Các quan điểm biện chứng cơbản

Một phần của tài liệu ĐỊA LÝ THỦY VĂN ppsx (Trang 104 - 107)

4. Ý NGHĨA CỦA ĐỊALÝ THỦY VĂ N

4.2.1.Các quan điểm biện chứng cơbản

4.2.1.1.Tính liên tục- không liên tục.

Tính liên tục của các quá trình thủy văn bắt nguồn từ tính liên tục của các cảnh quan địa lý dưới tác động của năng lượng mặt trời. Các quá trình, các đặc trưng thủy văn diễn biến tuần tự, giữa chúng có những thành tạo trung gian chuyển tiếp từ khu vực này đến khu vực khác không đứt đoạn. Tại vùng chuyển tiếp tính chất của hai khu vực kề nhau xâm nhập, xen kẽ vào nhau. Tính liên tục còn thể hiện rất rõ ở mặt thời gian, tạo thành một chuỗi thời gian liên tục. Lượng dòng chảy năm này ảnh hưởng đến các năm sau, lượng dòng chảy mùa cạn nhiều hay ít chịu ảnh hưởng rất lớn của lượng dòng chảy mùa lũ. Tính liên tục theo thời gian cũng là một cơ sởđể phân tách nội bộ các khu vực thủy văn thành các đơn vị khác nhau.

Đồng thời các hiện tượng, quá trình thủy văn cũng biểu hiện tính không liên tục. Đó là do những ảnh hưởng phi địa đới, địa phương tác động đến các quá trình thủy văn, gây nên sự đột biến trong sự phân hóa các đặc trưng thủy văn. Vì tính không liên tục mà ta thấy có một sựđứt đoạn, một đường ranh giới để phân chia các khu vực thủy văn. Từđó có thể phân chia thành nhiều đơn vị phân vùng từ cao đến thấp.

Tính không liên tục theo thời gian tạo nên nhịp điệu cho chu kỳ mùa, chu kỳ

năm, tạo nên các khu vực tương đối ổn định. Tính liên tục và không liên tục tạo cơ

sở cho việc nghiên cứu một lãnh thổ trong mối quan hệ với một lãnh thổ lớn hơn mà nó là một bộ phận và với các lãnh thổ nhỏ hơn tạo nên nó. Toàn bộ các cấp này tạo nên hệ thống đơn vị phân vùng.

104

4.2.1.2.Tính đồng nhất- không đồng nhất.

Tính đồng nhất là sự thống nhất nội tại của các đặc trưng, các quá trình thủy văn trong một khu vực. Tính đồng nhất dựa vào các dấu hiệu giống nhau về tính chất, số lượng, về sự đồng bộ của các quá trình thủy văn. Có thể biểu thị sự đồng nhất này bằng trị số trung bình của một đặc trưng, gọi là thành phần chủ đạo, hoặc bằng các cực trị, bằng độ biến thiên hay hệ số tương quan.

Bên cạnh đó mỗi một đơn vị thủy văn lại mang tính không đồng nhất. Cùng một khu vực nhưng độ cao khác nhau, mức độ phủ rừng khác nhau thì đặc trưng dòng chảy khác nhau. Cũng vì vậy khi phân vùng thủy văn người ta chỉ xét đến tính

đồng bộ tương đối. Trong hệ thống phân vị, ở các cấp càng cao thì càng phức tạp, càng không đồng nhất, ở các cấp nhỏ càng đơn giản, càng đồng nhất. Như vậy trong khi phân vùng phải xác định được những đơn vị phân vùng cơ bản, “không thể chia cắt được nữa”, tại đó các quá trình, các đặc trưng thủy văn được coi là đồng nhất. Các đơn vị phân vùng thủy văn là một hệ thống cấu trúc dựa trên những đơn vị cơ

bản đó. Phải tìm ra các đặc trưng định lượng để xác định tính đồng nhất của các đơn vị thủy văn, tìm ra cấu trúc của nó. Cũng như các cảnh quan địa lý, các đơn vị thủy văn cũng có cấu trúc thẳng đứng và nằm ngang. Cấu trúc thẳng đứng biểu hiện ở sự

phân tầng của các hiện tượng thủy văn. Đó là mưa ở tầng trên, nước và hệ thống sông suối trên mặt, lượng trữẩm và dòng chảy ngầm trong đất. Tuỳ thuộc vào các nhân tố cảnh quan, mỗi đơn vị phân vùng có cấu trúc thẳng đứng khác nhau, có nơi lượng nước mặt nhiều, lại có nơi lượng nước mặt ít. Các thành phần này tượng hỗ, tạo nên một cấu trúc cán cân nước cho khu vực.

Cấu trúc ngang bao gồm các đơn vịđồng cấp hay khác cấp, tạo nên một đơn vị thủy văn nhất định. Mỗi đơn vị lại có cấu trúc riêng, bao gồm số các đơn vị cấp thấp hơn không giống nhau, đơn vị càng cao thì cấu trúc ngang càng phức tạp. Tất nhiên cấu trúc thẳng đứng và cấu trúc ngang có mối liên hệ phụ thuộc. Cấu trúc thẳng đứng càng không đồng nhất, càng có thể phân chia thành nhiều đơn vị cấp thấp hơn. Như vậy tính đồng nhất và không đồng nhất yêu cầu khi nghiên cứu phân vùng thủy văn phải quan tâm đến cấu trúc của các đơn vị thủy văn, tìm ra phương pháp để mô hình hoá chúng.

4.2.1.3. Tính độc lập- tương hỗ.

Giữa các quá trình, hiện tượng thủy văn vừa có tính độc lập lại vừa có quan hệ tương hỗ. Vì thế chúng sẽ phân hoá khác nhau theo không gian và phát triển khác nhau theo thời gian. Quy luật dao động của dòng chảy năm độc lập với quy luật dao động của dòng chảy trong năm của mỗi khu vực. Tuy nhiên giữa chúng lại cũng có quan hệảnh hưởng lẫn nhau, tính biến động của mùa kéo theo sự dao động

105

của năm. Vì vậy vẫn có thể tìm ra được những khu vực mà các quá trình thủy văn diễn biến tương đối đồng nhất. Đó chính là “nhân” của đơn vị phân vùng. Tại “nhân” ta có một trạm trung tâm mà các điểm khác có mối liên hệ nhất định với nó. So sánh đặc trưng của 2 “nhân” sẽ xác định được ranh giới phân chia các khu vực. Ranh giới là nơi mà các khu vực so le, đan xen nhau. Vì vậy ranh giới không chỉ là một đường mà có khi là một giải phân cách, tùy nơi tùy lúc mà rộng hẹp khác nhau. Thường thì khu vực ranh giới hẹp hơn “nhân” của đơn vị phân vùng. Trong cấu trúc ngang các đơn vị thủy văn đồng cấp hoặc khác cấp cũng là những hệ thống độc lập, có mối quan hệ bên trong riêng, nhưng cũng lại trao đổi với nhau theo các quan hệ

bên ngoài. Sự trao đổi này diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau, khi nhiều, khi ít, khi mật thiết, khi không, khi cản trở, khi phù hợp. Thủy văn học phải phát hiện được

điều đó.

Để đánh giá mức độ độc lập tương hỗ có thể thông quan các ma trận hệ số

tương quan, các hệ số tương quan riêng của từng cặp xem xét, cũng có thể là hệ số

tương quan của một đặc trưng thủy văn này với nhiều đặc trưng khác.

4.2.1.4.Tính bình đẳng- Trội.

Trong mối quan hệ độc lập tương hỗ giữa các đặc trưng và hiện tượng thủy văn, tất nhiên trong một khu vực sẽ có một hoặc một số đặc trưng đóng vai trò chủ

yếu, còn các đặc trưng khác chỉ đóng vai trò hỗ trợ. Điều này liên quan đến tính bình đẳng- trội giữa các hiện tượng thủy văn. Các quá trình thủy văn chịu tác động của nhiều nhân tố, mỗi hiện tượng thủy văn chịu ảnh hưởng ở một mức độ khác nhau và cũng ảnh hưởng khác nhau đến các nhân tố cảnh quan. Vì vậy trong một

đơn vị phân vùng sẽ có những đặc trưng hay hiện tượng mang tính trội, các tác dụng quyết định để vạch ra ranh giới phân chia. Tuy nhiên phân vùng thủy văn có tính chất tổng hợp, không thể chỉ phân vùng tương ứng theo một nhân tố trội mà phải xét đến các đặc trưng, các quá trình thủy văn khác, nghĩa là phải coi chúng là bình

đẳng với nhau ở một mức độ nào đó khi phân vùng. Nhân tố hay thành phần trội

được xem xét tùy điều kiện không gian, thời gian và từng cấp phân vùng cụ thể. Nó có khi chỉ là mộ đặc trưng, có khi lại là tổng hợp các đặc trưng và sự kết hợp giữa chúng. Muốn nhân tố trội có ý nghĩa thực sự thì nó phải được phát hiện một cách khách quan trong quá trình phân tích mối liên hệ giữa các đặc trưng thành phần. Khi phân tích tác động tương hỗ giữa các thành phần cần sắp xếp thành từng cặp hai yếu tố trong đó một là nguyên nhân, một là hệ quả. Cũng có thể phân tích mối quan hệ

của một yếu tố với một hay nhiều yếu tố cảnh quan để phát hiện ra những mối quan hệ chủ yếu, đóng vai trò quyết định.

106 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.1.5. Tính cá thể -kiểu loại.

Mỗi một đặc trưng, một quá trình thủy văn là một bản duy nhất, không lặp lại trong không gian cũng như thời gian, đó là một cá thể cụ thể. Tính cá thể này thể

hiện sự tác động tương hỗ giữa các yếu tố thủy văn và các yếu tố cảnh quan địa lý. Mỗi đơn vị phân vùng có ranh giới khép kín, được đánh số thứ tự không lặp lại, ví dụ A11, B23,... Không thể có một vùng thủy văn lại bao hàm hai hoặc nhiều hơn các khối cách rời nhau về mặt địa lý.

Tính không lặp lại theo thời gian quyết định bởi sự vận động không ngừng của vật chất tự nhiên. Nếu có sự tuần hoàn thì cũng là quay trở lại theo hình xoáy trôn ốc, không lặp lại hoàn toàn hiện tượng cũ.

Nhưng mặt khác các quá trình, các đặc trưng trong một cấp phân vị có nhiều nét gần nhau, tương tự nhau nhất định, cho phép gộp chúng lại thành những đơn vị

kiểu loại, có thểđi sâu nghiên cứu điển hình trong khi chưa có điều kiện nghiên cứu kỹ từng cá thể. Khi phân loại không phải dùng tất cả các dấu hiệu mà chỉ chọn ra những dấu hiệu rõ nét nhất, có giá trị phân loại. Như vậy phân loại là sự khái quát hơn, tước bỏ những tính chất riêng, cá biệt, rút ra những tính chất chung. Còn phân vùng là sự kết hợp lãnh thổ, phức tạp hoá.

Một phần của tài liệu ĐỊA LÝ THỦY VĂN ppsx (Trang 104 - 107)