Các tiêu chí xác định thẩm quyền của Toà án trong Tư pháp quốc tế theo các Điều ước quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm quyền của tòa án trong tư pháp quốc tế (Trang 32 - 37)

Để giải quyết vấn đề xung đột thẩm quyền của Tòa án trong Tƣ pháp quốc tế, tức là giải quyết tình trạng một tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài nhƣng thuộc thẩm quyền của Tòa án của hai hay nhiều quốc gia có liên quan, hoặc Tòa án của các quốc gia đều khƣớc từ giải quyết với lý do không thuộc thẩm quyền của mình, nên các quốc gia ký kết với nhau các điều ƣớc quốc tế, có thể là điều ƣớc quốc tế đa phƣơng, có thể là điều ƣớc quốc tế song phƣơng. Điều ƣớc quốc tế đa phƣơng đƣợc ký kết về vấn đề hay lĩnh vực nhất định nên tiêu chí xác định thẩm quyền của Tòa án cũng chỉ để giải quyết vụ việc trong lĩnh vực cụ thể đó.

Công ƣớc Lahaye năm 1902 về phân định thẩm quyền các vụ việc đỡ đầu đối với trẻ vị thành niên có tiêu chí xác định thẩm quyền của Tòa án trong Tƣ pháp quốc tế là quốc tịch của đứa trẻ.

Công ƣớc Brussels ngày 27-9-1968 đƣợc ký kết giữa các quốc gia là thành viên của Cộng đồng Châu Âu và Công ƣớc Lugano ngày 16-9-1988 đƣợc ký kết giữa Cộng đồng Châu Âu và Hiệp hội Mậu dịch tự do Châu Âu, đều về thẩm quyền và thi hành các bản án trong các vấn đề dân sự và thƣơng mại (trừ các vụ việc về nhân thân, hôn nhân-gia đình, phá sản doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội và trọng tài); Giữa hai Công ƣớc không có nhiều khác biệt về nội dung. Tiêu chí để xác định thẩm quyền của các điều ƣớc quốc tế này là thẩm quyền theo nơi cƣ trú của bị đơn, thẩm quyền theo lĩnh vực và thẩm quyền theo sự lựa chọn của các bên. Tiêu chí quyết định đến thẩm quyền của Tòa án là nơi cƣ trú của bị đơn, những ngƣời cƣ trú ở một nƣớc thành viên (bất kể bị đơn mang quốc tịch nƣớc nào) sẽ có quyền khởi kiện ở những Tòa án của nƣớc đó [39, đ. 2, 40, đ.3]. Tuy nhiên, thẩm quyền này không mang tính tuyệt đối, trong một số trƣờng hợp, thẩm quyền của Tòa án của một nƣớc thành viên khác ngoài Tòa án của nƣớc nơi bị đơn cƣ trú đƣợc thụ lý giải quyết [39, đ.5-đ.15, 40, đ.5]. Những ngoại lệ đó là:

- Những vấn đề liên quan đến nghĩa vụ hợp đồng thì có quyền nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nơi thực hiện nghĩa vụ. Ví dụ: Một ngƣời Bỉ bán một chiếc xe tải có thể khởi kiện ở Anh nếu đó là nơi chiếc xe đƣợc vận chuyển đến.

- Những vấn đề liên quan đến cấp dƣỡng: Ngƣời đƣợc cấp dƣỡng có quyền yêu cầu Tòa án của nƣớc ký kết nơi ngƣời đó cƣ trú thụ lý giải quyết.

- Nơi hành vi gây thiệt hại: Tòa án nơi những sự kiện gây thiệt hại xảy ra có thẩm quyền. Ví dụ, trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Tây Ban Nha giữa một khách du lịch cƣ trú ở Đức với một ngƣời dân Tây Ban Nha thì nguyên đơn là ngƣời Tây Ban Nha có quyền khởi kiện tại Tây Ban Nha.

- Những vấn đề liên quan đến hợp đồng mà có điểm bất bình đẳng giữa các bên nhƣ: những vấn đề liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng bảo hiểm thì bên yếu thế hơn (bên mua hàng, bên đƣợc bảo hiểm) có quyền khởi kiện tại Tòa án của nƣớc thành viên nơi họ cƣ trú. Bên cạnh đó, bên mạnh hơn (bên bán hàng, bên nhận bảo hiểm) cũng có quyền khởi kiện đến Tòa án của nƣớc thành viên nơi bên yếu hơn cƣ trú.

Những trƣờng hợp ngoại lệ ở trên đƣợc áp dụng đối với nguyên đơn, ngƣời có thể chọn để khởi kiện bị đơn ở Tòa án của nƣớc thành viên nơi ngƣời đó cƣ trú. Tuy nhiên, mặc dù vậy, có một số trƣờng hợp thì thẩm quyền của Tòa án cũng không dựa trên tiêu chí là nơi cƣ trú của bị đơn, đây gọi là thẩm quyền riêng biệt, không có ngoại lệ và Thẩm quyền của Tòa án bắt buộc phải tuân thủ các tiêu chí này, chỉ cần vụ việc có mối liên hệ với một quốc gia thành viên của Cộng đồng Châu Âu [39, đ.16, 40, đ.16]. Ví dụ:

- Những vấn đề liên quan đến bất động sản, thuê bất động sản thì chỉ Tòa án của nƣớc thành viên nơi tồn tại bất động sản đó có thẩm quyền;

- Những vấn đề liên quan đến phá sản doanh nghiệp thì Tòa án của nƣớc thành viên nơi doanh nghiệp đặt trụ sở có thẩm quyền;

- Những vấn đề liên quan đến những quyền phải đƣợc đăng ký nhƣ là văn bằng bảo hộ, bằng sáng chế hoặc nhãn hiệu hàng hoá thì Tòa án của nƣớc thành viên nơi việc đăng ký diễn ra có thẩm quyền riêng biệt;

- Những vấn đề liên quan đến thi hành án thì thuộc thẩm quyền của Tòa án của nƣớc thành viên nơi phán quyết đƣợc thi hành;

Một số trƣờng hợp các bên có thỏa thuận lựa chọn Tòa án của nƣớc ký kết thì Tòa án của nƣớc đó có thẩm quyền, và thỏa thuận lựa chọn Tòa án thƣờng dẫn đến thẩm quyền riêng biệt của Tòa án của nƣớc thành viên trừ khi các bên có thỏa thuận khác [39, đ.16, 40, đ.16]. Đối với trƣờng hợp ngoại lệ này, thực tế chỉ ra rằng, bị đơn đã tạo ra sự xuất hiện của mình ở Tòa án dẫn đến thẩm quyền của Tòa án của nƣớc thành viên, thậm chí những Tòa án của nƣớc đó không có thẩm quyền theo lẽ thông thƣờng.

Cũng cần lƣu ý rằng, Công ƣớc Lugano cũng khác với Công ƣớc Brussels trong một số trƣờng hợp cụ thể (Công ƣớc Brussels quy định nhƣng Công ƣớc Lugano không có những quy định này): 1) Đối với trƣờng hợp vấn đề tranh chấp đƣợc thụ lý giải quyết ở cả hai nƣớc thành viên ký kết Công ƣớc. Ví dụ, sau một vụ tai nạn giao thông giữa hai ngƣời sống ở Iceland và Phần lan, cả hai (mỗi ngƣời) đều kiện ngƣời kia ở Tòa án của nƣớc thành viên nơi ngƣời kia cƣ trú. Trong trƣờng hợp đó, phải áp dụng nguyên tắc cơ bản là Tòa án của nƣớc nào thụ lý trƣớc thì Tòa án của nƣớc đó có thẩm quyền. Tòa án của nƣớc còn lại tạm dừng việc giải quyết và chờ quyết định của Tòa án có thẩm quyền kia: i) Nếu Tòa án thứ nhất xác định thuộc thẩm quyền thì Tòa án thứ hai phải đình chỉ vụ kiện; ii) Trƣờng hợp Tòa án thứ nhất kết luận là không thuộc thẩm quyền thì Tòa án thứ hai có quyền tiếp tục giải quyết. 2) Trƣờng hợp về thẩm quyền giữa Tòa án của một nƣớc thành viên EU và một nƣớc không phải là thành viên không tham gia Công ƣớc, thì nếu bị đơn cƣ trú ở một nƣớc thành viên của EU nhƣng nguyên đơn không cƣ trú ở một nƣớc thành viên khác hoặc ở một nƣớc thành viên của Công ƣớc thì Tòa án của các nƣớc thành viên xác định thẩm quyền quốc tế của họ dựa trên các

điều khoản của Bản Quy tắc Hội đồng (EC) No 44/2001 về thẩm quyền và công nhận và thi hành phán quyết về các vấn đề dân sự và thƣơng mại. 3) Trƣờng hợp bị đơn cƣ trú bên ngoài (không thuộc trƣờng hợp quy định của Bản Quy tắc và Công ƣớc) thì luật tố tụng quốc gia của mỗi nƣớc thành viên sẽ quyết định liệu Tòa án của nƣớc đó có thẩm quyền hay không.

Công ƣớc về thỏa thuận lựa chọn Tòa án ngày 30-6-2005 áp dụng đối với các vụ việc quốc tế có thỏa thuận đƣợc ký kết lựa chọn tòa án riêng biệt về các vấn đề thƣơng mại và dân sự, nhằm thúc đẩy đầu tƣ và thƣơng mại quốc tế thông qua tăng cƣờng hoạt động hợp tác tƣ pháp bởi các quy tắc thống nhất về thẩm quyền và về công nhận và thi hành các phán quyết trong các vấn đề thƣơng mại hoặc dân sự có yếu tố nƣớc ngoài. Đây là sự bảo đảm hiệu quả của thỏa thuận lựa chọn tòa án riêng biệt của các bên tham gia giao dịch thƣơng mại. Đúng nhƣ tên gọi của Công ƣớc, tiêu chí xác định thẩm quyền của Tòa án trong Tƣ pháp quốc tế là thỏa thuận chọn tòa án riêng biệt, nghĩa là “một thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên, bằng văn bản hoặc một hình thức khác của công nghệ thông tin và nhằm mục đích giải quyết tranh chấp phát sinh hoặc có thể phát sinh liên quan đến một quan hệ pháp lý cụ thể, xác định tòa án của một nƣớc thành viên hoặc một hay nhiều tòa án cụ thể của một nƣớc thành viên có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Thỏa thuận này làm loại trừ thẩm quyền của bất kỳ tòa án nào khác và đƣợc coi là riêng biệt, duy nhất trừ khi các bên có quy định khác” [42, đ.3], theo đó, Tòa án hay các Tòa án của nƣớc thành viên đƣợc các bên lựa chọn sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp mà thỏa thuận đó đề cập, trừ khi thỏa thuận này bị vô hiệu theo quy định của pháp luật nƣớc đó. Tòa án có thẩm quyền đƣợc chọn không đƣợc từ chối thực hiện thẩm quyền vì lý do tranh chấp đó nên đƣợc giải quyết tại tòa án của một nƣớc khác.

Tiêu chí này không ảnh hƣởng đến các quy tắc về thẩm quyền liên quan đến các vấn đề chủ thể hay giá trị của khiếu nại, cũng nhƣ xác định thẩm quyền nội địa của tòa án các nƣớc thành viên. Tuy nhiên, nếu tòa án đƣợc

chọn có sự suy xét đúng đắn thấy cần chuyển vụ việc cho tòa án khác giải quyết thì việc lựa chọn của các bên cần đƣợc cân nhắc lại.

Tƣ pháp quốc tếTƣ pháp quốc tếTƣ pháp quốc tế

Xuất phát từ trách nhiệm của Nhà nƣớc trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi giải quyết các tranh chấp, yêu cầu; Xuất phát từ nguyên tắc đƣợc Nhà nƣớc bảo vệ bằng pháp luật. Khi bị thiệt hại, có thể bị thiệt hại... cá nhân, tổ chức thƣờng thực hiện quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết.... Nhƣ vậy, công dân đƣợc yêu cầu Toà án giải quyết những vấn đề mà pháp luật không cấm và Toà án phải có nghĩa vụ tiếp nhận những yêu cầu của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm quyền của tòa án trong tư pháp quốc tế (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)