4. Ý NGHĨA CỦA ĐỊALÝ THỦY VĂ N
4.1.3. Phân loại công tác phân vùng thủy vă n
Tạm thời hiện nay có thể phân làm 2 loại phân vùng thủy văn: - Phân vùng thủy văn tổng hợp,
- Phân vùng thủy văn chuyên dụng.
∗ Phân vùng thủy văn tổng hợp có mục đích mô phỏng sự phân bố khách quan của các quá trình, các hiện tượng thủy văn, các khía cạnh giống nhau và khác nhau giữa chúng, cũng như mối quan hệ theo thời gian và không gian cả về lượng lẫn về chất.
Phân vùng thủy văn tổng hợp không trả lời trực tiếp cho bất kỳ một vấn đề
cụ thể nào của thực tế, nhưng nêu được những cơ sở chung mà mọi bài toán ứng dụng đều đề cập đến. Cho nên ý nghĩa của phân vùng thủy văn tổng hợp thường tùy thuộc vào khả năng bao quát các vấn đề trong nội dung của các chỉ tiêu và đặc trưng thủy văn được chọn. Do chưa có một phương thức biểu thị thống nhất, nói được đầy
đủ bản chất của các hiện tượng thủy văn trong mối tương quan phức tạp với các yếu tố cảnh quan khác, nên các phương pháp phân vùng thủy văn tổng hợp còn phụ
thuộc khá nhiều và ý đồ chủ quan và quan điểm của từng tác giả. Đó cũng là lý do hạn chế một phần giá trị của các sơ đồ phân vùng trong sử dụng thực tế. Tuy vậy mọi kết quả tổng hợp, hệ thống hoá các quy luật thủy văn dù theo hướng này hay
101
hướng khác, dù giản đơn hay phức tạp, dù chỉ mô phỏng trong một mức độ nhất
định của thực tế kách quan cũng mang lại lợi ích thiết thực cho các mục đích nghiên cứu. Phân vùng thủy văn tổng hợp được coi là nền tảng cho các phương pháp và sơ đồ phân vùng chuyên dụng và chi tiết.
∗ Phân vùng thủy văn chuyên dụng khác với phân vùng tổng hợp ở chỗ mục
đích đặt ra rõ ràng hơn, nhằm đáp ứng một số yêu cầu cụ thể nào đó. Tuy nhiên nó vẫn khác với việc xây dựng các bản đồ phân khu các yếu tố thủy văn đơn lẻ.
Chỉ tiêu phân vùng thủy văn có thể coi là một hoặc một số đặc trưng thủy văn, cao hơn nữa là dùng chỉ tiêu tổng hợp. Ví dụ từ phân loại thủy văn phát triển
đến phân vùng khí hậu thủy văn, phân vùng địa lý thủy văn rồi tiến dần đến phân vùng thủy văn tổn hợp. Nói một cách nghiêm khắc thì các loại phân vùng trên, trừ
phân vùng thủy văn tổng hợp, không thể coi là phân vùng thủy văn. Sau đây là các dạng phân vùng thủy văn chuyên dụng:
(1). Phân loại thủy văn:đó là giai đoạn sơ cấp của phân vùng thủy văn. Đối tượng của nó là một hay vài đặc trưng thủy văn phân bố theo địa lý, được tiến hành nghiên cứu rồi vạch ra phạm vi khu vực. Phân loại là dựa theo các đặc điểm dị biệt của các hiện tượng, còn phân vùng dựa theo tính tương đồng của các hiện tượng. Phân loại có thể rời rạc theo lành thổ, còn phân vùng bao giờ cũng khép kín lãnh thổ. Khi không thể xây dựng bản đồ đẳng trị, như độ đục bùn cát, thành phần hoá nước thì có thể áp dụng phương pháp phân loại, phân loại sông ngòi cũng thuộc dạng này.
Căn cứ vào các chỉ tiêu khác nhau sẽ có các phương án phân loại khác nhau. M.I.Lvôvich căn cứ vào đặc điểm phân phối dòng chảy theo mùa và nguồn cung cấp nước cho sông để phân loại sông, còn Xôcotôvski thì căn cứ vào lượng dòng chảy lớn nhất mùa xuân. Một số tác giả khác lại căn cứ vào dạng phân phối dòng chảy tháng trong năm và dòng chảy thường xuyên để phân loại.
Ý nghĩa của việc phân loại sông đối với các hoạt động kinh tế là phản ánh giá trị kinh tế của các loại sông ngòi. Khi lấy dạng phân phối dòng chảy trong năm theo tháng, theo mùa làm căn cứ phân loại, nó sẽ cho thấy khả năng cấp nước trong từng thời kỳ cho các nhu cầu dùng nước khác nhau, từ đó có biện pháp điều tiết quản lý và khai thác hợp lý. Nó cũng giúp cho việc bố trí mạng lưới trạm thủy văn một cách hợp lý, sử lý kịp thời và chính xác vấn đề tính toán và dự báo thủy văn.
(2). Phân vùng khí hậu thủy văn: Được tiến hành dựa vào quy luật phân bố
của các trạng thái nước và điều kiện thủy văn của chúng. Chỉ tiêu cơ bản cho phân vùng dạng này là quan hệ so sánh giữa các yếu tố cân bằng nước trong nhiều năm , như hệ số dòng chảy α0. Do đó có thể nói đó là sự phân vùng của yếu tố cân bằng
102
nước. Khi phân vùng phải giải quyết vấn đề phân phối của 3 hình thái nước tự nhiên gồm mưa, bốc hơi và dòng chảy, đồng thời quan hệ giữa chúng với các yếu tố cảnh quan. Ví dụ, có tác giảở Liên Xô cũ dựa vào độ ẩm, lượng dòng chảy, chỉ tiêu cân bằng nước làm tiêu chuẩn để phân làm 3 cấp:
+ Cấp I: Đới khí hậu thủy văn: Lấy tỷ số giữa bốc hơi và mưa bình quân nhiều năm
X Z
như một đặc trưng định lượng về mức độẩm.
+ Cấp II: Khu thủy văn: lấy lượng dòng chảy trung bình nhiều năm làm chỉ
tiêu chính.
+ Cấp III: Tiểu khu: lấy chỉ tiêu chính là dạng phân phối dòng chảy trong năm, chủ yếu là mùa.
Ở Trung quốc phân vùng dựa vào 3 loại chỉ tiêu:
+ Cấp I: Địa khu, lấy độ sâu dòng chảy thường xuyên làm chỉ tiêu chủ yếu. + Cấp II: Khu vực, chỉ tiêu không nhất quán, hoặc lấy phân phối dòng chảy trong năm (một số địa khu phía Nam), hoặc lấy đặc trưng địa hình tương đối rõ rệt (một sốđịa khu phía Bắc) để tránh sự khác biệt rõ rệt của hiện tượng thủy văn trong một địa khu.
+ Cấp III: Khu, lấy điều kiện thủy lợi làm căn cứ chủ yếu.
(3). Phân vùng địa lý thủy văn: Chủ yếu dựa vào các đặc trưng địa lý thủy văn để chọn chỉ tiêu. Chú ý đến các mặt nhưđiều kiện thủy văn, tình hình biến động của dòng chảy, tính chất vật lý và hoá học của nước, cũng như quan hệ giữa chúng với các yếu tố cảnh quan khác. Thuộc loại này có công trình của A.K.Đavưđov, chủ
yếu dựa vào tình hình lưu vực. Cấp I là các lưu vực lớn. Cấp II được phân theo hai cách: hoặc trong lưu vực lớn có xét đến sông nhánh và các đặc tính thủy văn của nó, hoặc xét đến điều kiện tương đối đồng nhất của địa lý tự nhiên.
Các phương pháp phân khu chuyên dụng kể trên đều có ưu nhược điểm riêng. Hiện tại người ta lấy quy luật địa đới và phi địa đới của hiện tượng thủy văn làm cơ sở phân chia, trong các cấp thấp có xét đến tính chất hoàn chỉnh của lưu vực một cách thích đáng. Ngoài ra người ta căn cứ vào các đối tượng phục vụ khác nhau mà đề ra các phương pháp phân khu khác nhau, ví dụ phân vùng thủy văn phục vụ
quy hoạch hoặc nông nghiệp thường tập trung xét đến phân bố theo mùa của dòng chảy, tính chất vật lý, hoá học của nước. Phân vùng thủy văn phục vụ quy hoạch thủy lợi thường chọn các đặc trưng cực trị như lũ, hạn và phân phối dòng chảy.
Nhìn chung nội dung cơ bản của phân vùng thủy văn chuyên dụng không chỉ
là sự sắp xếp, phân chia các quá trình, hiện tượng thủy văn theo hệ thống tự nhiên vốn có mà còn phải thể hiện càng đầy đủ càng tốt mối quan hệ với các mục tiêu khai thác bảo vệ và quản lý nó. Dĩ nhiên nội dung đó không tách rời khỏi sự đánh
103
giá điều kiện thủy văn tự nhiên. Vì vậy phân vùng thủy văn chuyên dụng thường phải dựa vào các phác thảo của phân vùng thủy văn tổng hợp. Sự khác nhau về tính chi tiết và cụ thể là đặc điểm rõ nét nhất phân biệt hai loại phân vùng thủy văn tổng hợp và chuyên dụng.
Trong khi phân vùng đối với các đơn vị cấp cao, cần chú ý tập trung xét các hiện tượng mang tính địa đới như cân bằng nước, còn với các cấp thấp cần xét đến các hiện tượng phi địa đới nhưđịa hình, địa chất, tính hoàn chỉnh của lưu vực.