Tranh chấp về chủ thể trong đại điện trong quan hệ hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về đại diện trong quan hệ hợp đồng (Trang 74 - 83)

2- Đại diện không đƣợc thông báo không công kha

2.3.1. Tranh chấp về chủ thể trong đại điện trong quan hệ hợp đồng

Nhƣ trong những phần lý luận đã trình bày kể trên, tác giả đã chỉ rõ một quan hệ đại diện muốn đƣợc xác lập và phát sinh hiệu lực thì cần rất nhiều điều kiện. Điều kiện đầu tiên cần phải nhắc đến đó là điều kiện về mặt chủ thể.

Chủ thể trong quan hệ đại diện ký kết, thực hiện hợp đồng bao gồm bên đại diện và bên đƣợc đại diện có thể là cá nhân, tổ chức. Nhƣng dù chủ thể là ai thì quan hệ đại diện cũng chỉ có thể phát sinh hiệu lực nếu chủ thể đó đáp ứng đƣợc hai điều kiện cần và đủ:

1- Chủ thể đó phải có năng lực chủ thể

2- Chủ thể đó phải có khả năng đại diện (ngƣời đại diện) hoặc có quyền giao đại diện (ngƣời đƣợc đại diện)

Bàn về hai điều kiện này chúng ta đi vào một tranh chấp cụ thể sau để có thể thấy rõ vấn đề.

Xem xét quyết định Giám đốc thẩm số 21/2005/DS-GĐT ngày 23/6/2005 về vụ án “Đòi tài sản theo hợp đồng ủy quyền” [33, tr. 209-218], chúng ta thấy đây là một vụ tranh chấp đòi tài sản, nhƣng điểm mấu chốt của vụ án lại nằm trong hai giao dịch đại diện đã đƣợc thực hiện trong diễn biến của vụ án. Cụ thể, theo hồ sơ vụ án:

Các chủ thể trong tranh chấp ở đây gồm bà Nguyễn Nữ Công, ông Trần Văn Mƣời và bà Võ Thị Mỹ Lan, ông Hồ Minh Tiến - Đây là hai cặp vợ chồng. Ngày 22/8/1993, ông Tiến và bà Lan đã chuyển nhƣợng diện tích đất 200 m2 tại phƣờng An Thới, thành phố Cần Thơ, tỉnh Cần thơ cho bà Công và ông Mƣời theo hợp đồng đã đƣợc UBND phƣờng An Thới xác nhận ngày

23/8/1993. Ngày 30/9/1993, ông Tiến và bà Lan đã bán ngôi nhà số 444/35/3 Cách mạng Tháng 8, phƣờng An Thới, thành phố Cần Thơ, tỉnh Cần thơ cho bà Công và ông Mƣời theo hợp đồng đã đƣợc chứng thực bởi Công chứng viên phòng Công chứng Nhà nƣớc số 1 tỉnh Cần Thơ ngày 30/9/1993. Ngày 8/10/1993, Phòng Quản lý đô thị thành phố Cần Thơ, tỉnh Cần Thơ cấp giấy xác nhận đăng ký sang tên sở hữu nhà số 848 cho bà Công và Ông Mƣời.

Ngày 20/01/1994, vợ chồng bà Công ông Mƣời đã viết “giấy ủy quyền đặc biệt” ủy quyền cho ông Hồ Minh Tiến “liên hệ với cơ quan chức năng nhằm bán căn nhà số 444/35/3 đƣờng Cách mạng Tháng 8, phƣờng An Thới, TP Cần Thơ (Giấy ủy quyền đƣợc chứng thực bởi công chứng viên Phòng công chứng Nhà nƣớc số 1 tỉnh Cần Thơ). Ngày 08/10/1993, Phòng quản lý đô thị thành phố Cần Thơ đã cấp giấy xác nhận đăng ký sang tên sở hữu nhà số 848 cho gia đình bà Công, xác định gia đình bà Công là chủ sở hữu mới của căn nhà kể từ ngày cấp giấy xác nhận.

Ngày 05/10/1994, theo ủy quyền của ông Tiến và bà Lan (tại giấy ủy quyền ngày 30/8/1994) Viện kiểm sát quân sự Quân khu 9 đã bán đấu giá toàn bộ nhà đất của bà Công và ông Mƣời cho ông Nguyễn Thái Hùng. Toàn bộ số tiền bán nhà và đất nói trên (120 triệu đồng) đƣợc nộp vào Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Hàng hải Việt Nam chi nhánh Cần Thơ để trừ vào số nợ mà ông Hồ Minh Tiến vay của Ngân hàng này.

TRANH CHẤP 1: Tranh chấp giữa hai gia đình bắt đầu xảy ra kể từ

thời điểm hành vi bán nhà đất và chiếm tiền thu đƣợc từ việc bán nhà đất kể trên. Để giải quyết tranh chấp, một khâu hết sức quan trọng đó là xác định về tính hợp pháp và hiệu lực của hai quan hệ đại diện:

1. Ông Tiến và bà Lan đại diện cho bà Công, ông Mƣời bán toàn bộ

2. Viện kiểm sát quân sự Quân khu 9 đại diện cho ông Tiến, bà Lan bán đấu giá toàn bộ nhà đất của bà Công và ông Mƣời cho ông Nguyễn Thái Hùng.

Hiệu lực của hai quan hệ đại diện này sẽ là cơ sở giải quyết tranh chấp, là căn cứ để xác định những giao dịch nào có hiệu lực, giao dịch nào vô hiệu.

HƢỚNG GIẢI QUYẾT: Nhìn vào quan hệ đại diện đầu tiên - dƣới

hình thức đại diện theo ủy quyền, có thể thấy ông Tiến và bà Lan hoàn toàn đáp ứng đủ điều kiện để trở thành chủ thể của quan hệ đại diện. Vấn đề khúc mắc ở đây là về phạm vi đại diện mà ông Tiến, bà Lan đã thực hiện có đảm bảo không? Phần này tôi sẽ trình bày ở ngay phần dƣới đây.

Ở quan hệ đại diện thứ hai, hiệu lực quan hệ đại diện vƣớng mắc ngay từ tƣ cách chủ thể tham gia quan hệ đại diện.

- Về bên giao đại diện: Ông Tiến tự ý ủy quyền bán tài sản nhận của bà Công cho Viện kiểm sát quân sự Quân khu 9 để tổ chức đấu giá là vi phạm nghĩa vụ của ngƣời đƣợc ủy quyền - Chỉ đƣợc ủy quyền lại khi có sự đồng ý của ngƣời ủy quyền. Hay nói một cách khác, Ông Tiến không có quyền giao đại diện

- Về bên đại diện: Viện kiểm sát quân sự Quân khu 9 đƣơng nhiên là chủ thể có đủ năng lực chủ thể, nhƣng vƣớng mắc ở chỗ Viện kiểm sát quân sự Quân khu 9 không có khả năng đại diện trong giao dịch kể trên. Bởi lẽ: Viện kiểm sát quân sự Quân khu 9 không phải là cơ quan thực hiện chức năng bán đấu giá tài sản và nhà đất bán đấu giá không phải là tài sản thế chấp, cũng không phải là tang vật bị xử lý trong vụ án do Viện kiểm sát quân sự Quân khu 9 thụ lý.

Nhân nói về vấn đề chủ thể đƣợc giao đại diện theo ủy quyền có khả năng đại diện hay không? Theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, chƣa có quy định cụ thể về việc ai có quyền và ai không có quyền đại diện theo ủy quyền. Pháp luật trao quyền cho các chủ thể trong quan hệ đại diện tự quyết

định. Cụ thể “ngƣời đại diện hợp pháp của pháp nhân hoặc cá nhân đứng tên đăng ký kinh doanh có thể ủy quyền cho ngƣời khác ký thay”. Nhìn vào quy định này có thể thấy “ngƣời khác” ở đây chỉ cần không phải là “ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự” thì trong mọi trƣờng hợp đều có thể trở thành ngƣời đại diện theo ủy quyền. Và vƣớng mắc trong tình huống kể trên trên là một ví dụ cụ thể cho hạn chế của quy định này. Pháp luật cần đặt ra giới hạn, chỉ rõ các chủ thể “nhƣ thế nào” mới có thể trở thành ngƣời đại diện theo ủy quyền. Ví dụ nhƣ: Ngƣời không là thành viên trong pháp nhân, ngƣời không chuyên về lĩnh vực nào đó nên chăng không đƣợc phép nhận đại diện trong một số trƣờng hợp? Chỉ nhƣ vậy mới có thể tránh đƣợc phần nào những thiệt hại trong quan hệ giao dịch giữa các bên có đại diện, không đẩy các bên vào tình trạng “hữu danh vô thực” - đƣợc giao đại diện mà không thể làm đại diện nhƣ trƣờng hợp Ông Tiến ủy quyền bán tài sản nhận của bà Công cho Viện kiểm sát quân sự Quân khu 9 để tổ chức đấu giá.

Việc xác định quan hệ đại diện thứ hai có hiệu lực hay không có ảnh hƣởng quyết định đến quyền lợi của hai bên trong quan hệ và bên thứ ba ngay tình - Ông Nguyễn Thái Hùng.

Qua vụ tranh chấp thực tiễn kể trên có thể thấy tranh chấp về khía cạnh chủ thể trong quan hệ đại diện cũng là một bất cập khá lớn. Việc làm rõ về năng lực chủ thể của các bên trong quan hệ đại diện hay bên đại diện có khả năng đại diện hay không, bên đƣợc đại diện có khả năng giao đại diện không là một vấn đề rất phức tạp?

TRANH CHẤP 2: Tranh chấp về chủ thể có thẩm quyền đại diện pháp

Chúng ta đều biết, theo quy định pháp luật thì ngƣời đại diện cho pháp nhân sẽ là ngƣời đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Điều này rất dễ hiểu và rất dễ chứng minh vì sẽ có vô số các giấy tờ chứng minh cho tƣ cách đại diện của chủ thể này.

Tuy nhiên, vấn đề vƣớng mắc ở chỗ, trong trƣờng hợp ngƣời ký hợp đồng không phải là ngƣời đứng đầu của pháp nhân hoặc là những thành viên khác của pháp nhân (không có văn bản ủy quyền riêng kèm theo hợp đồng). Thẩm quyền ký kết hợp đồng của những ngƣời này trên thực tế đã đƣợc xác định tại văn bản phân công, phân cấp hoặc điều lệ của doanh nghiệp. Câu hỏi đặt ra: Các văn bản trên có đƣợc coi là văn bản ủy quyền thƣờng xuyên để ký kết hợp đồng không?

HƢỚNG GIẢI QUYẾT: Nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, những tựu

chung lại có thể quy về các hƣớng giải quyết sau:

1- Văn bản phân công kể trên sẽ không thể coi là văn bản ủy quyền thƣờng xuyên. Vì:

+ Văn bản phân công này chƣa thỏa mãn đƣợc các điều kiện cần thiết của một văn bản ủy quyền nhƣ về hình thức, phạm vi ủy quyền, chủ thể ủy quyền,….;

+ Trong hợp đồng đƣợc giao kết không viện dẫn bản phân công nhƣ là một căn cứ chứng minh tƣ cách đại diện của chủ thể;

+ Việc sử dụng văn bản phân công nhƣ là một văn bản ủy quyền sẽ dễ dẫn đến sự tùy tiện trong quan hệ giữa pháp nhân với các chủ thể khác - khi thấy có lợi thì xuất trình bản phân công nội bộ còn không thì thôi

Qua hai hƣớng giải quyết có thể thấy: Hƣớng giải quyết đầu tiên có những căn cứ, lập luận riêng. Tuy nhiên, cách giải quyết này có phần cứng nhắc, chƣa tạo đƣợc sự linh động trong việc xử lý các tình huống phát sinh trong quan hệ giao dịch.

Hƣớng giải quyết thứ hai đƣợc sử dụng phổ biến hơn, đó là thừa nhận bản phân công nhƣ một vản bản ủy quyền hợp pháp. Bởi lẽ thông qua việc phân công trách nhiệm, ngƣời đại diện hợp pháp đã biểu thị sự trao quyền cho ngƣời đƣợc phân công thực hiện một loại công việc thƣờng xuyên, lâu dài. Tuy nhiên, hƣớng giải quyết này chỉ trọn vẹn trong trƣờng hợp bản phân công trên đƣợc công bố công khai trên phƣơng tiện mà các chủ thể khác có nghĩa vụ phải biết. Trong trƣờng hợp sự phân công đƣợc thể hiện trong điều lệ hoạt động của pháp nhân và đƣợc đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thì bản phân công đó phải đƣợc hiểu là văn bản ủy quyền thƣờng xuyên và không nhất thiết phải kèm theo hợp đồng, song pháp luật cũng cần quy định rõ là ngay khi ký hợp đồng, các bên phải nêu rõ trong hợp đồng tƣ cách của ngƣời ký kết.

TRANH CHẤP 3: Về giao dịch đại diện ngầm định

Có rất nhiều hợp đồng đƣợc ký bởi một thành viên của pháp nhân không có ủy quyền, nhƣng trên thực tế hợp đồng đã đƣợc thực hiện và ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân không có ý kiến phản đối. Trong trƣờng hợp này có đƣợc xác định là đại diện hợp pháp và quan hệ hợp đồng này có phát sinh hiệu lực pháp lý không?

HƢỚNG GIẢI QUYẾT: Theo tác giả, trong trƣờng hợp này cần phải

xác định yếu tố chủ quan của ngƣời đại diện hợp pháp. Đó là việc ngƣời này có biết hoặc có buộc phải biết việc ký kết hợp đồng nói trên không? Nếu đại diện theo pháp luật của pháp nhân biết hoặc buộc phải biết tức là đã có sự mặc nhiên thừa nhận của họ về việc ủy quyền thì đó là điều kiện làm cho hợp đồng có hiệu lực pháp lý.

Một căn cứ khác cũng có thể đƣợc sử dụng để xác định tính hiệu lực của giao dịch cũng nhƣ quan hệ hợp đồng. Về mặt hình thức, văn bản hợp đồng do các đối tƣợng nhƣ trên ký và đƣợc đóng dấu của cơ quan. Trƣờng hợp này, cần xem việc đóng dấu của pháp nhân vào văn bản hợp đồng là đã thừa nhận có sự ủy quyền hợp pháp. Bởi lẽ về nguyên tắc, việc xác định ai đƣợc ký tên, đóng dấu cho loại văn bản nào là thuộc về sự phân công trong nội bộ, nhƣng con dấu lại thể hiện mối quan hệ với bên ngoài. Ngƣời đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng mà không đƣợc lấy lý do không có văn bản ủy quyền để vô hiệu hợp đồng, trừ trƣờng hợp có sự cố ý làm trái của ngƣời ký hợp đồng. [32]

TRANH CHẤP 4: Theo quy định pháp luật Việt Nam, trong mô hình

hoạt động của các doanh nghiệp có thực hiện cơ chế doanh nghiệp chỉ có một ngƣời đại diện theo pháp luật. Đây là một quy định đã đƣợc thừa nhận và áp dụng trong một thời gian rất dài. Tuy nhiên, thực tế áp dụng quy định này lại gây ra nhiều bất cập.

Theo quy định, ngƣời đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là ngƣời có quyền đại diện đƣơng nhiên cho doanh nghiệp về cả đối nội lẫn đối ngoại. Ngƣời đại diện theo pháp luật đƣợc quyền ký kết hợp đồng, thỏa thuận mà không cần ủy quyền hoặc chấp thuận nào. Nói cách khác, quyền đại diện cho doanh nghiệp của ngƣời đại diện theo pháp luật là vô hạn. Điều này gây ra một thực tế khó tránh khỏi, trong nhiều doanh nghiệp ngƣời đại diện theo pháp luật chỉ là một ngƣời làm thuê và quyền của họ còn bị giới hạn trong hợp đồng lao động ký với doanh nghiệp. Nhƣ vậy, quyền đại diện cho doanh nghiệp của ngƣời đại diện theo pháp luật không phải là vô hạn. Theo đó, trong trƣờng hợp ngƣời đại diện theo pháp luật ký kết hợp đồng vƣợt quá thẩm quyền, hợp đồng đó vẫn có thể bị tòa án tuyên vô hiệu. Điều này sẽ rất dễ dẫn đến kiểu tranh chấp điển hình liên quan đến việc đại diện theo pháp luật của pháp nhân - ký kết những

hợp đồng vƣợt quá phạm vi đại diện. Khi đó, rõ ràng dù ít hay nhiều cả hai bên sẽ đều phải gánh chịu những thiệt hại nhất định.

Ở góc độ khác, quy định trao toàn bộ quyền đại diện cho doanh nghiệp vào tay ngƣời đại diện theo pháp luật còn tạo khả năng cho ngƣời này trốn tránh trách nhiệm với đối tác từ các hợp đồng đã ký. Khi nhận thấy một hợp đồng do cấp dƣới ký kết bất lợi, ngƣời đại diện theo pháp luật chỉ cần khẳng định mình không hề biết việc ký kết hợp đồng và điều đó cũng đồng nghĩa với việc đẩy hợp đồng đứng trƣớc nguy cơ bị tuyên vô hiệu. Nhờ đó doanh nghiệp mà họ đại diện sẽ trốn tránh trách nhiệm phát sinh, còn ngƣời đại diện theo pháp luật sẽ phủi sạch trách nhiệm cá nhân của mình. Một cách gián tiếp, quy định này về đại diện đã làm giảm đi tính thiện chí trong quan hệ hợp đồng Ngƣời đại diện theo pháp luật là ngƣời có quyền vô hạn, theo đó họ cũng sẽ phải chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp. Trong các quan hệ hợp đồng mà các chủ thể là ngƣời thực hiện nhiệm vụ theo sự ủy quyền của ngƣời đại diện theo pháp luật, những chủ thể này sẽ không trực tiếp chịu trách nhiệm về việc làm của mình. Vì xét đến cùng ngƣời đại diện theo pháp luật mới là ngƣời chịu trách nhiệm về công việc ấy. Vì vậy mà họ thƣờng không chủ động và không có động lực làm việc. Điều này dẫn đến một hậu quả tất yếu “Người quá nhiều việc, người không có việc, vắng một người làm tắc nghẽn hoạt động của cả công ty”

HƢỚNG GIẢI QUYẾT: Quyền hạn và trách nhiệm của ngƣời đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về đại diện trong quan hệ hợp đồng (Trang 74 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)