Thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về các loại chủ thể quan hệ pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp nhân trong hệ thống các chủ thể của quan hệ pháp luật (Trang 62 - 67)

Luật công ty 1990 được ban hành quy định: “Khi đăng ký kinh doanh, công ty được ghi tên vào sổ đăng ký kinh doanh và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Kể từ thời điểm đó, công ty có tư cách pháp nhân và được tiến hành hoạt động kinh doanh” [66].

Bộ luật dân sự năm 1995 và năm 2005 quy định về pháp nhân:

Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: 1- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận; 2- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; 3- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; 4- Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập [69].

Hiện nay, có thể nói, trong khoa học pháp lý nói chung và pháp lý dân sự nói riêng vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về khái niệm hay dấu hiệu của pháp nhân[50, tr 46-47]. Quy định tại BLDS năm 1995, 2005 và quy định các luật chuyên ngành dường như vẫn còn tỏ ra mơ hồ khi xác định các dấu hiệu của pháp nhân.

2.2 Thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về các loại chủ thể quan hệ pháp luật quan hệ pháp luật

2.2.1 Thực trạng phân loại các chủ thể quan hệ pháp luật

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005, ngoài hai chủ thể cơ bản là cá nhân và pháp nhân còn có hai chủ thể đặc biệt là hộ gia đình và tổ hợp tác.

khiếu pháp luật Việt Nam đương đầu với nhiều khó khăn trong việc hoàn thiện hệ thống pháp lý, phần lớn nguyên nhân do không thể dựa vào thành tựu, kinh nghiệm của bất kỳ hệ thống pháp lý tiêu biểu nào. Mặc dù vậy, nhà làm luật vẫn kiên định với sự lựa chọn của mình [31, tr 17].

Hiện nay, pháp luật dân sự ở Việt Nam chưa có khái niệm thống nhất về hộ gia đình, điều kiện trở thành thành viên của hộ gia đình và các mối liên hệ cần thiết để tạo lập nên hộ gia đình. Dựa trên cơ sở từ thực tiễn, phong tục tập quán và xuất phát từ luật hôn nhân gia đình…Thì có thể nhận thấy rằng hộ gia đình chủ yếu gồm các thành viên có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng và hôn nhân.

Khi xem xét tư cách pháp nhân của một tổ chức, ngoài các tổ chức được công nhận là pháp nhân, thì còn có các tổ chức cũng là sự kết hợp của nhiều người, ý chí thực hiện theo đại đa số, và thông qua người đại diện, có tài sản riêng. Vì thế về bản chất không khác gì những tổ chức được coi là pháp nhân. Trong pháp luật Việt Nam đó là doanh nghiệp tư nhân, tổ hợp tác và hộ kinh doanh. Vì thế, địa vị pháp lý của các tổ chức không phải là pháp nhân phải được bình đẳng so với tổ chức có tư cách pháp nhân, hay nói cách khác việc công nhận hay không công nhận một tổ chức là một pháp nhân không tạo nên sự khác biệt trong thực tế.

Quy định tổ hợp tác là chủ thể quan hệ pháp luật dân sự nhằm tạo điều kiện cho tổ hợp tác thuê, mượn đất đai, vay vốn phát triển sản xuất. Mặt khác, loại hình tổ hợp tác đã xuất hiện từ lâu, khá phổ biến, làm ăn có hiệu quả.

Theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành thì tổ hợp tác là một chủ thể hạn chế được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác từ ba cá nhân trở lên cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng

hưởng lợi, cùng chịu trách nhiệm. Do vậy khi xác định tư cách chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự thì tổ hợp tác không phải là cá nhân và cũng không phải là pháp nhân, nên việc xác định trách nhiệm pháp lý của chủ thể này là không rõ.

Pháp luật về đất đai và pháp luật về bảo vệ phát triển rừng đã quy định hộ gia đình là một trong những chủ thể của quan hệ giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất. Với các quy định trong pháp luật hiện hành thì hộ gia đình có đủ tư cách pháp lý để thực hiện quyền nghĩa vụ dân sự một cách độc lập. Do đó các quy định về hộ gia đình là chủ thể quan hệ dân sự như trong Bộ luật dân sự hiện hành, nhưng cần sửa đổi, bổ sung cụ thể, đầy đủ và chặt chẽ hơn. Nhất là việc quy định về chủ hộ gia đình cần thực hiện đơn giản do gia đình tự tôn vinh mà không cần đến sự can thiệp của chính quyền; không nhất thiết cứ phải bố hoặc mẹ làm chủ hộ gia đình mà khi già yếu các con có đủ hành vi năng lực từ 18 tuổi trở lên có thể thay thế làm chủ hộ gia đình.

2.2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về chủ thể quan hệ pháp luật

Hiện nay, phân loại các chủ thể quan hệ pháp luật dân sự có nhiều vấn đề tồn tại, ngoại trừ chủ thể là thể nhân gắn liền với một cá nhân trong đời sống xã hội là chủ thể thực tại, còn các chủ thể khác là chủ thể giả tưởng, tồn tại và hoạt động trên cơ sở quy định của pháp luật. Trong đó, ngoài hai chủ thể là cá nhân và pháp nhân, Bộ luật dân sự năm 2005 còn quy định hộ gia đình và tổ hợp tác như là chủ thể của pháp luật dân sự. Quy định như vậy của Bộ luật dân sự năm 2005 đã và đang làm phát sinh nhiều vướng mắc cả trong thực tiễn và lý luận mà chưa có giải pháp giải quyết triệt để.. Đứng trên phương diện cả về lý luận và thực tiễn đều cho thấy, chế định về hộ gia đình và tổ hợp tác không thể xác định là điều khoản chung cho toàn bộ hệ

tham gia giao lưu dân sự, thương mại chỉ trong một số lĩnh vực đặc thù, trên một phạm vi hạn chế.

Thực tế cho thấy, ngoài những chủ thể được xác định là pháp nhân, chúng ta còn quy định rất nhiều các chủ thể khác nhưng địa vị pháp lý của nó thì không được làm rõ.

Thứ nhất: Trường hợp về Hộ gia đình, ủy ban nhân dân có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Hộ gia đình, nhưng khi được hỏi hộ gia đình là những ai. Căn cứ pháp lý nào xác lập quyền sử dụng đất cho những người trong hộ gia đình. Thì người có thẩm quyền cũng không thể đưa ra câu trả lời; Hộ gia đình có thửa đất, muốn thực hiện giao dịch tại Phòng công chứng, công chứng viên áp dụng chính sách “bắt nhầm hơn bỏ sót” yêu cầu tất cả những người từ đủ 18 tuổi có tên trong sổ hộ khẩu tham gia giao dịch (trong đó có cả những người thuê nhà). Khi giải quyết tranh chấp Tòa án cũng vận dụng tương tự, và nếu không tìm thấy người thuê nhà trước đây đang ở đâu thì việc giải quyết vụ án gặp rất nhiều khó khăn;

Thứ hai, theo quy định, chủ hộ là đại diện cho hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ. Tuy nhiên, không có tiêu chí nào để xác định một người là chủ hộ. Khi có tranh chấp xảy ra, thì việc xác định tư cách của chủ hộ gia đình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, và là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

Thứ ba, về tài sản của hộ gia đình chưa có quy định cụ thể các thành viên trong hộ gia đình có quyền có tài sản riêng hay không. Thực tế cho thấy, ngoài tài sản chung của hộ gia đình, các thành viên còn có tài sản riêng do tự mình tạo lập và tài sản này không có liên quan đến tài sản chung của hộ.

Thứ tư, Theo quy định tại Điều 106 BLDS “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung

trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này” [69].

Theo quy định trên, BLDS 2005 chưa đưa ra khái niệm hộ gia đình với tư cách là chủ thể quan hệ pháp luật đân sự mà chỉ mới nêu một số trường hợp nhất định mà hộ gia đình là chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự. Chính điều này, làm cản trở chủ thể là hộ gia đình tham gia các quan hệ pháp luật khác.

Thứ năm, theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành thì tổ hợp tác là một chủ thể hạn chế được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác từ ba cá nhân trở lên cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi, cùng chịu trách nhiệm. Do vậy, khi xác định tư cách chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự thì tổ hợp tác không phải là cá nhân và cũng không phải là pháp nhân, nên việc xác định trách nhiệm pháp lý của chủ thể này là không rõ ràng gây ra nhiều khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật.

Thứ sáu: Đối với doanh nghiệp tư nhân, cách hiểu về bản chất của nó trong thực tế cũng gây rất nhiều phức tạp. Cụ thể, với quy định tại Điều 4 khoản 1 Luật doanh nghiệp “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”; Doanh nghiệp có quyền ... sở hữu tài sản... thì doanh nghiệp tư nhân đương nhiên được hiểu là một chủ thể kinh doanh khác với thể nhân khác. Tuy nhiên, với quy định tại Điều 143 khoản 3 Luật doanh nghiệp 2005 “Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Toà án trong các tranh chấp liên quan đến doanh

nghiệp”[67], thì bản chất của doanh nghiệp tư nhân là một khối tài sản – không được coi là một chủ thể của quan hệ pháp luật; thực tiễn áp dụng luật cũng có cơ quan nhà nước không chấp nhận doanh nghiệp tư nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật.

Việc duy trì một số chủ thể của quan hệ pháp luật không rõ bản chất pháp lý, trong đó có doanh nghiệp tư nhân đã và đang tồn tại ở ta nhiều năm. Thực trạng này đã gây không ít khó khăn trong việc xác định quyền năng pháp lý của chủ thể, trong việc giải quyết các tranh chấp, chính các chủ thể này cũng khó khăn trong việc giao kết và thực hiện các giao dịch... Do vậy, các nhà lập pháp cần cập nhật thông tin từ thực tiễn áp dụng luật để khắc phục những khiếm khuyết trong chế định pháp nhân.

Thứ bảy, chủ thể luật tư rất rộng, nó bao gồm hầu hết các chủ thể trong xã hội. Các chủ thể trong xã hội cũng rất đa dạng về loại và tư cách chủ thể, nhưng xét cho cùng chỉ ở hai tư cách: cá nhân và pháp nhân. Quy định về chủ thể trong Bộ luật dân sự phải mang tính khái quát cao để có thể điều chỉnh được tất cả các chủ thể luật tư và Bộ luật dân sự hiện hành của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu này và gặp rất nhiều vướng mắc về xác định tư cách chủ thể trong thực tiễn áp dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp nhân trong hệ thống các chủ thể của quan hệ pháp luật (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)