Chủ trương của Đảng và Nhà nước là cơ sở quan trọng cho việc hoàn thiện pháp luật về xác định thẩm quyền của Tòa án trong Tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm quyền của tòa án trong tư pháp quốc tế (Trang 84 - 86)

việc hoàn thiện pháp luật về xác định thẩm quyền của Tòa án trong Tư pháp Quốc tếTư pháp quốc tế

Để đẩy mạnh phát triển kinh tế trong nƣớc thì hội nhập kinh tế quốc tế là điều tất yếu. Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành nhiều nghị quyết để lãnh đạo việc phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, và gắn liền với hội nhập kinh tế quốc tế thì hoàn thiện pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự phát sinh trong hội nhập kinh tế cần phải đƣợc đề ra. Nghị quyết số 07- NQ/TW ngày 27-11-2001 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế đã chỉ ra một số nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện bảo đảm việc hội nhập, trong đó có khẩn trƣơng đổi mới và xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật phù hợp với đƣờng lối của Đảng, với thông lệ quốc tế [1]. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tƣ pháp trong thời gian tới có nhiệm vụ tăng cƣờng hợp tác quốc tế về công tác tƣ pháp, nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tƣ pháp… về giải quyết các loại tranh chấp trên cơ sở bảo đảm độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia; tiếp tục nghiên cứu việc ký kết Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp với các nƣớc khác [2]. Nghị quyết 48- NQ/TW ngày 24-5-2005 của Bộ Chính trị về chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020 đã nhìn thẳng vào thực tế việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên chƣa đƣợc quan tâm đầy đủ, mà nguyên nhân là do chƣa hoạch định đƣợc một chƣơng trình xây dựng pháp luật toàn

diện, tổng thể, có tầm nhìn chiến lƣợc…, công tác nghiên cứu lý luận về pháp luật chƣa theo kịp đòi hỏi của thực tiễn; từ đó đề ra mục tiêu của Đảng và Nhà nƣớc ta là xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng, định hƣớng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng nhà nƣớc trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con ngƣời, quyền tự do, dân chủ của công dân, góp phần đƣa nƣớc ta trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020;… trong định hƣớng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật có việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tƣ pháp phù hợp với mục tiêu, định hƣớng của Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp; xác định đúng, đủ quyền năng và trách nhiệm pháp lý cho từng cơ quan, chức danh tƣ pháp; trọng tâm là hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân...; cùng với đó là việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền con ngƣời, quyền tự do, dân chủ của công dân, củng cố cơ sở pháp lý về trách nhiệm của các cơ quan nhà nƣớc trong việc xây dựng, ban hành kịp thời, đồng bộ và tổ chức thực thi các pháp luật, các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên về quyền con ngƣời, quyền công dân trong các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh doanh thƣơng mại, văn hóa-xã hội; hoàn thiện chế độ bảo hộ của Nhà nƣớc đối với các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, chế độ trách nhiệm của cơ quan nhà nƣớc, nhất là tòa án trong việc bảo vệ các quyền đó; tiếp tục ký kết, gia nhập các điều ƣớc quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, thƣơng mại, đầu tƣ, tín dụng quốc tế, sở hữu trí tuệ, thuế quan, bảo vệ môi trƣờng…, đồng thời đẩy mạnh việc rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy

phạm pháp luật để phù hợp với thông lệ quốc tế và các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên; hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế phù hợp với tập quán thƣơng mại quốc tế; tham gia các điều ƣớc quốc tế đa phƣơng về tƣơng trợ tƣ pháp, nhất là các điều ƣớc liên quan tới việc công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định của tòa án, quyết định trọng tài thƣơng mại [3]. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc Cải cách tƣ pháp đến năm 2020 xác định một trong các nhiệm vụ cải cách tƣ pháp là tăng cƣờng hợp tác quốc tế về tƣ pháp, tiếp tục ký kết hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp với các nƣớc khác… về lĩnh vực tƣ pháp quốc tếTƣ pháp quốc tế nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nƣớc, tổ chức, công dân Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực [4].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm quyền của tòa án trong tư pháp quốc tế (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)