Phương pháp nhân tố chủ đạ o

Một phần của tài liệu ĐỊA LÝ THỦY VĂN ppsx (Trang 111 - 112)

4. Ý NGHĨA CỦA ĐỊALÝ THỦY VĂ N

4.3.1. Phương pháp nhân tố chủ đạ o

Trên cơ sở phân tích liên hợp đầy đủ các tài liệu về các yếu tố thủy văn cũng như việc phân tích đặc tính tác động của các thành phần cảnh quan, dự kiến chia lãnh thổ nghiên cứu thành các đơn vị với các cấp bậc phân vị vần thiết. Trong mỗi

đơn vị phân vùng tìm ra một nhân tố chủđạo đóng vai trò chủ yếu nhất, rõ nét nhất, lược bỏ những nhân tố phụđóng vai trò thứ yếu trong việc hình thành các phức hợp thủy văn của các đơn vị phân vùng đó. Đồng thời tìm ra dấu hiệu chỉ thị có liên quan về mặt phát sinh với nhân tố chủ đạo và được phân hóa rõ ràng, chỉ tiêu này phải đơn giản và dễ dàng khi vạch ranh giới. Sự cần thiết phải dụng nhân tố chủđạo là do sự không trùng hợp hoặc trùng hợp không hoàn toàn giữa ranh giới các khu vực, bộ phận thuộc các cấp so sánh được với nhau. Phương pháp này phù hợp với nguyên tắc phát sinh vì nó liên quan đến việc phát hiện ra nguyên nhân hình thành tạo nên nét đặc thù của các phức hợp phân vùng.

Cơ sở lý luận của phương pháp nhân tố chủđạo là quy luật phân hoá của các yếu tố tạo nên phức hợp thủy văn trên lãnh thổ dưới tác động của các nhân tố địa

đới và phi địa đới. Những đặc trưng chịu sự chi phối của quy luật địa đới mang tính

đại biểu cao và ít phân hoá trong một đơn vị lãnh thổ, vì vậy nó thường được chọn làm chỉ tiêu phân vùng của các bậc phân vị cao. Ngược lại những đặc trưng chịu sự

tác động của các nhân tố phi địa đới thường phân hóa mạnh theo không gian, thường được chọn để phân chia các đơn vị phân vùng bậc thấp.

Như vật nhân tố trội là nhân tố nổi bật lên và các đặc trưng khác phải thích

ứng. Tuy nhiên không có nghĩa là các đặc trưng phụ thuộc không có tác động gì đến nhân tố chủ đạo, nhưng tác động đó yếu hơn tác động thuận. Cần lưu ý rằng các nhân tố địa đới hay phi địa đới chỉ là nhân tố chủ đạo khi nó quyết định sự hình thành nên các đặc điểm của bất cứđơn vị phân vùng nào, cho phép tách nó ra khỏi các đơn vị cùng cấp bậc. Đồng thời sự hình thành nên các đặc điểm trên của từng

đơn vị riêng biệt không thể chỉ giải thích bằng tính chất của nhân tố chủđạo, địa đới hay phi địa đới. Sự hình thành các đặc điểm riêng là do tác động tương hỗ rất mật thiết giữa các nhân tốđịa đới và phi địa đới. Nói chung vai trò chủđạo của các nhân tốđịa đới hay phi địa đới, chỉđúng ở hai trường hợp:

+ Nếu đơn vị phân vùng được chia ra dựa trên một cơ sở địa đới hoặc phi

địa đới.

+ Nếu có thể hoàn toàn hoặc ở một mức độ lớn trừu tượng hoá các đặc điểm

111

Hai trường hợp này có thể bao gồm hầu hết các tình huống của phân vùng. Trường hợp thứ nhất xảy ra khi phân vùng bằng cách chọn xen kẽ nhân tố chủ đạo

địa đới, phi địa đới. Trường hợp thứ hai liên quan đến việc phân chia các phức hợp không đầy đủ. Khi phân chia các đơn vị cấp cao thường trừu tượng hoá các đặc

điểm phi địa đới của chúng. Còn khi phân chia các đơn vị theo phi địa đới (cấp thấp) thì đặc điểm địa đới của chúng lại “được đặt làm thừa số chung”, coi là như

nhau, trong khi ranh giới có thểđi qua, bị cắt thành các đoạn bởi các đới khác nhau. Hơn nữa nói đến thành phần chủ đạo còn phải chú ý rằng không có thành phần nào là chủđạo tuyệt đối, hay phụ thuộc tuyệt đối. Các vai trò này có thể thay

đổi theo kiểu và cấp bậc phân vị, thậm chí ở một sốđơn vị lại có thể do những nhân tố “yếu nhất” đóng vai trò chủđạo, ví dụ thủy văn Kerstơ trong một đơn vị thủy văn miền núi nào đó.

Rõ ràng phương pháp nhân tố chủ đạo dựa trên nguyên tắc về tính phân hoá không cùng giá trị của các nhân tố đặc trưng thủy văn. Trong các trường hợp khác nhau nhân tố chủđạo có thể khác nhau. Các đơn vị cùng cấp bậc có thể phân hoá do tác động của các nhân tố chủ đạo khác nhau nhưng không dược vượt ra khỏi phạm vi các nhóm cơ bản, đó là nhóm địa đới, phi địa đới hay địa phương. Nếu phân chia theo từng bậc thang phân vị chỉ dựa vào một nhân tố chủ đạo lại mâu thuẫn với nguyên tắc đồng nhất tương đối và mâu thuẫn với yêu cầu xuất phát từ nguyên tắc

đó, đó là tính phức tạp của các điều kiện và các đặc trưng phải gần đồng nhất với một đơn vị thuộc một cấp bậc nào đó. Có những trường hợp phải thay đổi cả dấu hiệu chỉ thị (chỉ tiêu) ở các đoạn riêng biệt của ranh giới của cùng một đơn vị. Điều

đó không có nghĩa là ở các đoạn ấy nhân tố chủđạo của sự phân hóa đã thay đổi mà chỉ thay đổi các đặc trưng được dựa vào để vạch ranh giới. Khi phân vùng phải có ít nhất hai loại bản đồ. Loại thứ nhất là bản đồ thể hiện cơ sở phi địa đới của sự phân hoá địa lý tự nhiên, loại thứ hai là bản đồ phản ánh sự khác nhau theo địa đới và phi

địa đới. Tính chính xác của phương pháp nhân tố chủđạo sẽ tăng lên khi có một tập hợp đầu đủ hơn các bản đồ phân tích và các bản đồ bộ phận của các sơ đồ phân vùng tổng hợp hay chuyên dụng, các ảnh chụp viễn thám.

Lại cần chú ý rằng phương pháp nhân tố chủđạo không thể tách rời sự phân tích sâu sắc các mối quan hệ và tác động tương hỗ giữa các thành phần, các đặc trưng, tạo nên các đặc thù của các cá thể của đơn vị phân vùng.

Một phần của tài liệu ĐỊA LÝ THỦY VĂN ppsx (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)