4. Ý NGHĨA CỦA ĐỊALÝ THỦY VĂ N
2.4.1. Quản lý tài nguyên nướ c
a. Khái niệm về tài nguyên nước:
Có thể hiểu tài nguyên nước bao gồm tất cả các nguồn nước như sông, hồ, hồ
chứa, nước ngầm, nước trong đất và mưa khí quyển mà con người có thể sử dụng
được. Hiểu như vậy tài nguyên nước mang một khái niệm rộng rãi về thiên nhiên và con người, bao gồm bản chất của tài nguyên, mối quan hệ giữa tài nguyên và con người, thái độ của con người đối với tài nguyên. Nước chỉ có thể được xem là tài nguyên khi con người có thể sử dụng và hiểu biết về nó. Tài nguyên nước không phải chỉ là dòng chảy sông ngòi hoặc nước ngầm, mà bao gồm nhiều nguồn. Mỗi nguồn có sự khác biệt vềđặc tính thuỷ động lực, hoá học, sinh vật học gắn liền với môi trường sinh ra và chứa nó.Vì vậy nước có quan hệ mật thiết với môi trường, là một trong những thành phần quan trọng của cảnh quan. Các nguồn nước không biệt
75
lập mà thống nhất trong vòng tuần hoàn nước, con người có thể tác động tới từng khâu của vòng tuần hoàn để phục vụ cho lợi ích của mình. Khả năng sử dụng và khai thác nước phụ thuộc chặt chẽ vào trình độ sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật và những điều kiện kinh tế xã hội. Đánh giá tài nguyên nước là đánh giá đúng đắn tất cả các nguồn nước mà con người có thể sử dụng được, gắn liền với hoạt động của con người trong mỗi khu vực địa lý.
b. Đánh giá các nguồn nước:
- Nguồn nước ở trạng thái tự nhiên rất hiếm khi phù hợp với yêu cầu kinh tế.
Điều đó bao gồm cả chất lượng nước, tính ổn định của các nguồn nước theo thời gian và sự phân bố theo lãnh thổ. Nguồn nước mặt hay nguồn nước lũ biến động lớn trong năm và từ năm này sang năm khác, sử dụng nguồn nước này thường phải có biện pháp cải tạo nhằm tái sản xuất mở rộng nguồn nước, chuyển nó sang dạng dễ
sử dụng. Các biện pháp cải tạo không chỉ là điều tiết nước bằng hồ chứa trên mặt mà còn lấy nguồn nước này bổ sung cho nguồn nước kia bằng cách xây dựng các hồ chứa nước ngầm. Những biện pháp có định hướng nhằm tái sản xuất nguồn nước cho phép giải quyết những nhiệm vụ kinh tế quốc dân phức tạp, đảm bảo lượng nước cần có trên quan điểm tổng hợp.
- Nguồn nước ổn định nhất là nguồn nước ngầm của đới trao đổi nước tích cực và được cung cấp vào sông, nó có liên hệ chặt chẽ với nguồn nước mặt, đó là phần quí nhất của dòng chảy sông ngòi. Phần thứ hai là nguồn nước trong đất, hay lượng trữ ẩm, thay đổi nhanh theo thời gian, rất nhạy cảm với các điều kiện khí tượng và phụ thuộc vào lớp phủ thực vật. Khả năng thấm nước và giữ nước của đất cũng như đặc điểm địa hình. Trong điều kiện nhiệt đới gió mùa, mức độ biến đổi của lượng nước trong đất phụ thuộc trực tiếp vào độ dài và mức độ gay gắt của mùa khô. Khi mùa khô dài, mức độ biến đổi của nước trong đất tăng lên. Vào cuối mùa khô lượng nước trong đất không đủ, khi bốc hơi tăng mạnh, thời tiết khô nóng dễ
dẫn đến hạn sinh lý đối với cây trồng. Một đặc điểm khác của nguồn nước trong đất là mối liên quan tương hỗ của nó đối với các nguồn nưóc khác trong phạm vi lớp vỏ
thổ nhưỡng và thực vật, giống như một hệ thống tựđiều chỉnh. Nhờ có tính chất này mà có thể bổ sung, bảo vệ nguồn nước trong đất bằng nhiều biện pháp như nông, lâm nghiệp, chuyển dòng chảy mặt vào trong đất và điều hoà quá trình bốc hơi bằng các dải rừng. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với kiểu cán cân nước của cảnh quan rừng thưa cây chịu hạn.
c. Đánh giá sự biến động của tài nguyên nước
- Ngoài việc đánh giá đúng đắn về lượng của mỗi thành phần trong cán cân nước, còn cần đánh giá mức độ biến động của chúng, trong đó có biến động theo
76
mùa và những biến động đột biến. Tính biến động của dòng chảy sông ngòi phụ
thuộc chủ yếu vào tính biến động của mưa, ngoài ra nó còn phụ thuộc vào lượng ẩm lãnh thổ. Biến động theo mùa thể hiện ở sự giao động mạnh mẽ của mùa lũ. Trong mùa lũ, đặc biệt là 3 tháng lũ lớn nhất, ít thấy sự gián đoạn đáng kể về thời gian. Còn biến động mùa kiệt cũng mang tính độc lập. Từ trước tới nay,người ta chỉ quan tâm đến lượng nước năm, ít chú ý đến phân phối dòng chảy trong năm. Đồng thời lượng dòng chảy năm lại tập trung vào mùa lũ, do vậy dòng chảy mùa kiệt ít được quan tâm. Song lượng nước mùa kiệt lại rất quan trọng, nó quyết định tính chất và bộ mặt của cảnh quan địa lý. Sự kết hợp giữa biến động mùa lũ và biến động mùa kiệt đã tạo ra các chu trình năm rất phức tạp theo thời gian cũng như không gian.
Điều này làm cho vấn đề điều tiết gặp nhiều khó khăn phức tạp, nhất là điều tiết nhiều năm.
- Các biến đổi đột biến thường xảy ra ở cảnh quan rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và nhiệt đới núi cao. Những biến đổi đột biến thường liên quan với bão, xoáy thuận, các hiện tượng thời tiết đặc biệt, nó có thể xảy ra vào bất kỳ thời gian nào trong năm. Nhiều khi biến động đột biến thường kết hợp với biến động mùa, tương ứng với các điều kiện mặt đệm có thể tạo ra lũ cực lớn hoặc khô hạn sâu sắc, ví dụở Việt Nam, sự xuất hiện lũ quét hiện nay là những đột biến nguy hiểm.
Ngoài những biến động tự nhiên còn phải kể đến những biến động do tác
động của con người. Sự biến động này gây tác hại đối với các cảnh quan có mùa khô rõ rệt, nghĩa là các cảnh quan nửa rụng lá mùa khô. Những biến động nhân tạo do canh tác lạc hậu cộng với những biến động tự nhiên làm cho cấu trúc của nguồn
đất xấu đi, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và môi trường sinh thái nói chung.
d. Đánh giá chất lượng nước
- Một mặt quan trọng của tài nguyên nước cần được đánh giá là chất lượng nước, thông qua các thông số vật lý, hoá học, sinh học. Thông số vật lý bao gồm màu sắc, mùi vị, nhiệt độ nước các chất lơ lửng hoà tan trong nước, các chất dầu mỡ
trên mặt nước. Nước tự nhiên không màu, khi nhiễm bẩn thường ngả sang màu xẫm. Lượng chất rắn thể hiện qua độđục của nước. Thông số hoá học bao gồm đặc tính hoá hữu cơ và vô cơ trong nước. Đặc tính hoá hữu cơ của nước thể hiện trong quá trình sử dụng ô xy hoà tan của các loại vi khuẩn, vi sinh vật để phân huỷ các chất hữu cơ. Nước tự nhiên tinh khiết không chứa lượng chất hữu cơ nào cả. Nếu lượng chất hữu cơ càng nhiều thì lượng ô xy cần cho quá trình phân huỷ càng lớn và lượng ô xy hoà tan sẽ giảm. Trong số các thông số này, thông số BOD, thể hiện nhu cầu ô xy sinh học là quan trọng nhất, phản ảnh mức độ nhiễm bẩn nước rõ rệt nhất.
77
- Thông số sinh học bao gồm loại và mật độ các vi khuẩn gây bệnh, các vi sinh vật trong mẫu nước phân tích.
- Do sự phát triển của dân cư và các hoạt động kinh tế, các lượng chất thải ngày càng tăng, gây ô nhiễm nguồn nước. Nguồn nước thải có thể có từ các nguồn sau:
+ Nước thải sinh hoạt, + Nước thải công nghiệp + Nước thải nông nghiệp
Hàng ngày lượng nước thải này rất lớn, dần dần làm giảm các chỉ tiêu, các thông số về chất lượng nước cho sinh hoạt và hoạt động kinh tế, đặc biệt là cho sinh hoạt của con người. Đối với nước dùng cho sinh hoạt đòi hỏi chất lượng phải cao hơn các lĩnh vực khác vì nó liên quan trực tiếp tới sức khoẻ con người. Vì vậy phải
đánh giá đúng dắn và kiểm soát chặt chẽ nguồn nước này cho từng khu vực. - Cần định rõ tiêu chuẩn chất lượng nước cho từng lĩnh vực cụ thể. Tiêu chuẩn chất lượng nước định rõ giới hạn cho phép của chất lượng nước dùng và nước thải.
- Tiêu chuẩn nước dùng định rõ những thông số chất lượng chủ yếu và phạm vi biến đổi của nó cho mỗi ngành dùng nước. Tiêu chuẩn cho nước sinh hoạt quy
định rõ giới hạn không vượt quá của các loại vi sinh vật trong nước, các chất hoà tan, và các thành phần hoá học, còn tiêu chuẩn nước dùng cho nuôi cá quy định giới hạn độ PH, lượng ô xy hoà tan, nhiệt độ và lượng các chất độc trong nước.
- Tiêu chuẩn lượng nước thải quy định giới hạn cho phép của các dòng nước thải. Các dòng nước thải mang chất ô nhiễm phải được xử lý đạt tiêu chuẩn này trước khi chảy ra sông ngòi. Việc quy định tiêu chuẩn nước thải cần bảo đảm mức
độ chặt chẽ cần thiết để bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm lan rộng và xem xét đến hiệu quả kinh tếđầu tư cho việc bảo vệ và xử lý nguồn nước sạch.
e. Khai thác và sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước.
- Tài nguyên nước rất phong phú nhưng không phải là vô tận. Cùng với sự
phát triển của nền kinh tế, nạn ô nhiễm nước ngày càng nghiêm trọng và hậu quả tất yếu là nguồn nước sạch có thể sử dụng cho sinh hoạt cũng như cho các lĩnh vực sản xuất ngày càng giảm sút. Vì vậy khai thác và sử dụng tài nguyên nước cần phải hợp lý, khoa học và phải gắn với việc bảo vệ nó để đảm bảo phát triển lâu bền. Cần có dự báo nhu cầu dùng nước và sự biến động nguồn nước trong tương lai cho từng khu vực, tiến hành tình toán cân bằng nước, phát hiện vùng thiếu nước để có biện pháp quy hoạch quản lý, giúp cho việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế.
78
mà có những thời kỳ đột biến, vì vậy xác định đúng đắn nhu cầu dùng nước là khó khăn. Tuy nhiên dù sao cũng phải xác định nhu cầu trong sinh mức độ gần đúng có thể chấp nhận được. Có nhiều phương pháp dự báo từđơn giản kinh nghiệm đến mô hình phân tích. Nguồn nước ổn định nhất là nguồn nước ngầm của đới trao đổi nước tích cực và được cung cấp vào sông, nó có liên hệ chặt chẽ với nguồn nước mặt. Ở
nước ta hiện mới chỉ dùng phương pháp ngoại suy theo xu thếđể ước lượng nhu cầu dùng nước cho các giai đoạn từ năm 2000, 2010 và 2020. Xét về tổng thể, cân bằng nước năm trên toàn lãnh thổ Việt Nam là đảm bảo, lượng nước dùng yêu cầu mới chiếm trên 10% tổng lượng nước mất, và chưa vượt quá 20 ÷ 30% phần lớn ở các vùng. Tuy nhiên ở từng vùng cũng có những mức độ khác nhau. Các vùng như Bình Thuận, Ninh Thuận yêu cầu nước vượt quá tổng lượng nước có trong năm. Xét về
cân bằng nước mùa kiệt thì mức độ và tỷ lệ nhu cầu dùng nước cao hơn nhiều. Tổng lượng nước dùng mùa kiệt năm 2000 chiếm 39%tổng lượng dòng chảy mùa kiệt, nhiều vùng tỷ lệ này vượt 50%, riêng Bình Thuận tới 261,4%(CTNCKH KC-12- 1996). Ở các nước khác tình hình cũng tương tự.
- Tính biến động của nguồn nước gây khó khăn rất nhiều cho việc khai thác quản lý nguồn nước. Một biện pháp tích cực là xây dựng các hệ thống hồ chứa điều tiết, trong đó có điều tiết mùa và điều tiết nhiều năm. Tuy nhiên các hệ thống hồ
chứa ngoài nhiệm vụđiều tiết phải phải tính toán đến các hậu quả có thể xảy ra như
ngập lụt, lắng đọng bùn cát thượng lưu, gây nghèo chất hữu cơ cho vùng đồng bằng, gây hạn và xói lở cũng như xâm nhập mặn các vùng ven sông hạ lưu đập. Khai thác nước ngầm cung cấp nước sinh hoạt cho các khu dân cư là một biện pháp tích cực , nhưng cũng phải tính đến những khả năng nguồn nước ngầm hạ thấp dẫn đến sụt lún các công trình và nhiều hậu quả khác. Mặt khác ngay cả nguồn nước ngầm cũng ngày càng bị ô nhiễm, vì vậy phải chống ô nhiễm không chỉ đối với nước mặt mà cả đối với nước ngầm.
Để đảm bảo phát triển lâu bền cần có những biện pháp điều hoà, quản lý vè sử dụng tài nguyên nước hợp lý. Luật nước ban hành ở nhiều quốc gia , trong đó có Việt Nam đã góp phần tích cực bảo vệ tài nguyên nước. Tuy nhiên cần có những giải pháp đồng bộđể các điều luật được thực thi một cách triệt để.