Các yếu tố về truyền thống, văn hóa, phong tục tập quán

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Output fileGiáo dục pháp luật cho phụ nữ ở nước ta hiện nay Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 27 - 30)

Lý luận và thực tiễn đã khẳng định rằng , trong xã hội loài người, phụ nữ là cái nôi nối tiếp cho sự sống muôn đời, là người thầy đầu tiên của con người, là một trong những nguồn lực chính để phát triển xã hội và dân tộc. Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, phụ nữ Việt Nam đã lập nên biết bao công trạng vinh quang, góp phần quan trọng vào sự nghiệp chấn hưng, trường tồn của dân tộc. Nói đến phụ nữ Việt Nam là nói đến lịch sử Việt Nam. Đó là lịch sử hào hùng của dân tộc, là sự kết tinh của truyền thống tinh hoa dân tộc Việt Nam. Dù trải qua các thời kỳ khác nhau của lịch sử, đất nước chuyển từ thời kỳ phong kiến sang chiến tranh, hòa bình và ngày nay là cùng dựng xây đất nước thì những truyền thống của người phụ nữ vẫn mãi được giữ gìn và phát huy cho phù hợp với đặc điểm của đất nước.

Trước tiên nói đến phụ nữ Việt Nam là truyền thống đấu tranh anh dũng và lao động cần cù, thông minh, sáng tạo. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam là hình ảnh của những người mẹ, người vợ, người chị chịu thương, chịu

khó, hay lam, hay làm, tần tảo, chăm lo, vun vén cho tổ ấm gia đình, hy sinh cho chồng, cho con, nuôi dạy con cái ăn học, đảm đang gánh vác công việc gia đình. Người phụ nữ Việt Nam dù ở trong thời đại nào cũng có thể sẵn sàng hay sinh bản thân để chồng theo đuổi sự nghiệp, công thành danh toại, con cái học hành giỏi giang. Có thể nói với truyền thống lao động cần cù, hy sinh vì chồng con đã ăn sâu vào tâm trí nên nhiều phụ nữ chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bản thân cũng phải học tập, nâng cao nhận thức mọi mặt để có thể bảo vệ bản thân, người thân đồng thời giáo dục con cái một cách khoa học hơn.

Bên cạnh truyền thông lao động cần cù, thông minh, sáng tạo người phụ nữ Việt Nam còn có truyền thống đảm đam gánh vác việc gia đình. Đặc điểm truyền thống này của phụ nữ Việt Nam có đặc thù và nguồn gốc sâu sắc từ hoàn cảnh địa lý, chính trị, xã hội Việt Nam qua nhiều thời kỳ. Người phụ nữ và gia đình là mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời gia đình và xã hội có sự gắn bó biện chứng. Người phụ nữ Việt Nam từ xa xưa đã thể hiện địa vị, vai trò của mình trong gia đình rất rõ nét. Trong gia đình dưới chế độ mẫu quyền, phụ quyền, trong xã hội phong kiến hay trong xã hội hiện đại thì thiên chức làm mẹ, làm vợ của người phụ nữ không hề thay đổi. Ngoài việc chăm sóc con cái, người phụ nữ còn quán xuyến cả những công việc khác nữa như chăm sóc người già, người ốm, nội trợ trong gia đình. Trong xã hội hiện đại ngày nay, thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vài trò "nội tướng" của người phụ nữ tuy có thể khác đi, họ có thể không trực tiếp phải làm các công việc trong gia đình nhưng mọi việc gia đình họ vẫn là người phải lo toan, quán xuyến. Có thể nói trong gia đình Việt Nam, người phụ nữ luôn luôn giữ một vai trò quan trọng, nếu chưa nói là quyết định trong việc tổ chức cuộc sống gia đình, trong việc tạo nên không khí gia đình hòa thuận êm ấm. Một số nghiên cứu gần đã cho thấy gánh nặng công việc gia đình chủ yếu do phụ nữ đảm trách dù công việc xã hội của họ như thế nào. "60% nữ công nhân viên trong hoặc ngoài nhà nước phải chăm lo công việc nội trợ với vai trò chủ

đạo, phần còn lại có thể do con hay chồng phụ giúp, con số này đối với nữ nông dân là 90% và với nữ trí thức là 42%" [24, tr. 374].

Việt Nam là một nước chịu ảnh hưởng lớn của tư tưởng Nho giáo, do đó định kiến giới "trọng nam, khinh nữ" đến nay vẫn còn tồn tại và ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề bình đẳng giới. Trong xã hội phong kiến người phụ nữ không được đi học, không được định đoạt, quyết định các vấn đề liên quan trực tiếp đến bản thân mình. Học thuyết Nho giáo đưa ra "Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô" (Một nam là có, mười nữ vẫn là không). Đây là một sự bất bình đẳng đến tột độ, nó kìm hãm sự sáng tạo, tính độc lập của người phụ nữ, tạo ra tiền đề, thói quen lạc hậu, cổ hủ trong gia đình, dòng họ, xã hội. Chính vì định kiến giới này đã hạn chế, tước đi nhiều quyền của người phụ nữ: quyền được học hành, quyền được tham gia, quyền được quyết định...Như chúng ta thường thấy, trong tất cả các cuộc họp từ gia đình, dòng họ đến làng, xã... hầu hết người tham dự là nam giới và họ cũng là người đưa ra quyết định. Vai trò, vị trí là tiếng nói của phụ nữ hầu như không có. Vì không được học hành, không được tham gia và không được quyết định nên người phụ nữ thiếu hiểu biết, không tự bảo vệ được mình.

Trong gia đình phụ nữ tham gia vào việc ra quyết định thấp hơn nam giới: mặc dù đã có nhiều tiến bộ nhưng nhìn chung phụ nữ ít được quyền quyết định công việc gia đình so với nam giới. Quyền lực cao hơn của một người chồng thể hiện ở quyền quyết định ở một số việc như mua sắm tài sản, sản xuất kinh doanh, quan hệ họ hàng, còn người vợ thường chỉ có tiếng nói ở một số việc như sử dụng biện pháp tránh thai, việc học của các cơn hay công việc nội trợ gia đình.

Trong xã hội ngày nay, định kiến giới đã dần dần được thay đổi, phụ nữ ngày càng có nhiều cơ hội được học hành, tiếp cận với khoa học, kỹ thuật nâng cao trình độ của bản thân hội nhập với sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên những định kiến đó vẫn còn tồn tại và ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của xã hội nói chung và của phụ nữ nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Output fileGiáo dục pháp luật cho phụ nữ ở nước ta hiện nay Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)