Thời điểm chấm dứt đại diện trong quan hệ hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về đại diện trong quan hệ hợp đồng (Trang 69 - 74)

2- Đại diện không đƣợc thông báo không công kha

2.2.3.2. Thời điểm chấm dứt đại diện trong quan hệ hợp đồng

Đại diện trong quan hệ hợp đồng cũng là một dạng của đại diện nói chung. Vì vậy, việc chấm dứt đại diện trong quan hệ hợp đồng sẽ phải tuân

thủ các quy định về chấm dứt đại diện chung đƣợc quy định trong BLDS và tùy từng lĩnh vực hợp đồng sẽ phải tuân thủ các quy định trong Luật thƣơng mại và các văn bản luật chuyên ngành khác.

Trƣớc tiên, với đại diện theo pháp luật trong quan hệ hợp đồng, đại diện sẽ chấm dứt khi pháp nhân chấm dứt hoạt động.

Với đại diện theo ủy quyền trong quan hệ hợp đồng, đại diện sẽ chấm dứt khi:

- Thời hạn uỷ quyền đã hết hoặc công việc đƣợc ủy quyền (ở đây là hợp đồng đƣợc ủy quyền đại diện tham gia) đã hoàn thành;

Riêng đối với trƣờng hợp đại diện cho thƣơng nhân, thời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền.

- Bên ủy quyền huỷ bỏ, tuyên bố chấm dứt việc uỷ quyền hoặc bên đƣợc uỷ quyền từ chối việc uỷ quyền, thông báo chấm dứt việc ủy quyền;

- Bên ủy quyền chấm dứt hoạt động (pháp nhân, tổ chức) hoặc bên đƣợc ủy quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

Cần chú ý thêm, với đại diện cho thƣơng nhân, khi một trong hai bên đơn phƣơng chấm dứt quan hệ đại diện thì hệ quả pháp lý sẽ đƣợc giải quyết nhƣ sau:

- Trong trƣờng hợp uỷ quyền có thù lao: Bên ủy quyền có quyền đơn phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhƣng phải trả thù lao cho bên đƣợc uỷ quyền tƣơng ứng với công việc mà bên đƣợc uỷ quyền đã thực hiện và bồi thƣờng thiệt hại; bên đƣợc ủy quyền có quyền đơn phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thƣờng thiệt hại cho bên ủy quyền.

- Trong trƣờng hợp ủy quyền không có thù lao: Bên ủy quyền, bên đƣợc ủy quyền có quyền đơn phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào nhƣng phải thông báo trƣớc cho bên kia một thời gian hợp lí.

Khi hợp đồng ủy quyền bị đơn phƣơng chấm dứt thực hiện, bên ủy quyền phải thông báo bằng văn bản cho ngƣời thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng, nếu không thông báo thì hợp đồng với ngƣời thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trƣờng hợp ngƣời thứ ba biết hoặc phải biết việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.

Cùng chung với quan điểm của pháp luật Việt Nam, pháp luật Anh - Mỹ cũng đƣa ra các trƣờng hợp dẫn đến chấm dứt quan hệ đại diện bao gồm:

- Do hành vi của các bên: Khi hết thời hạn đại diện, khi đã hoàn thành đƣợc mục đích đại diện, theo thỏa thuận của các bên, hoặc thậm chí chấm dứt khi ngƣời ủy quyền hủy ngang hợp đồng ủy quyền đại diện hay ngƣời đại diện từ bỏ nghĩa vụ của mình.

- Chấm dứt theo quy định của pháp luật: tức là khi xuất hiện những sự kiện nhất định, theo quy định của pháp luật sẽ tự động chấm dứt quan hệ đại diện, theo đó những sự kiện này khiến cho ngƣời đại diện không thể thực hiện công việc cũng nhƣ không chắc rằng ngƣời ủy quyền vẫn mong muốn ngƣời đại diện hành động. Những sự kiện đó là: Ngƣời ủy quyền bị phá sản; một trong hai bên (ngƣời đại diện hoặc ngƣời đƣợc đại diện) chết hoặc mất năng lực; ngƣời ủy quyền thay đổi điều kiện kinh doanh mà từ đó ngƣời ủy quyền không mong muốn ngƣời đại diện tiếp tục thực hiện công việc ủy quyền; đối tƣợng ủy quyền bị thiệt hại hoặc mất; chấm dứt do ngƣời đại diện vi phạm nghĩa vụ trung thành; hoặc chấm dứt do sự thay đổi của luật hay có chiến tranh xảy ra.

Về cơ bản, những quy định này của Luật Anh Mỹ có những tƣơng đồng lớn với quy định của pháp luật Việt Nam, chỉ có sự khác biệt đƣợc thể hiện qua quy định các trƣờng hợp đặc biệt làm cho hợp đồng đại diện không thể hủy ngang.

Đây là một dạng quan hệ đặc biệt vì nó đƣợc thiết lập trên cơ sở lợi ích của ngƣời đại diện và ngƣời ủy quyền không thể đơn phƣơng chấm dứt quan hệ này kể cả trong trƣờng hợp ngƣời ủy quyền bị mất năng lực hành vi hoặc bị phá sản, hay kể cả khi ngƣời ủy quyền chết (nếu không có thỏa thuận)[37, tr. 24-25]. Khác với quy định này của pháp luật Anh - Mỹ, tinh thần pháp luật Việt Nam nhận định đại diện theo ủy quyền dù phát sinh từ hợp đồng nhƣng mang tính nhân thân cá biệt. Vì vậy, việc một bên đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng ủy quyền đƣợc pháp luật thừa nhận (mặc dù hậu quả pháp lý và điều kiện chấm dứt có khác nhau giữa ủy quyền có thù lao và không có thù lao). Thỏa thuận cấm đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng ủy quyền vì vậy sẽ vô hiệu trong mọi trƣờng hợp.

Có thể thấy rằng, các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về thời điểm chấm dứt quan hệ đại diện đã khá rõ ràng. Ở đây tôi sẽ chỉ đƣa ra thêm bình luận về một tình huống thực tiễn liên quan đến khía cạnh quan hệ đại diện chấm dứt khi thƣơng nhân chấm dứt hoạt động hoặc ngƣời đƣợc uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

Ví dụ: A - chủ doanh nghiệp tƣ nhân X ủy quyền cho B đại diện doanh nghiệp tƣ nhân X đàm phán ký kết một hợp đồng mua bán thép với C - đại diện cho công ty Y. Một tình huống xảy ra:

1. A đang đàm phán và chuẩn bị ký hợp đồng thì A chết.

2. Hợp đồng đã đƣợc ký kết xong, đang trong quá trình thực hiện hợp đồng thì A chết.

Vẫn là những quy định pháp luật trên, tình huống này sẽ đƣợc giải quyết nhƣ thế nào?

Ở trƣờng hợp thứ nhất, rõ ràng A chết trƣớc khi hợp đồng đƣợc xác lập. Theo đó, dù B không biết và vẫn ký hợp đồng với C thì sau đó hợp đồng cũng không phát sinh hiệu lực với X. Lúc này B và C có thể lựa chọn để hợp đồng

chấm dứt, hoặc tiếp tục thực hiện hợp đồng nhƣng lúc này B là một bên trong quan hệ hợp đồng chứ không phải là đại diện của A nhƣ ban đầu nữa.

Còn trong trƣờng hợp thứ hai, A chết sau khi hợp đồng đã có hiệu lực. Theo đó, dù A chết hay còn sống quan hệ hợp đồng đƣợc thiết lập qua đại diện B vẫn có hiệu lực với các bên. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ sau khi A chết, DNTN X cũng chấm dứt hoạt động. Theo đó, các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng sẽ do ngƣời thừa kế của A thực hiện hoặc sẽ đƣa vào thành các nghĩa vụ cần giải quyết khi chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp.

Cũng ví dụ trên, giả sử lúc này không phải A chết nữa mà khi giao kết hợp đồng B đột nhiên bị mất NLHVDS. Vậy hiệu lực của hợp đồng sẽ giải quyết nhƣ thế nào? Theo quy định của BLDS 2005 thi khi “người được uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết” thì quan hệ đại diện sẽ chấm dứt. Nhƣ vậy, áp dụng quy định này thì rõ ràng hợp đồng do B ký kết sẽ không phát sinh hiệu lực với A. Tuy nhiên theo cá nhân tôi, trong trƣờng hợp trên cần phải đƣa ra hai cách giải quyết:

1. Nếu ngƣời đại diên không có năng lực hành vi (sự không có năng lực này có thể xảy ra trƣớc khi có việc uỷ quyền hoặc sau khi có việc uỷ quyền cho tới khi hợp đồng đƣợc giao kết) mà ngƣời đƣợc đại diện không biết hoặc không thể biết thì có thể yêu cầu toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu.

2. Nếu ngƣời uỷ quyền biết hoặc buộc phải biết ngƣời đại biện không có năng lực hành vi thì hợp đồng vẫn có hiệu lực với họ, ngƣời đƣợc đại diên sẽ không thể viện dẫn lý do ngƣời đại diện không có năng lực hành vi mà xin tuyên bố hợp đồng vô hiệu.

Đây là cách giải quyết mà tác giả nghĩ là hết sức hợp tình hợp lý mà pháp luật Việt Nam chƣa chạm tới, chƣa giải quyết thỏa đáng. Thiết nghĩ, đây là một bất cập mà pháp luật Việt Nam cần sửa đổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về đại diện trong quan hệ hợp đồng (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)