môi trƣờng, trong đó đặc biệt coi trọng bảo vệ môi trƣờng nƣớc biển. Cùng với đó, tỉnh Quảng Bình cũng chú trọng công tác quản lý chất thải, nguồn thải gây ô nhiễm trƣớc khi xả thải vào các lƣu vực sông ven biển và từ các hoạt động kinh tế biển. Công tác quan trắc định kỳ chất lƣợng môi trƣờng nƣớc biển ven bờ đƣợc thực hiện định kỳ nhằm theo dõi hiện trạng và diễn biến chất lƣợng nƣớc để kịp thời phát hiện, xử lý. Đồng thời hoàn thiện các quy phạm pháp luật về thu gom và xử lý nƣớc thải

2.4.2. Tồn tại

- Gần đây, Tỉnh Quảng Bình đã quan tâm đến lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng nói chung, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nƣớc, thể hiện qua việc ban hành nhiều văn bản pháp quy áp dụng trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên, thực tế cho thấy các văn bản này hoặc là mang tính quy định chung về vấn để bảo vệ môi trƣờng hoặc là cụ thể chi tiết đến từng loại tài nguyên nƣớc từng địa bàn nhỏ, từng lĩnh vực nhỏ liên quan đến nƣớc mà không có một văn bản nào bao trùm toàn bộ vấn đề môi trƣờng nƣớc, thể hiện tất cả mục đích, phƣơng hƣớng, giải pháp cho việc phát triển tài nguyên nƣớc, phòng chống và khắc phục ô nhiễm nƣớc. Các quy định về phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc nằm rải rác trong nhiều văn bản nhỏ từ công văn, quyết định, quy chế, cho đến nghị quyết.... của chính quyền tỉnh Quảng Bình.

- Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc xây dựng các văn bản và tham mƣu cho UBND, HĐND tỉnh còn thiếu liên kết, đồng bộ. Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nƣớc về môi trƣờng cấp huyện hoạt động còn yếu, hiệu quả chƣa đƣợc nhƣ mong muốn.

- Việc xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật tại địa phƣơng về vấn đề ô nhiễm nƣớc chỉ thực sự quan tâm và hiệu quả khi từ năm 2016 xảy

ra sự cố Formusa, cá chết hàng loạt dọc vùng ven biển miền Trung trong đó có tỉnh Quảng Bình, nghĩa là tỉnh Quảng Bình không chủ động trong việc ứng phó đối với nguy cƣ ô nhiễm nƣớc. Việc khắc phục tình trạng ô nhiễm nƣớc ngày nay thể hiện chủ yếu dƣới dạng các công văn chỉ đạo gấp rút, cấp tốc chứ chƣa thể hiện đặc tính quy tắc xử xử chung của một văn bản pháp quy tại địa phƣơng.

2.4.3. Nguyên nhân

Từ những vấn đề còn tồn tại nêu trên trong pháp luật phòng chống, khắc phục ô nhiễm nguồn nƣớc tại tỉnh Quảng Bình, tác giả nghiên cứu và xác định những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này nhƣ sau:

Thứ nhất, Ý thức về bảo vệ môi trƣờng nƣớc từ Đảng bộ, chính quyền,

ngƣời dân chƣa cao, bị động trong việc phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc, coi nhẹ vấn đề này.

Thứ hai, Trình độ xây dựng, tham mƣu cho lãnh đạo trong việc ban

hành các quy phạm về vấn đề này của các cán bộ, công chức đảm nhiệm còn yếu kém, cán bộ phụ trách về tài nguyên môi trƣờng biết về mặt chuyên môn nhƣng không biết về lĩnh vực pháp chế, cán bộ pháp chế có hiểu biết về pháp luật nhƣng không rành về lĩnh vực chuyên môn tài nguyên, môi trƣờng. Nếu các văn bản pháp quy về lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng nƣớc có sự liên kết, thảo luận giữa hai bộ phận này, đồng thời tham mƣu cho cấp lãnh đạo thì sẽ tạo nên những văn bản pháp lý chuẩn và đầy đủ.

Thứ ba, Chính quyền chƣa có cái nhìn bao quát tổng thể để xây dựng

một văn bản pháp luật bao trọn toàn bộ vấn đề phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc áp dụng tại địa phƣơng mình, vừa cụ thể hóa đƣợc văn bản pháp luật từ trung ƣơng vừa đƣa ra những quy định riêng áp dụng phù hợp với tình hình địa phƣơng của mình mà vẫn đảm bảo tính hợp pháp.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Gác lại những vấn đề lý luận và tập trung nhìn thẳng vào thực tiễn áp dụng pháp luật quy định về vấn đề phòng chống, khắc phục ô nhiễm nguồn nƣớc tại tỉnh Quảng Bình, chúng ta có thể thấy nhiều vấn đề đáng bàn đến.

Thứ nhất, Quảng Bình là địa phƣơng có nguồn tài nguyên nƣớc phong

phú, đa dạng tuy nhiên đứng trƣớc tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng, tình trạng ô nhiễm nƣớc của tỉnh đã đến mức nghiêm trọng, đây là yêu cầu đặt ra cho công tác áp dụng pháp luật và xây dựng pháp luật tại địa phƣơng về vấn đề phòng chống, khắc phục ô nhiễm nƣớc.

Thứ hai, Do tình trạng nguồn nƣớc tại địa phƣơng đã bị ô nhiễm, tỉnh

đã không chỉ có những biện pháp trong công tác quản lý, khắc phục ô nhiễm nƣớc mà còn có những chỉ đạo mang tính pháp luật nhằm điều chỉnh việc phòng chống, xử lý, khắc phục ô nhiễm nƣớc. Nhiều văn bản mang tính chỉ đạo, pháp lý của địa phƣơng về vấn đề này đƣợc ban hành và thực thi nghiêm chỉnh tại địa phƣơng.

Thứ ba, Những quy định pháp luật của chính quyền địa phƣơng đƣợc

ban hành đã thể hiện tinh thần bảo vệ môi trƣờng của lãnh đạo địa phƣơng cũng nhƣ ngƣời dân tỉnh Quảng Bình, tuy nhiên những quy định pháp lý này còn ít và rải rác không tập trung trong 1 văn bản cụ thể, việc ban hành các quy định áp dụng tại địa phƣơng còn bị động so với tình trạng ô nhiễm nƣớc đang lan nhanh trong môi trƣờng sống của ngƣời dân.

Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG VÀ KHẮC PHỤC Ô NHIỄM NƯỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về phòng chống và khắc phục ô nhiễm nguồn nước thực tiễn áp dụng tại tỉnh quảng bình (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)