2- Đại diện không đƣợc thông báo không công kha
2.3.2. Tranh chấp về xác định thời hạn ủy quyền
TRANH CHẤP: Trong quá trình xác lập một quan hệ hợp đồng, giai đoạn ký kết hợp đồng đƣợc coi là giai đoạn mấu chốt. Giai đoạn này càng chuẩn bị chu đáo, tỷ mỉ bao nhiêu thì khả năng tránh đƣợc rủi ro, tranh chấp càng lớn bấy nhiêu. Thực tế ở giai đoạn này, một nội dung các chủ thể đặc biệt quan tâm đó là việc xác đinh tƣ cách của chủ thể. Trong các quan hệ hợp đồng đƣợc xác lập qua ngƣời đại diện, việc xác định chính xác tƣ cách đại diện của các chủ thể sẽ quyết định trực tiếp hiệu lực của hợp đồng.
Đối với chủ thể là đại diện theo pháp luật của pháp nhân thì việc xác định trở nên rất đơn giản. Vƣớng mắc tập trung chủ yếu ở trƣờng hợp chủ thể quan hệ hợp đồng là ngƣời đại diện theo ủy quyền. Vấn đề khó khăn ở chỗ thực sự có tồn tại quan hệ ủy quyền hay không? Nếu các bên trong quan hệ hợp đồng thực hiện theo trình tự - quan hệ ủy quyền đã đƣợc xác lập hợp pháp rồi mới đến ký kết hợp đồng - thì khó lòng có tranh chấp xảy ra. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau nhƣ tin tƣởng, chủ quan,… mà bên đối tác bỏ qua khâu rất quan trọng - xác định tƣ cách đại diện của chủ thể. Và rủi ro xảy ra, chủ thể tham gia ký kết hợp đồng chƣa đƣợc ủy quyền hợp pháp.
HƢỚNG GIẢI QUYẾT: Áp dụng quy định pháp luật cứng nhắc, Tòa án
có thể tuyên quan hệ hợp đồng kể trên vô hiệu. Nhƣng nhìn lại chúng ta thấy có những giải pháp khác có thể lựa chọn mà vẫn đảm bảo quyền lợi của các bên.
Giả sử các bên không muốn quan hệ hợp đồng này đƣợc xác lập. Vậy thì quyết định của Tòa án là rất chuẩn xác, phù hợp với ý chí của các bên.
Nhƣng giả sử khác, các bên thực sự muốn xác lập quan hệ hợp đồng này. Vậy các bên có thể làm gì? Về mặt nguyên tắc, việc ủy quyền phải đƣợc xác lập trƣớc khi hợp đồng đƣợc ký kết (thể hiện qua văn bản ủy quyền đính kèm hợp đồng). Tuy nhiên, trong trƣờng hợp này, hợp đồng đã đƣợc ký kết nhƣng chƣa có quan hệ đại diện hợp pháp mặc dù việc ký kết này phù hợp với ý chí của ngƣời đại diện theo pháp luật. Giải pháp khắc phục là ngƣời đại diện theo pháp luật (giám đốc) có thể phê chuẩn bằng một văn bản ủy quyền cho ngƣời đã ký kết hợp đồng (ví dụ phó giám đốc) - Ủy quyền sau. Tuy nhiên, việc ủy quyền sau này sẽ chỉ trở nên hợp pháp nếu đƣợc thực hiện trƣớc khi phát sinh tranh chấp đối với hợp đồng. Văn bản phê chuẩn đƣợc coi là văn bản bổ sung kèm theo văn bản HĐKT đã ký. Còn nếu sự phê chuẩn đƣợc thực hiện sau khi đã phát sinh tranh chấp, đã khởi kiện thì sự phê chuẩn không đƣợc thừa nhận vì lúc này việc phê chuẩn đƣợc hiểu nhƣ một cách hợp thức hóa để trốn tránh trách nhiệm.