VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA CHẾ ĐỊNH ĐẠI DIỆN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về đại diện trong quan hệ hợp đồng (Trang 31 - 34)

Quan hệ đại diện đƣợc ghi nhận trong xã hội hiện đại nhƣ là một công cụ đắc lực thúc đẩy các giao dịch trong điều kiện sự phân công lao động xã hội càng lúc càng chặt chẽ và tinh vi. Đại diện đã đƣợc hình dung, trong quan

niệm truyền thống, nhƣ một kỹ thuật pháp lý đặc biệt cho phép một ngƣời (bị vƣớng bận ở trong tình trạng không thể trực tiếp thực hiện một công việc theo dự định do bệnh tật, do ở xa,…) có thể thực hiện đƣợc công việc theo dự định, một cách gián tiếp nhờ có vai trò của một ngƣời khác, hành động nhân danh mình và vì lợi ích của mình.

Trong cuộc sống hiện đại, đại diện đƣợc biết đến nhiều hơn nhƣ là một dịch vụ đƣợc cung ứng bởi một ngƣời có năng lực (và kinh nghiệm) chuyên môn cũng nhƣ có điều kiện vật chất cần thiết và đƣợc thực hiện theo yêu cầu của ngƣời ủy quyền đồng thời là khách hàng, trong điều kiện ngƣời ủy quyền đồng thời là khách hàng không có đủ năng lực (và kinh nghiệm) chuyên môn, chứ không chỉ đơn giản là không có thì giờ, để tự mình thực hiện công việc đó hoặc để thực hiện công việc đó một cách ít tốn kém nhất cả về thời gian và về tiền bạc: trả tiền cho một chủ nợ ở xa (qua bƣu điện hoặc ngân hàng); mua vé tàu (xe, máy bay) để di chuyển theo một lộ trình phức tạp (qua một đại lý vé); mua bán cổ phiếu (qua một công ty chứng khoán);

Quan hệ đại diện diễn ra đa dạng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ đại diện trong những quan hệ đơn giản, diễn ra hàng ngày nhƣ cha mẹ đại diện cho con thành niên trong các giao dịch phục vụ đời sống. Đến đại diện trong những quan hệ, giao dịch phức tạp hơn, đặc trƣng cho tính thƣơng mại nhƣ đại diện cho thƣơng nhân trong tìm kiếm cơ hội kinh doanh, giao kết các hợp đồng,... Tuy tính chất các quan hệ, giao dịch khác nhau nhƣng ở mức độ giản đơn hay phức tạp, đại diện cũng đều là một phƣơng thức quan trọng, không thể thiếu.

Với những hiểu biết sơ bộ về đại diện đã đƣợc tác giả trình bày trong nội dung chƣơng 1, có thể thấy rằng đại diện với những bản chấn vốn có của nó là một sáng tạo lập pháp vĩ đại của nền khoa học pháp lý thế giới nói

chung và Việt Nam nói riêng. Không thể tìm đƣợc một phƣơng thức mang tính pháp lý nào có thể thay thế cho phƣơng thức đại diện để giải quyết vƣớng mắc, khó khăn của các chủ thể trong đời sống dân sự, kinh doanh, thƣơng mại,… gặp phải. Với giá trị thực tế, tính hữu dụng nhƣ vậy, trong nội dung chƣơng 2, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu những vai trò, đặc tính của đại diện sẽ phát huy giá trị nhƣ thế nào trong quan hệ hợp đồng kinh doanh, thƣơng mại. Từ đó sẽ đƣa ra đánh giá về những điểm đã làm đƣợc cũng nhƣ hạn chế của hệ thống quy định pháp luật về vấn đề này.

Ngay dƣới đây, tác giả sẽ đi vào trình bày những nội dung trong chƣơng 2 “Thực trạng pháp luật Việt Nam về đại diện trong quan hệ hợp đồng”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về đại diện trong quan hệ hợp đồng (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)