ngoài hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài.
Trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay thì điều ước quốc tế là những cơ sở pháp lý nền tảng trong việc thiết lập một trật tự pháp lý ổn định cho các quốc gia nói chung cũng như cho công dân và pháp nhân các nước tham gia vào các quan hệ dân sự quốc tế. Việt Nam đã trở thành thành viên của nhiều điều ước quan trọng liên quan đến vấn đề BTTHNHĐ như Nghị định thư năm 1992 sửa đổi Công ước quốc tế về giới hạn trách nhiệm dân sự đối với các thiệt hại do ô nhiễm dầu năm 1969 (CLC 1969), Công ước Bunker 2001…
Bên cạnh các điều ước quốc tế đa phương kể trên, Việt Nam cũng đã ký kết nhiều điều ước song phương với các quốc gia khác. Nhiều hiệp định đã bao quát, điều chỉnh được các vấn đề pháp lý phát sinh trong đời sống dân sự quốc tế và đã phát huy được vai trò tích cực trong thực tiễn. Tuy nhiên, trong một số hiệp định vấn đề BTTHNHĐ vẫn chưa được quan tâm thích đáng. Cụ thể như hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Pháp hay Trung Quốc thì chưa có quy định điều chỉnh về vấn đề này. Đây là một điểm hạn chế của pháp luật Việt Nam khi đã không đưa ra các quy phạm mang tính thống nhất chung để điều chỉnh BTTHNHĐ. Điều này dẫn đến việc khi quan hệ BTTHNHĐ nảy sinh giữa công dân hay pháp nhân của các nước ký kết thì cơ quan tư pháp của các nước sẽ khó có căn cứ pháp lý để làm cơ sở định hướng giải quyết. Vì vậy, tác giả đưa ra một số các kiến nghị sau để giải quyết những bất cập này:
- Cần xây dựng các quy phạm thực chất thống nhất giữa các quốc gia trong các điều ước quốc tế đa phương và song phương để điều chỉnh vấn đề BTTHNHĐ. Trường hợp chưa thể xây dựng được các quy phạm thực chất thống nhất trực tiếp điều chỉnh các quan hệ này thì phải xây dựng các quy phạm xung đột thống nhất để điều chỉnh nhằm tránh trường hợp không có cơ sở pháp lý để điều chỉnh làm để ngỏ các quan hệ xã hội như trong vụ án về bằng sáng chế của Nhật Bản.
- Đối với những quốc gia đã thiết lập quan hệ ngoại giao cần thúc đẩy việc ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp giữa các quốc gia khi có đủ các điều kiện cần thiết. Các quy phạm xung đột về BTTHNHĐ cần phải được quy định cụ thể trong các hiệp định đó tránh trường hợp như có hiệp định nhưng một số quan hệ quan trọng như BTTHNHĐ lại không được điều chỉnh (cụ thể như hiệp định với Pháp, Trung Quốc hay Triều Tiên).