Thực trạng mô hình pháp nhân trong pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp nhân trong hệ thống các chủ thể của quan hệ pháp luật (Trang 67 - 74)

Có thể nói rằng, những quy định pháp luật về pháp nhân ở Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện, một mặt để đáp ứng hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi pháp luật điều chỉnh về một chủ thể tham gia hầu hết các quan hệ pháp luật, đặc biệt trong quan hệ pháp luật kinh tế, dân sự. Mặc khác, hoàn thiện pháp luật về pháp nhân đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý xã hội bằng pháp luật mà đảng và nhà nước đang đặt ra và thi hành.

Khi xem xét các thực trạng quy định pháp luật về pháp nhân hiện nay, chúng ta có thể thấy nổi lên là vấn đề quy định về điều kiện cần và đủ để một tổ chức trở thành pháp nhân và thực trạng áp dụng những quy định đó trong thực tiễn như thế nào. Pháp luật dân sự và pháp luật doanh nghiệp là được coi là hai ngành luật liên quan trực tiếp quy định mô hình của pháp nhân.

2.3.1 Mô hình pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự 2005

Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Trong Bộ luật dân sự, pháp nhân được quy định từ điều 84 đến điều 105, điều 84 quy định về điều kiện để một tổ chức được công nhận là pháp nhân:

Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: 1- Được thành lập hợp pháp; 2- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; 3- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; 4- Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập [69].

Quy định trên mang tính liệt kê các điều kiện đòi hỏi pháp nhân phải đáp ứng đủ tất cả các điều kiện trên, nếu không sẽ không được coi là pháp nhân. Và những chủ thể không có tư cách pháp nhân khi tham gia quan hệ pháp luật chịu sự điều chỉnh pháp luật không tương ứng với pháp nhân.

Điều kiện thứ nhất, được thành lập hợp pháp. Bộ luật dân sự không quy định trực tiếp về điều kiện đảm bảo tính hợp pháp của một tổ chức, và chúng ta cũng khó có thể tìm được một văn bản nào đó trong hệ thống pháp luật Việt Nam quy định về điều kiện này, mặc dù nguyên tắc đảm bảo quyền tự do lập hội cần phải được tôn trọng. Khi chưa có quy định cụ thể thì sự hình

thành một tổ chức được công nhận có tư cách pháp nhân phải đảm bảo điều kiện tiên quyết là có sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với những pháp nhân là cơ quan nhà nước, các tổ chức thuộc cơ quan nhà nước... thì điều kiện này không có gì phải bàn. Tuy nhiên đối với những tổ chức khác, thì có lẽ điều kiện này chưa đảm bảo nguyên tắc tự do lập hội. Bởi lẽ, việc quyết định thành lập, cho phép thành lập hoặc công nhận đều mang tính xin cho mà không mang tính khai báo. Mặc dù vậy, trên thực tế việc xác định tư cách pháp nhân của các công ty vẫn đảm bảo nguyên tắc tự do lập hội, vì việc thành lập các công ty hiện tại cũng mang tính khai báo – người thành lập tự kê khai và chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của hồ sơ thành lập công ty.

Điều kiện thứ hai, Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Một pháp nhân có cơ cấu tổ chức như thế nào được coi là chặt chẽ, và cần có tiêu chuẩn nào, để xem xét một tổ chức có tư cách hay không dựa vào điều kiện này, ví như “Câu lạc bộ là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và tài khoản tại ngân hàng. Hoạt động của Câu lạc bộ theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải kinh phí và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật” [5]. Việc xem xét cơ cấu tổ chức của Câu lạc bộ có thỏa mãn điều kiện về cơ cấu tổ chức không thì còn phải được xem xét sâu hơn, nhưng với một mô hình tự nguyện, tự quản, thì việc coi đó là pháp nhân thì cần phải đối chiếu với các điều kiện quy định tại điều 84 của Bộ luật dân sự 2005. Tác giả cho rằng, dấu hiệu này không đặc trưng vì đã là đơn vị, tổ chức đều có thể có cơ cấu tổ chức riêng, song không phải mọi tổ chức, đơn vị đều là pháp nhân.

Điều kiện thứ ba, Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. Chính các nhà làm luật cũng vẫn còn lúng túng về điều kiện này, khi mà Luật doanh nghiệp 2005 quy định Công ty hợp danh là pháp nhân. Trong khi đặc điểm công ty hợp danh là tính chịu trách

nhiệm vô hạn về tài sản của các thành viên hợp danh đối với nghĩa vụ của công ty. Cho nên không thể nói rằng, công ty hợp danh tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của công ty như điều kiện 3 của điều 84 BLDS 2005. Vấn đề này sẽ được tác giả làm rõ khi phân tích những quy định về pháp nhân trong luật doanh nghiệp.

Điều kiện thứ tư, Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Quy định này không mang tính là điều kiện để công nhận tư cách pháp nhân cho một tổ chức. Bởi chỉ khi có tư cách là một chủ thể độc lập, thì quyền và nghĩa vụ của chủ thể đó mới phát sinh. Một trong những quyền năng của chủ thể đủ năng lực là tham gia vào các quan hệ pháp luật với tư cách riêng.

2.3.2 Mô hình pháp nhân theo Luật doanh nghiệp 2005

Là một lĩnh vực luật chuyên ngành, luật doanh nghiệp quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Hay đúng hơn, luật doanh nghiệp quy định mô hình tổ chức của pháp nhân trong nền kinh tế. Theo quy doanh nghiệp 2005 thì các công ty đều có tư cách pháp nhân, có thể hiểu công ty là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Khi đối chiếu các quy định của Luật doanh nghiệp 2005 với quy định tại Bộ luật dân sự 2005, cho thấy việc quy định tư cách pháp nhân còn nhiều vấn đề tranh luận, chưa thống nhất. Đặc biệt, xác định tư cách pháp nhân của các loại hình công ty được xây dựng trên cơ sở lý luận nào và những tiêu chí nào?

Trong giới luật học, còn nhiều quan điểm không đồng tình với việc Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, đôi khi có học giả căn cứ các điều kiện của Bộ luật dân sự để phê phán

các nhà lập pháp khi quy định về tư cách pháp nhân cho một thực thể pháp lý. Tác giả Lê Việt Anh cho rằng các điều kiện tại điều 84 Bộ luật dân sự 2005 để ủng hộ cách quy định linh hoạt của nhà lập pháp trong những trường hợp cụ thể.

Việc quy định tư cách pháp nhân cho công ty hợp danh là một ngoại lệ so với những quy định của luật chung là Bộ luật Dân sự chỉ đơn thuần là suy luận mang tính học thuật, không có giá trị pháp lý xác định... Đối với công ty hợp danh, quy định tư cách pháp nhân của công ty hợp danh đã bộc lộ tính bất hợp lý [1].

Theo Điểm đ khoản 2 Điều 134 Luật doanh nghiệp quy định thành viên hợp danh “Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty[67]. Quy định này mâu thuẫn với khoản 3 Điều 94 Bộ luật dân sự “Thành viên pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện”[69]. Công ty hợp danh là một chủ thể của quan hệ pháp luật, vậy, căn cứ pháp lý nào làm phát sinh trách nhiệm của thành viên hợp danh. Phải chăng nhà lập pháp đã ấn định cho thành viên hợp danh luôn là người bảo lãnh cho công ty hợp danh.

Lý giải về vấn đề tư cách pháp nhân của công ty hợp danh, các nhà nghiên cứu pháp luật cho rằng:

Thứ nhất, Không có sự mâu thuẫn giữa BLDS và LDN

Khó có thể chứng minh được việc thừa nhận tư cách pháp nhân của Công ty hợp danh là mâu thuẫn với Bộ luật Dân sự. và giả thiết như điều đó được chứng minh, thì cũng không có ảnh hưởng gì về lý luận pháp lý. Bộ luật dân sự là luật chung còn luật doanh nghiệp là luật chuyên ngành. Vì vậy, có thể coi việc thừa nhận tư

cách pháp nhân của công ty hợp danh là một ngoại lệ của Bộ luật dân sự, nhằm để đảm bảo cho loại hình doanh nghiệp này được tham gia tố tụng hay giao dịch với người thứ 3 trong các quan hệ pháp luật [29]

Thứ hai, công ty hợp danh cũng có tên gọi, trụ sở, quốc tịch, sản nghiệp, ý chí và trách nhiệm.

Điều đó cho thấy không thể quan niệm nó là một cái gì đó khác hơn pháp nhân. Còn các thành viên của nó xét về mặt pháp lý là những người bảo lãnh liên đới cho các hoạt động của công ty. Hoàn toàn có sự tách bạch giữa tài sản của công ty và tài sản của các thành viên [21].

Thứ ba, về tính chịu trách nhiệm vô hạn của thành viên công ty

Theo pháp luật công ty Úc, mặc dù tất cả các công ty đều được coi là pháp nhân, nhưng điều đó không có nghĩa là các nghĩa vụ của pháp nhân chỉ được thanh toán bằng tài sản riêng của chính nó, cũng không có nghĩa là các thành viên của pháp nhân đều được hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn [33].

Thứ tư, Công ty hợp danh là công ty trách nhiệm vô hạn, có tư cách pháp nhân

Về cơ bản công ty hợp danh giống công ty dân sự song có những điểm khác là: thông thường trong các công ty, xí nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế góp vốn để thành lập công ty hợp danh, với vai trò như một chi nhánh chung của các pháp nhân. Công ty hợp danh có cơ cấu tổ chức tương đối đơn giản. Các thành viên tham gia công ty chịu trách nhiệm như một người đồng mắc nợ. Trường hợp

nợ này có quyền đòi các thành viên phải thanh toán, và các thành viên không có quyền từ chối trả nợ [86, tr 20].

Thứ sáu, theo quy định của điều 132 luật doanh nghiệp 2005 về tài sản của công ty hợp danh được xác định là:

1.Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty; 2. Tài sản tạo lập được mang tên công ty; 3. Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký của công ty do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện; 4. Các tài sản khác theo quy định của pháp luật [67].

Với quyền sở hữu tài sản theo quy định này, công ty hợp danh đương nhiên được coi là một chủ thể độc lập mà không phải là thể nhân, vậy nó chỉ có thể là pháp nhân.

Thứ bảy, tư cách pháp nhân của công ty hợp danh phải xuất phát từ vấn đề trách nhiệm tài sản của công ty cũng như của thành viên công ty

“Tài sản độc lập không đồng nghĩa với trách nhiệm hữu hạn. Đây đã là một thực tế lập pháp. Các thành viên công ty hợp danh đều phải chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn cho công ty” [35].

Thứ tám, pháp luật nhiều quốc gia đều ghi nhận

Pháp nhân không độc lập chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ mà ở đây có sự liện đới hay trách nhiệm riêng của thành viên pháp nhân và/hoặc của chính bản thanh cơ quan pháp nhân. Hiện tượng này được một số tài liệu pháp lý gần đây gọi là phá hạn. Theo đó, phá hạn sẽ xuất hiện khi: 1. Thành viên pháp nhân hay cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp nhân trong hệ thống các chủ thể của quan hệ pháp luật (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)