Nguồn quốc nội của quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài (Trang 35 - 39)

Nguồn quốc nội của quốc gia là một trong những nguồn cơ bản, quan trọng và phổ biến nhất của Tư pháp quốc tế ở bất kỳ một quốc gia nào. Ở các quốc gia trên thế giới thì nguồn của Tư pháp quốc tế nói chung thông thường là hệ thống văn bản pháp quy (cả văn bản thành văn và bất thành văn) bao gồm Hiến pháp, Luật, các văn bản dưới luật, án lệ và tập quán pháp. Đối với một số quốc gia như Ba Lan, Áo, Thụy Sỹ, Nam Tư đã ban hành Bộ luật tư pháp quốc tế nguồn cơ bản và chủ yếu của Tư pháp quốc tế để điều chỉnh cách thống nhất trong một văn bản pháp luật các quan hệ tư pháp quốc tế. Một số các quốc gia Châu Á khác như Nhật Bản, Trung Quốc hay Thái Lan cũng đã ban hành Luật xung đột hay còn gọi chung là đạo luật về luật áp dụng để đưa ra nguyên tắc chọn luật điều chỉnh các quan hệ có yếu tố nước ngoài. Trong khi đó, tại Việt Nam các quan hệ BTTHNHĐ có yếu tố nước ngoài nói riêng và các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài khác nói chung vẫn được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Do vậy, nguồn của Tư pháp quốc tế ở Việt Nam hiện nay được chứa đựng trong nhiều văn bản pháp quy khác nhau, là đối tượng chịu sự điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau.

Pháp luật Việt Nam hiện nay tuy chưa thừa nhận án lệ là một loại nguồn của pháp luật nhưng trong thực tiễn xét xử thì các Nghị quyết hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng được xem như là một trong những cơ sở pháp lý để xem xét giải quyết vụ án. Do vậy, nguồn pháp luật quốc nội điều chỉnh về BTTHNHĐ bao gồm:

- Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001. - Bộ luật Dân sự năm 2005,

- Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005,

- Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006, - Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007,

- Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH ngày 17 tháng 3 năm 2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra.

- Nghị định số 138/2006/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2006 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật Dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài,

- Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng một số quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

- Nghị định số 47/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.

Như vậy, các văn bản pháp quy trên là những nguồn cơ bản và quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế nói chung và quan hệ BTTHNHĐ nói riêng tại Việt Nam trong đó nguồn quan trọng nhất là Hiến pháp năm 1992 sửa đổi năm 2001. Điều 74 Hiến pháp đã quy định mang tính chất nền tảng, là cơ sở pháp lý vững chắc và là căn cứ làm phát sinh các quan hệ bồi thường: “Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi về danh dự”. Quy định này đã trở thành căn cứ pháp lý vững chắc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong xã hội khi tham gia vào các giao dịch dân sự đặc biệt là các giao dịch dân sự quốc tế đồng thời cũng là căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự: Bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật.

Bộ luật Dân sự năm 2005 tại Điều 773 đã quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài: “Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại”. Trường hợp, vụ việc không có sự tham gia của yếu tố nuớc ngoài thì chế định trách nhiệm bồi thường thiệt

hại ngoài hợp đồng được quy định từ Điều 604 cho đến Điều 630 chương XXI Bộ luật Dân sự năm 2005 được áp dụng để điều chỉnh.

Ngoài ra, các văn bản dưới luật như Nghị định 47/CP ngày 03 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ, nghị quyết số 03/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng đã hướng dẫn cụ thể đường lối giải quyết vấn đề BTTHNHĐ trong hoạt động xét xử của các cán bộ tư pháp, góp phần thống nhất hóa đường lối giải quyết BTTNHĐ trong thực tiễn.

Tóm lại, chế định trách nhiệm BTTHNHĐ có yếu tố nước ngoài được ghi nhận trong những văn bản pháp luật cơ bản và quan trọng nhất, là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết trách nhiệm bồi thường trong giao lưu dân sự quốc tế. Trên thực tế, các văn bản này đã xây dựng được một khung pháp lý thống nhất trong quá trình giải quyết các yêu cầu bồi thường trong thực tiễn, góp vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi những quyền này bị xâm hại trong các giao lưu dân sự nói chung và các giao lưu dân sự quốc tế nói riêng.

Kết luận chƣơng 1

Trách nhiệm BTTHNHĐ có yếu tố nước ngoài là một loại trách nhiệm pháp lý dân sự phát sinh trên cơ sở hành vi trái pháp luật của cá nhân, pháp nhân, nhà nước gây ra thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác. BTTHNHĐ có yếu tố nước ngoài khi có ít nhất một trong các yếu tố: Chủ thể không cùng quốc tịch, nơi cư trú hay trụ sở; Hành vi gây thiệt hại hay hậu quả thiệt hại xảy ra ở nước ngoài; Đối tượng của hành vi gây thiệt hại ở nước ngoài.

Trách nhiệm BTTHNHĐ khi có sự tham gia của yếu tố nước ngoài thường dẫn đến xung đột pháp luật. Tư pháp quốc tế sử dụng hai phương pháp cơ bản để giải quyết xung đột pháp luật nói chung và xung đột pháp luật về BTTHNHĐ nói riêng là phương pháp xung đột và phương pháp thực chất.

Là một trong những nội dung quan trọng của Tư pháp quốc tế, BTTHNHĐ có yếu tố nước ngoài được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế như các hiệp định đa phương, hiệp định song phương hay trong các văn bản quy phạm pháp luật của mỗi quốc gia. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc giải quyết các vụ việc BTTHNHĐ, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đặc biệt là bên bị thiệt hại, nâng cao tinh thần trách nhiệm của bên gây thiệt hại cũng như có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa, khắc phục thiệt hại xảy ra.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)