4. Ý NGHĨA CỦA ĐỊALÝ THỦY VĂ N
4.1. KHÁI NIỆM VỀ PHÂN VÙNG THỦY VĂ N
4.1.1.Khái niệm
Thủy văn là một trong các thành phần của cảnh quan địa lý, nằm trong mối quan hệ tương tác hữu cơ với các thành phần cảnh quan khác. Sự phân hoá theo thời gian và không gian có những nét tương đồng với những phân hoá của địa lý tự
nhiên. Đồng thời do những đặc điểm riêng dưới tác động tổng hợp của các yếu tố
cảnh quan, sự phân hoá của nó có những nét đặc thù, riêng biệt. Ranh giới giữa các khu vực thủy văn nào đó, ởđơn vị phân vị cấp cao, khi các nhân tốđịa đới đóng vai trò chủ yếu, có thể tương ứng với các khu vực địa lý tự nhiên. Nhưng ở một phạm vi khác với các đơn vị phân vị thấp, các nhân tố địa phương, phi địa đới chiếm ưu thế, tình hình lại hoàn toàn khác. Phân vùng thủy văn cho ta thấy rõ quy luật phân hoá của những đặc trưng quan trọng trên không gian địa lý, góp phần làm sáng tỏ
quy luật phân hoá của tự nhiên.
Mặt khác nước có một vai trò đặc biệt đối với xã hội loài người. Đó là điều kiện quan trọng nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của cơ thể sống cũng như
các quá trình tự nhiên. Thuỷ quyển cùng với khí quyển, địa quyển tạo nên toàn bộ
sự sống trên trái đất. Sự thay đổi của điều kiện thủy văn là nguyên nhân chính tạo nên những ràng buộc đối với hoạt động kinh tế của xã hội loài người. Nước là nguồn tài nguyên dồi dào nhưng không phải là vô tận. Ở mỗi vùng có cấu trúc cán cân nước khác nhau, sự khác biệt về tương quan giữa các thành phần cân bằng nước, cũng như sự dao động, phân hoá của chúng theo không gian và thời gian đồi hỏi con người phải có biện pháp quản lý quy hoạch khai thác hợp lý, đảm bảo sự
phát triển lâu bền của tài nguyên nước. Ngày nay việc khai thác sử dụng của con người, ngay cả những công trình với mục đích thủy lợi như hồ chứa điều tiết, đê ngăn lũ, mặn, cũng đang vi phạm nghiêm trọng các quy luật phân hóa khách qan phổ biến của các quá trình thủy văn, làm thay đổi cấu trúc cán cân nước và gây ô nhiễm nguồn nước. Phân vùng thủy văn tạo cơ sở khoa học cho việc tính toán, dự
báo, quản lý và khia thác hợp lý tài nguyên nước.
Về mặt lý luận của phương pháp phân vùng thủy văn, cho đến nay vẫn chưa
99
nhằm thống nhất triệt để các quy luật phân hoá của các quá trình, các hiện tượng thủy văn đều chưa thành công, chưa đề ra được một hệ thống phân vị thống nhất ở
cả cấp cao, cả cấp thấp. Một số sơ đồ phân vùng thủy văn được đề xuất nhưng chưa
được sự nhất trí, giữa các sơ đồ cũng có những mâu thuẫn nhau. Khó khăn chính là chưa tìm ra phương pháp đánh giá khách quan những biểu hiện của sự phân hoá mà nằm trong mối tương quan phức tạp giữa các thành phần cảnh quan. Do vậy bất kỳ
một phương pháp một quan điểm phân vùng thủy văn nào cũng chỉ mới có thể giải quyết vấn đề một cách tương đối trong một giứoi hạn nào đó. Tuy nhiên dù chỉ thể
hiện được khái quát tính hệ thống của các quy luật phân hoá thủy văn cũng đã mang lại những ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất có lợi.